nhà thơ "nhớ con sông quê hương "qua đời

#1
Nhà thơ Tế Hanh, tác giả của bài thơ “Nhớ con sông quê hương” nổi tiếng đã qua đời lúc 12 giờ trưa ngày hôm nay (16/7) tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não.
Nghe tin nhà Tế Hanh mất, rất nhiều nhà văn, nhà thơ Việt Nam cảm thấy “sốc”.

Nhà thơ Vi Thuỳ Linh ngậm ngùi chia sẻ: “Tôi vừa được báo tin nhà thơ Tế Hanh qua đời. Tôi thật sự bất ngờ và cảm thấy có lỗi, vì biết nhiều năm nay ông nằm liệt giường mà chưa thể đến thăm. Tôi được biết, gia đình nhà thơ Tế Hanh sống ở gác 2 căn nhà số 10 Nguyễn Thượng Hiền. Cuộc sống cũng chẳng dư dả gì, mọi gánh nặng cuộc sống dồn lên đôi vai của bà Trần Thị Lâm Yến, phu nhân nhà thơ Tế Hanh.

Tôi rất kính trọng nhà thơ Tế Hanh bởi ông không chỉ là một thi sĩ tài danh mà còn là người đức độ, tính cách hiền lành. Ông mất đi là tổn thất lớn của nền thơ Việt Nam. Ông là một trong số ít nhân chứng cuối cùng của thời kỳ thơ mới. Không chỉ là một nhà thơ tài hoa, ông còn là dịch giả với nhiều bản dịch rất có giá trị.

Tôi đã không kịp đến thăm khi ông ốm nhưng chắc chắn tôi sẽ đến nhà riêng chia buồn với bà Lâm Yến và tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng”.



Nhà thơ Tế Hanh (Ảnh S.T)


Nhà thơ Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh, sinh năm 1921, quê làng Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Ông sáng tác thơ từ sớm và đã đứng trong phong trào Thơ mới với tập Nghẹn ngào giành giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn. Ông cũng từng là Uỷ viên thường vụ Hội khoá I,II Hội Nhà văn Việt Nam (1957), ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1963), tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiều khóa, giữ các chức vụ: Trưởng ban đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng dịch thuật (1983), Chủ tịch Hội đồng thơ (1986).

Tác phẩm chính của ông như: Nghẹn ngào (1939), Hoa niên (1944), Lòng miền Nam (1956), Chuyện em bé cười ra đồng tiền (1960), Hai nửa yêu thương (1967), Khúc ca mới (1967), Câu chuyện quê hương (1973), Bài ca sự sống, Con đường và dòng sông (1980), Vườn xưa (1992)…

Nhắc đến Tế Hanh là người ta nhớ đến những bài thơ tinh tế và giàu cảm xúc về tình yêu quê hương đất nước. Đặc biệt là Nhớ con sông quê hương, bài thơ đã được đưa vào chương trình học phổ thông.

Ngoài thơ, Tế Hanh còn dịch nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn trên thế giới, viết tiểu luận phê bình văn học, thơ thiếu nhi. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Nhớ con sông quê hương



Tế Hanh



Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông ấm áp
Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy.
Bạn bè tôi túm năm tụm bảy
Bầy chim non bay lượn trên sông
Tôi dang tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ.

Chúng tôi lớn lên mỗi người một ngả
Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến.
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông...
Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc.

Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền Nam
Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết.
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới.

Quê hương ơi, lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không ghềnh thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ đến nơi tôi hằng mong ước.
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương.
 

cohonnhien

Thành viên
#2
hồi đi học cohonnhien thích bài này lắm đó,lại thêm một tài năng nữa về thế giới của những người hiền gòy,hôk bít trong 4rum mình có ai có tài như vậy hôk ta
 

Miss You!

Thành viên
#3
thật đáng tiếc cho nền văn học Việt Nam vì đã mất đi 1 người 1 nhà thơ kiệt xuất
 

Bình luận bằng Facebook

Top