Nhận biết khác biệt tự luận, trắc nghiệm để làm tốt bài thi Địa lý

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Khác biệt dạy học thi tự luận và trắc nghiệm

Theo cô Nguyễn Thị Trang, thi theo hình thức tự luận, với từng nội dụng, giáo viên cần nhấn trọng tâm, tiêu chí đặt ra khi dạy là “ngắn gọn, đầy đủ, làm học sinh dễ nhớ”. Đến từng chủ đề cần phải lập sẵn một dàn ý để các bài sau cứ bám sát dàn ý đó để trả lời

Ví dụ: Khi tìm hiểu chủ đề “địa lý các ngành kinh tế”, giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh rõ kinh tế theo ngành gồm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Khi tìm hiểu bất kỳ ngành nào cũng cần trả lời những ý sau:

Ý 1: Điều kiện phát triển là gì? Ý này cần nhớ điều kiện phát triển gồm tự nhiên và kinh tế xã hội. Với điều kiện tự nhiên, nhớ quy tắc bàn tay 5 ngón – 5 nhân tố (khí hậu, địa hình, đất, nước, sinh vật); kinh tế - xã hội cũng áp dụng quy tắc bàn tay 5 ngón (dân cư, lao động, thị trường, chính sách, cơ sở vật chất). Như vậy khi làm tự luận học sinh sẽ không bỏ sót.

Ý 2: Tình hình phát triển và phân bố. Với phần này, kiến thức toàn bộ trong Atlat; quy tắc khai thác luôn luôn là bên phải trang Atlat, bên trái sau, bên trên trước, bên dưới sau.

Ý 3: Vì sao ngành đó lại phát triển nhất ở…?

Thi theo hình thức trắc nghiệm, cách dạy và học cũng phải thay đổi. Lý giải cụ thể, cô Nguyễn Thị Trang cho rằng: Nội dung hỏi trắc nghiệm bám sát nội dung sách giáo khoa và rèn kỹ năng quan sát Atlat, biểu đồ, bảng số liệu rất nhiều. Chính vì vậy khi dạy, cần vạch rõ các ý trọng tâm, cần chú ý cho học sinh theo tiêu chí “đúng, đủ, chính xác”.

Tài liệu và hệ thống câu hỏi trắc nghiệm địa lý khá nhiều, tuy nhiên giáo viên cần chọn lọc những câu hỏi đúng cấu trúc, bám sát nội dung kiến thức. Chính vì vậy, giáo viên cần phải đánh máy, biên tập lại các câu hỏi trắc nghiệm dựa trên tài liệu đã có.

“Với môn xã hội hay bất kỳ môn nào cần phải được củng cố kiến thức, “văn ôn, võ luyện”, “học đến đâu xào đến đấy” thì hiệu quả mới tốt. Nên trước bắt đầu bài học mới, tôi thường kiểm tra trắc nghiệm với bộ câu hỏi 20 câu trọng tâm của bài trước, thời gian khoảng 15 phút, mỗi học sinh là một mã đề riêng.

Tôi nhận thấy cách học và kiểm tra như vậy rất hiệu quả. Học sinh lúc nào cũng trong tâm thế học, kiến thức được củng cố sau mỗi bài nên nhớ rất lâu và sâu. Đây cũng là cách học phù hợp với các học sinh có học lực trung bình. Tránh tính trạng dạy xong một chuyên đề mới kiểm tra, hiệu quả học tập sẽ không cao” – cô Nguyễn Thị Trang chia sẻ.

Cách làm bài trắc nghiệm

Trao đổi riêng về cách làm bài, cô Nguyễn Thị Trang cho rằng, điều quan trọng là học sinh phải đọc thật kĩ câu hỏi, đặc biệt cần gạch chân vào từ khóa của câu hỏi nhằm định hướng kiến thức chuẩn xác, không bị nhầm lẫn.

Cần thực hiện song song 2 động tác, chọn đáp án ở đề và tô luôn vào phiếu trả lời trắc nghiệm. Tránh tình trạng chọn hết rồi mới tô. Làm đến đâu chắc đến đó.

Với câu hỏi tìm đáp án không đúng, học sinh thường rất dễ mất điểm. Vì vậy, với những câu hỏi tìm đáp án sai trong các phương án đưa ra, học sinh cần làm theo quy tắc kiểm tra từng câu, nếu câu đấy đúng thì ghi “Đ” bên cạnh.

Ví dụ: Dựa vào bảng số liệu sau đây

Sản lượng thuỷ sản của nước ta thời kì 1990 - 2005. (Đơn vị: nghìn tấn)


Chỉ tiêu


1990


1995


2000


2005


Sản lượng thủy sản


890,6


1584,4


2250,5


3432,8


- Khai thác


728,5


1195,3


1660,9


1995,4


- Nuôi trồng


162,1


389,1


589,6


1437,4


Nhận định nào sau đây chưa chính xác?

A. Sản lựơng thuỷ sản tăng nhanh, tăng liên tục và tăng toàn diện. (Đ)

B. Nuôi trồng tăng gần 8,9 lần trong khi khai thác chỉ tăng hơn 2,7 lần. (Đ – tính toán)

C. Tốc độ tăng của nuôi trồng nhanh gấp hơn 2 lần tốc độ tăng của cả ngành.(Đ)

(tốc độ của nuôi trồng đạt 886,7%, của cả ngành tăng 385,4%, như vậy tốc độ thủy sản nuôi trồng tăng nhanh gấp 2,3 lần)

D. Sản lượng thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2005 tăng nhanh hơn giai đoạn 1990 - 1995. (S)

(Giai đoạn 2000 – 2005 thủy sản tăng 1,5 lần, giai đoạn 1990 - 1995 thủy sản tăng 1,5 lần 1,8 lần).

2 quy tắc học từ Atlat

Atlat là công cụ hữu hiệu giúp học sinh học tốt môn Địa lý. Đây chính là kiến thức chuyển từ kênh chữ sang kênh hình, vì vậy cần phải rèn thật tốt kỹ năng khai thác Atlat.

Nhấn mạnh điều này, cô Nguyễn Thị Trang chia sẻ 2 nguyên tắc quan trọng khi học sinh học từ Atlat Địa lý như sau:

Quy tắc 1: Khai thác bên phải trước, bên trái sau, bên trên trước, bên dưới sau. Như vậy sẽ không bao giờ bỏ sót kiến thức.

Quy tắc 2: Yêu cầu cần nhớ rõ và hình dung được các trang Atlat, như vậy khi gặp một câu hỏi, học sinh biết mình sẽ tìm kiến thức đó ở đâu, tránh tình trạng cứ tìm đi tìm lại mà không biết.

Cô Nguyễn Thị Trang ví dụ: Khi hỏi về ngành nông nghiệp thì phải tìm kiến thức ở Atlat trang 18, 19, 20.

Trang số 3 – trang chú giải chung trong Atlat là từ khóa cho mọi vấn đề.

Số liệu trong Atlat đa số ở dưới dạng tuyệt đối, chưa xử lý, vì vậy học sinh cần nhận xét số liệu thô trước, sau đó xử lý số liệu và nhận xét (ví dụ tính cơ cấu, tốc độ…)

“Khi dạy trên lớp, giáo viên cần cho các em được thường xuyên làm việc với Atlat và đặc biệt luôn theo các quy tắc: Cứ đến trang Atlat nào cũng khai thác bên phải trước, bên trái sau, bên trên trước, bên dưới sau; nhận xét số liệu tuyệt đối trước, sau đó xử lý số liệu và nhận xét. Cứ như vậy học sinh sẽ dần hình thành thói quen khi sử dụng Atlat” – cô Nguyễn Thị Trang chia sẻ.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top