Nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường: “BH Media hãy nhận sai, đừng chống chế“

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
>>> Mời quý độc giả xem video "Hoài Lâm hát ca khúc Buồn làm chi em ơi" của nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường. Nguồn Youtube/ Nguyễn Minh Cường:

Ồn ào BH Media "nhận vơ" bản quyền ca khúc Tiến quân ca gây tranh cãi trên các diễn đàn thời gian gần đây. Mới nhất, nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường - tác giả của ca khúc "Hoa nở không màu" đã lên tiếng.

Theo nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường, BH Media xác suất đúng chỉ có 0,01% với hai trường hợp: "Thứ nhất, Hồ Gươm Audio sẽ là chủ sở hữu hợp pháp bản ghi Tiến quân ca trong trường hợp cố nhạc sĩ Văn Cao, bằng một cách kỳ diệu nào đó đã ký một loại giấy tờ xác nhận chuyển nhượng và cho phép Hồ Gươm Audio được thực hiện bản phái sinh (trước năm 2016).

Hoặc hy hữu hơn, là trường hợp nhà nước cho phép Hồ Gươm Audio toàn quyền sử dụng ca khúc Tiến quân ca để sản xuất và khai thác (sau năm 2016). Ai cũng hiểu cả 2 trường hợp trên đều không thể xảy ra.


Nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường. Ảnh: FBNV

Vậy BH Media nói rằng, bản ghi Tiến quân ca do Hồ Gươm Audio sản xuất thì họ là chủ sở hữu và được phép uỷ quyền cho BH Media khai thác, như thế là sai. Nói một cách dễ chịu thì Hồ Gươm Audio chỉ có quyền liên quan chứ không bao gồm quyền tác giả.

Một cá nhân hoặc một đơn vị sản xuất, khi không cầm trên tay một loại giấy tờ (hợp đồng bản quyền hoặc hợp đồng chuyển nhượng bản quyền) có chữ ký của chính người tác giả thì trên cơ bản là họ không được phép làm bất kỳ điều gì đối với tác phẩm đó, chứ đừng nói là khai thác kinh doanh.

Khi không có quyền tác giả thì bạn không thể nhận là chủ sở hữu của tác phẩm đó (trừ khi phần tác phẩm bạn sản xuất và phân phối không chứa đựng giai điệu, ca từ và tựa đề của ca khúc Tiến quân ca)".

Nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường cũng chia sẻ thêm, anh hy vọng phía BH Media hãy dũng cảm thừa nhận sai sót chứ đừng tìm cách chống chế, sẽ dần làm mất hết thiện cảm của mọi người.

Nam nhạc sĩ giải thích thêm: "Nếu xét ở góc độ đúng luật pháp, sau khi được gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao trao tặng cho nhà nước thì ca khúc thuộc quyền sở hữu của Chính phủ. Tuy nhiên, nói về tình thì ca khúc này được phủ sóng sử dụng rộng rãi trong toàn dân, tức là chỉ cần là người dân Việt Nam thì được phép sử dụng (không phải với mục đích xấu).

Họ có thể phái sinh ra hàng nghìn bản ghi khác nhau (cover không chính thức), nhưng về luật thì họ không được quyền tuyên bố sở hữu (mặc dù họ có quyền liên quan là người sản xuất, phối nhạc, ca sĩ...)".


Tiến quân ca - Quốc ca là tác phẩm âm nhạc do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Ảnh: TL.

Trước đó, ngày 4/11, trong bản tin về bản quyền nhạc số, VTV thông tin BH Media "nhận vơ" loạt tác phẩm thuộc sở hữu của đơn vị này. Bản tin lấy ví dụ ca khúc Tiến quân ca của cố nhạc sĩ Văn Cao cũng bị BH Media xác nhận bản quyền trên nền tảng số.

Phản hồi về vụ việc, đại diện của đơn vị cho biết, BH Media không nhận sở hữu bản quyền ca khúc Tiến quân ca. BH Media được Hồ Gươm Audio ủy quyền quản lý và khai thác một bản ghi Tiến quân ca trên nền tảng số. Bản ghi này do Hồ Gươm Audio sản xuất.

Đại diện BH Media cho biết: "Chúng tôi chỉ là đơn vị được ủy quyền cho quản lý và phát hành bản ghi Tiến quân ca trên YouTube. Bản ghi này không bật nút kiếm tiền và để cho người dùng sử dụng miễn phí". Thậm chí, phía đơn vị này còn tuyên bố, sẽ tặng 1 tỷ cho những người chứng minh được BH Media kinh doanh bản ghi Tiến quân ca.
Nguồn: Báo điện tử Kiến thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top