“Nguồn gốc các loài”: Sách khoa học làm rung chuyển cả thế giới

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Nguồn gốc các loài” là tên rút gọn của cuốn sách “Về nguồn gốc các loài qua con đường chọn lọc tự nhiên, hay sự bảo tồn những chủng ưu thế trong đấu tranh sinh tồn” của Charles Darwin, xuất bản năm 1859.


Cuốn sách "Nguồn gốc các loài" của tác giả Charles Robert Darwin do Trần Bá Tín dịch, được Nhà xuất bản Tri thức phát hành.
Cuốn sách này là kết quả của những quan sát của Darwin trong chuyến đi gần 5 năm, từ 1831 đến 1836, trên con tàu biển Beagle vòng quanh thế giới, cùng với những suy tư và nghiên cứu của ông trong hai mươi năm sau đó, trong đó ông đặt vấn đề có tính quyết định về biến đổi luận hay sự tiến hóa. Sách của ông đã được xuất bản nhiều lần, sửa đổi, liên tục cập nhật cho đến khi ông mất.

Chân dung Charles Robert Darwin.
Charles Robert Darwin (1809-1882) là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Khám phá của Darwin là lý thuyết thống nhất cho các ngành khoa học sinh vật vì có thể đưa ra lời giải thích duy lý cho sự đa dạng loài.

Công trình của Darwin không đơn thuần là những công trình khoa học. Dù muốn hay không, chúng đã trở thành cơ sở cho các thế giới quan khác nhau. Điều ấy không có gì lạ: khi một lý thuyết khoa học không chỉ mô tả những tiến trình lý hóa mà còn có tham vọng giải thích mọi sự sống – từ một lá cỏ cho đến con người -, nó tất yếu đã đứng một chân trong triết học và đạo đức học, hay ít ra, ẩn chứa tiềm năng cho một thế giới quan.


Cuốn “Nguồn gốc các loài” của Nhà xuất bản Tri thức được dịch từ nguyên bản đầu tiên năm 1895.
“Chúng ta đã thấy rằng nhờ việc chọn lọc mà con người có thể tạo ra những kết quả rất lớn, và có thể bắt sinh vật thích nghi theo nhu cầu của bản thân mình, qua việc tích lũy những biến dị nhỏ nhưng có ích mà bàn tay của Tự nhiên đã trao cho con người. Nhưng Chọn lọc Tự nhiên là một sức mạnh hoạt động không ngừng và vượt hơn hẳn so với khả năng nhỏ bé của con người bởi vì những tác phẩm của Tự nhiên là những tác phẩm của Nghệ thuật”.

Từ khi công bố tác phẩm vĩ đại này của Darwin, thuyết tiến hóa đã được thừa nhận rộng rãi trong ngành sinh học, mặc dù từ sau Darwin còn có nhiều cách tiếp cận mới mẻ, đa dạng, nhất là về tác động tổng hợp của sự lựa chọn nội tại và ngoại tại hay về các mối quan hệ giữa sự tiến hóa vĩ mô và sự tiến hóa vi mô: quan hệ giữa các bước nhỏ với các sự nhảy vọt lớn trong diễn trình tiến hóa.


"Nguồn gốc các loài" của Darwin có thể so sánh với "Tư bản" của Karl Marx và "Sự thịnh vượng của các dân tộc" của Adam Smith.
Hiếm có công trình nào có sức lan tỏa như công trình của Darwin. Nó thâm nhập vào triết học, lí thuyết lịch sử, xã hội học, lịch sử nghệ thuật, dân tộc học, và tất nhiên, giữ vị trí trung tâm trong sinh học với nhiều hướng phát triển mới mẻ về sau như di truyền học, sinh học phân tử hoặc sinh học-xã hội. Về mức độ sôi nổi, gay gắt trong tranh luận, lẫn trong hệ quả chính trị xã hội, "Nguồn gốc các loài" của Darwin có thể so sánh với "Tư bản" của Karl Marx và "Sự thịnh vượng của các dân tộc" của Adam Smith.

Ở Việt Nam, đã có ít nhất hai bản dịch cuốn Nguồn gốc các loài. Tuy nhiên, những bản dịch này thường được dịch từ nguyên bản là những lần xuất bản sau. Cuốn “Nguồn gốc các loài” của Nhà xuất bản Tri thức được dịch từ nguyên bản đầu tiên năm 1895. Đây là tài liệu tham khảo rất tốt cho bạn đọc quan tâm đến thuyết tiến hóa của Darwin và đối chiếu nó với các thuyết tiến hóa khác đang được phát triển hiện nay.

Charles Robert Darwin (1809-1882) là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Khám phá của Darwin là lý thuyết thống nhất cho các ngành khoa học sinh vật vì có thể đưa ra lời giải thích duy lý cho sự đa dạng loài.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top