“Nhạc trưởng” của giờ học tiếng Anh

#1
Với tài năng của mình, một nhạc trưởng có thể chỉ huy dàn nhạc tấu lên những giai điệu làm mê đắm lòng người. Còn bạn, tuy không phải trong giờ học nhạc, nhưng bạn hoàn toàn có thể biến giờ học tiếng Anh của mình không kém phần thú vị. Vậy đâu là bí quyết?


1. Tạo ra một không gian và thời gian phù hợp.
Tiếng nói chuyện xì xào, những phát âm không sức sống… là điều không ai muốn trong giờ học tiếng phải không? Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn có thể xua tan được không khí buồn tẻ của lớp học, tiếp thêm
năng lượng cho chúng sau những giờ học căng thẳng khác. Bạn có thể đặt ra những câu hỏi thú vị liên quan đến bài học để lôi kéo cả lớp cùng tham gia, hoặc chia ra các nhóm để thảo luận. Chắc chắn chúng sẽ hào hứng và phấn khích rất nhiều.

2. Tạo không khí thoải mái.

Quà tặng hấp dẫn tháng 9
Học tiếng Anh trực tuyến ở đâu?
Làm thế nào để đăng kí học online?
Giao thẻ miễn phí tại nhà

Khi câu hỏi được đặt ra, không một cánh tay nào giơ lên? Chính nét mặt tươi vui, ánh mắt gật đầu tán thưởng hay bất kỳ lời khen ngợi nào trước mỗi câu trả lời đúng của giáo viên đều là chất xúc tác truyền hứng khởi cho các học viên. Một chất giọng đanh thép, đặc biệt là bạn lại cắt ngang câu trả lời của một học sinh chắc chắn sẽ mang lại không khí nặng nề cho lớp học.
3. Hướng dẫn học viên chuẩn bị trước cho phần đặt câu hỏi và thảo luận.
Hãy giải thích kỹ càng về hình thức thảo luận, kỳ vọng của bạn và lợi ích từ những hoạt động như vậy. Hãy nhớ hướng dẫn thật chi tiết đảm bảo học viên của bạn hiểu rõ bạn muốn họ làm gì.
4. Chuẩn bị trước một số câu hỏi và sẵn sàng cho cả những câu hỏi phát sinh.
Những câu hỏi lúc đầu thường được dùng cho một mục đích giảng dạy nào đó như “How to write an effective email” của kế hoạch tuần trước hay “Meetings and negotions” của tuần này. Những câu hỏi này nhằm mục đích lái cuộc thảo luận theo hướng mà bạn muốn, tập trung vào một số phần nhất định, đồng thời kiểm tra kiến thức của học viên, hoặc để giới thiệu những khái niệm mới. Còn những câu hỏi bất ngờ thì nảy sinh từ chính cuộc thảo luận và những câu trả lời của học viên. Thật nhanh chóng và quyết đoán, bạn phải hình thành câu hỏi một cách chính xác và đưa ra vào đúng lúc trong buổi thảo luận.
5. Kết nối các câu hỏi một cách hợp lý.
Một bí quyết tốt là bắt đầu bằng những câu hỏi bao quát sau đó đi dần vào những câu hỏi cụ thể hơn. Có thể sắp xếp các câu hỏi theo mức độ khó tăng dần, bắt đầu từ việc liệt kê kiến thức đến việc phải sử dụng các kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề.
6. Tránh những câu hỏi đánh đố và những câu hỏi chỉ cần trả lời có hoặc không.
Những câu hỏi quá đánh đố sẽ gây khó khăn cho các học viên mà có khi câu trả lời lại quá viển vông . Còn câu hỏi có/ không thì học viên dù chưa hiểu hết hoặc phân tích kỹ vấn đề vẫn có thể trả lời được. Nếu bạn có sử dụng chúng thì cũng nên kèm theo những câu hỏi khó hơn để khuyến khích khả năng tư duy của học viên bằng cách yêu cầu học sinh giải thích tại sao họ đồng ý/ phản đối ý kiến đó.
7. Diễn đạt câu hỏi một cách cẩn thận, chính xác và rõ ràng.
Việc đưa ra câu hỏi mập mờ và quá nhiều câu hỏi cho cùng một vấn đề có thể gây ra tâm trạng lo lắng và không thể đánh giá được chính xác mức độ hiểu bài của học sinh.
8. Huy động cả lớp tham gia.
Câu hỏi cần phải đưa ra trước toàn thể lớp. Sẽ có một khoảng thời gian chờ đợi hợp lý sau mỗi câu hỏi và sau mỗi câu trả lời. Bạn có thể báo trước là sẽ gọi cả học sinh xung phong và không xung phong lên bảng. Chỉ có thế bạn mới buộc tất cả mọi người đều phải suy nghĩ, phân tích và đưa ra những câu trả lời của riêng mình.
9. Phản hồi lại những câu hỏi của học viên.
Là người hướng dẫn, bạn cần phải lắng nghe kỹ những câu trả lời và có sự phân tích, đánh giá hợp lý. Ngắt lời học viên không bao giờ là là một cách hay trừ phi chúng đang quá lan man. Quan trọng là thái độ của bạn đối với những câu trả lời. Sự quở trách, mỉa mai, chế giễu chẳng có ý nghĩa gì hết. Trái lại, bạn nên có thái độ khuyến khích, đưa ra những ý kiến bổ sung, sửa chữa. Điều các học viên quan tâm nhất chính là cách bạn xử lý những câu hỏi chưa đúng như thế nào chứ không phải chỉ trích nó.
Những câu hỏi mở sẽ không chỉ hữu ích cho bản thân giờ học đó mà còn tạo tiền đề cho quá trình tự học hiệu quả của chúng. Có những chủ điểm ngữ pháp hay vấn đề ngôn ngữ mà chúng chưa tìm hiểu sâu và bạn thì cũng không có đủ thời gian để đề cập tất cả trước lớp. Vậy thì từ những câu hỏi thú vị của bạn, chúng có thể khao khát tìm hiểu để thu nạp kiến thức cho riêng mình. Đây cũng có thể là sự chuẩn bị hết sức thiết thực cho những bài học sắp tới.
Không có gì hạnh phúc hơn đối với một giáo viên là nhìn thấy những học sinh của mình hào hứng, mê say học tập. Vậy thì chính bạn, hãy truyền lửa cho học sinh của mình bằng những câu hỏi thú vị và không kém phần bổ ích nhé.



Tố Tâm – Giảng viên Global Education
 

Bình luận bằng Facebook

Top