Sinh ngày 25/5/1944 tại Royal Tunbridge Wells, Kent, Anh, Tim Page là một trong những phóng viên ảnh nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam. Ông là đồng tác giả cuốn sách ảnh Requiem (Hồi niệm) về những phóng viên chiến trường.Phóng viên chiến trường Tim Page đã tới một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới để ghi nhận tình hình chiến sự với tinh thần không sợ nguy hiểm. Ông hy vọng những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc đắt giá của chiến tranh sẽ góp phần giúp thay đổi cục diện cuộc chiến.Trong số những nơi mà nhiếp ảnh gia Tim Page từng đến có Việt Nam. Ông đã dùng máy ảnh chụp được nhiều bức hình về tình hình chiến sự tại Việt Nam. Sau đó, nhiều bức ảnh của ông được đăng tải trên nhiều ấn phẩm khắp thế giới như tạp chí Time & Life, UPI, Paris Match, AP... vào những năm 1960.Theo New York Times, nhiếp ảnh gia Tim Page là một trong những nhân vật sống động nhất trong số các nhiếp ảnh gia về Chiến tranh Việt Nam. Ông có những hình ảnh giúp định hình diễn biến của cuộc chiến và là hình mẫu cho phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trên toàn thế giới.Trong suốt thời gian tác nghiệp, ông Tim Page 4 lần bị trọng thương, nặng nhất là khi bị trúng đạn ở đầu. Lần bị thương này khiến ông mất nhiều tháng điều trị để bình phục. Sau khi hồi phục sức khỏe, ông tiếp tục theo đuổi đam mê mà không sợ hãi, chần chừ việc bản thân sẽ có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.Là người đề xướng phong cách báo chí gonzo (phóng viên là một phần của câu chuyện, dùng lời kể ở ngôi thứ nhất), nhiếp ảnh gia Tim Page đã xuất bản 9 cuốn sách. Hầu hết trong số này viết về Việt Nam và những hậu quả lâu dài của chiến tranh.Vào năm 2009, ông Tim Page ở Afghanistan trong 5 tháng với tư cách là Đại sứ Hòa bình Nhiếp ảnh cho Liên Hợp Quốc. Ông cũng đến đưa tin về tình hình ở Đông Timor, quần đảo Solomon.Về sau, ông quyết định chuyển đến sống ở khu vực gần Brisbane (Australia), làm trợ giảng tại Đại học Griffith.Trong quá trình điều trị ung thư vào đầu năm 2022, các bác sĩ phát hiện ông Tim Page còn 10 mảnh đạn nhỏ trong người. Do vậy, ông không thể chụp cộng hưởng từ khi điều trị.Marianne Harris - bạn thân của ông Tim Page mới xác nhận thông tin nhiếp ảnh gia nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam qua đời ngày 24/8 sau thời gian điều trị bệnh ung thư gan.Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.
Sinh ngày 25/5/1944 tại Royal Tunbridge Wells, Kent, Anh, Tim Page là một trong những phóng viên ảnh nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam. Ông là đồng tác giả cuốn sách ảnh Requiem (Hồi niệm) về những phóng viên chiến trường.
Phóng viên chiến trường Tim Page đã tới một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới để ghi nhận tình hình chiến sự với tinh thần không sợ nguy hiểm. Ông hy vọng những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc đắt giá của chiến tranh sẽ góp phần giúp thay đổi cục diện cuộc chiến.
Trong số những nơi mà nhiếp ảnh gia Tim Page từng đến có Việt Nam. Ông đã dùng máy ảnh chụp được nhiều bức hình về tình hình chiến sự tại Việt Nam. Sau đó, nhiều bức ảnh của ông được đăng tải trên nhiều ấn phẩm khắp thế giới như tạp chí Time & Life, UPI, Paris Match, AP... vào những năm 1960.
Theo New York Times, nhiếp ảnh gia Tim Page là một trong những nhân vật sống động nhất trong số các nhiếp ảnh gia về Chiến tranh Việt Nam. Ông có những hình ảnh giúp định hình diễn biến của cuộc chiến và là hình mẫu cho phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trên toàn thế giới.
Trong suốt thời gian tác nghiệp, ông Tim Page 4 lần bị trọng thương, nặng nhất là khi bị trúng đạn ở đầu. Lần bị thương này khiến ông mất nhiều tháng điều trị để bình phục. Sau khi hồi phục sức khỏe, ông tiếp tục theo đuổi đam mê mà không sợ hãi, chần chừ việc bản thân sẽ có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Là người đề xướng phong cách báo chí gonzo (phóng viên là một phần của câu chuyện, dùng lời kể ở ngôi thứ nhất), nhiếp ảnh gia Tim Page đã xuất bản 9 cuốn sách. Hầu hết trong số này viết về Việt Nam và những hậu quả lâu dài của chiến tranh.
Vào năm 2009, ông Tim Page ở Afghanistan trong 5 tháng với tư cách là Đại sứ Hòa bình Nhiếp ảnh cho Liên Hợp Quốc. Ông cũng đến đưa tin về tình hình ở Đông Timor, quần đảo Solomon.
Về sau, ông quyết định chuyển đến sống ở khu vực gần Brisbane (Australia), làm trợ giảng tại Đại học Griffith.
Trong quá trình điều trị ung thư vào đầu năm 2022, các bác sĩ phát hiện ông Tim Page còn 10 mảnh đạn nhỏ trong người. Do vậy, ông không thể chụp cộng hưởng từ khi điều trị.
Marianne Harris - bạn thân của ông Tim Page mới xác nhận thông tin nhiếp ảnh gia nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam qua đời ngày 24/8 sau thời gian điều trị bệnh ung thư gan.
Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
Sinh ngày 25/5/1944 tại Royal Tunbridge Wells, Kent, Anh, Tim Page là một trong những phóng viên ảnh nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam. Ông là đồng tác giả cuốn sách ảnh Requiem (Hồi niệm) về những phóng viên chiến trường.
Phóng viên chiến trường Tim Page đã tới một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới để ghi nhận tình hình chiến sự với tinh thần không sợ nguy hiểm. Ông hy vọng những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc đắt giá của chiến tranh sẽ góp phần giúp thay đổi cục diện cuộc chiến.
Trong số những nơi mà nhiếp ảnh gia Tim Page từng đến có Việt Nam. Ông đã dùng máy ảnh chụp được nhiều bức hình về tình hình chiến sự tại Việt Nam. Sau đó, nhiều bức ảnh của ông được đăng tải trên nhiều ấn phẩm khắp thế giới như tạp chí Time & Life, UPI, Paris Match, AP... vào những năm 1960.
Theo New York Times, nhiếp ảnh gia Tim Page là một trong những nhân vật sống động nhất trong số các nhiếp ảnh gia về Chiến tranh Việt Nam. Ông có những hình ảnh giúp định hình diễn biến của cuộc chiến và là hình mẫu cho phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trên toàn thế giới.
Trong suốt thời gian tác nghiệp, ông Tim Page 4 lần bị trọng thương, nặng nhất là khi bị trúng đạn ở đầu. Lần bị thương này khiến ông mất nhiều tháng điều trị để bình phục. Sau khi hồi phục sức khỏe, ông tiếp tục theo đuổi đam mê mà không sợ hãi, chần chừ việc bản thân sẽ có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Là người đề xướng phong cách báo chí gonzo (phóng viên là một phần của câu chuyện, dùng lời kể ở ngôi thứ nhất), nhiếp ảnh gia Tim Page đã xuất bản 9 cuốn sách. Hầu hết trong số này viết về Việt Nam và những hậu quả lâu dài của chiến tranh.
Vào năm 2009, ông Tim Page ở Afghanistan trong 5 tháng với tư cách là Đại sứ Hòa bình Nhiếp ảnh cho Liên Hợp Quốc. Ông cũng đến đưa tin về tình hình ở Đông Timor, quần đảo Solomon.
Về sau, ông quyết định chuyển đến sống ở khu vực gần Brisbane (Australia), làm trợ giảng tại Đại học Griffith.
Trong quá trình điều trị ung thư vào đầu năm 2022, các bác sĩ phát hiện ông Tim Page còn 10 mảnh đạn nhỏ trong người. Do vậy, ông không thể chụp cộng hưởng từ khi điều trị.
Marianne Harris - bạn thân của ông Tim Page mới xác nhận thông tin nhiếp ảnh gia nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam qua đời ngày 24/8 sau thời gian điều trị bệnh ung thư gan.
Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức