Nhiều giải pháp quyết liệt xây dựng xã hội học tập

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Trong đó, chưa có sự vào cuộc đồng bộ, thường xuyên của các cấp, ngành nên chất lượng của các đề án chưa bảo đảm yêu cầu. Đề nghị Chính phủ quan tâm, có giải pháp chỉ đạo quyết liệt hơn để một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống.

Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Để thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020 (Đề án 89), Bộ GD&ĐT đã và đang triển khai nhiều giải pháp, trong đó có các giải pháp quyết liệt hơn nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế và nâng cao chất lượng thực hiện Đề án, cụ thể:

Đẩy mạnh công tác phối hợp với các bộ, ngành để chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện Đề án 89 và các đề án thành phần như: Ký kết các chương trình phối hợp để thúc đẩy học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập. Phối hợp với Bộ VH,TT&DL đẩy mạnh các hoạt động học tập trong thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông biên soạn tài liệu tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập, tập huấn cho các cơ quan truyền thông để tuyên truyền cho người dân về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập;

Phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH mở các lớp dạy nghề ngắn hạn cho người dân thông qua các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng. Phối hợp với Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ bố trí kinh phí cho các địa phương; hướng dẫn các nội dung và định mức chi cho các hoạt động của Đề án. Phối hợp với Bộ NN&PTNT, các bộ, ngành liên quan biên soạn tài liệu cho các trung tâm học tập cộng đồng; phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn… để đề ra các giải pháp giúp các địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án.

Bộ GD&ĐT cũng chỉ đạo các địa phương huy động các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia xây dựng xã hội học tập, trong đó đưa nội dung xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời là nội dung bắt buộc trong chương trình, kế hoạch hoạt động, thi đua hằng năm và từng giai đoạn của các ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức và doanh nghiệp. Phân công nhiệm vụ rõ ràng đối với các cấp, các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top