Bà Ngô dựng chùa
Dạo ấy, vua Lê Thánh Tông có lần dừng chân hành lễ ở chùa Tiên Phúc thuộc kinh thành Thăng Long. Ngôi chùa này, bên trái là con đường lớn, phía trước là hồ nước. Chùa trước đó có tên là Ngọc Hồ tự. Trong Truyền kỳ tân phả, có ghi bài thơ “Vịnh Ngọc Hồ tự, Vô già đại hội” (tức là Vịnh hội Vô già chùa Ngọc Hồ) như sau:
Tháng ba liễu thắm hoa đào tươi,
Xe loan bay xuống cạnh nơi của Già.
Cầu Lam đông khách đi qua,
Tiên ngay trước mắt người đà biết chưa?
Chùa Bà Ngô. Ảnh tư liệu
Theo Hà thành kim tích khảo của Sở cuồng Lê Dư, chùa được xây dựng thời Lý, “đời vua Lý Thần Tông có một người đàn bà nhan sắc đẹp lạ, lấy chồng người Trung Quốc rất giàu có, bà thấy chùa hư hỏng bèn tự xuất tiền của sửa sang, tường mái tráng lệ. Người trong thôn vì vậy mới gọi là Chùa Bà Ngô, ý bảo là do người đàn bà Tàu (vì lấy chồng Tàu) xây dựng. Sau bà mất, người trong thôn cảm ân đức mới lấy tên bà gọi luôn cho tên thôn, gọi là thôn Bà Ngô. Chùa Bà Ngô bắt đầu từ đó”.
Tra trong La thành cổ tích vịnh của tiến sĩ Trần Bá Lãm (1757 - 1815) được biết, vị trí của chùa xưa là một cái gò hình bầu đựng rượu (tửu hồ), năm Mậu Dần (1218), vua thứ tám của nhà Lý là Lý Huệ Tông đã cho dựng trên gò ngôi chùa Ngọc Hồ (bầu bằng ngọc, đẹp và quý như ngọc).
Huyền tích vây bọc
Chùa cũng là nơi chứng kiến nhiều huyền tích khác nhau. Như tên của chùa là Tiên Phúc tự (tức là chùa được tiên ban phúc) do có nhiều tiên nữ thích cảnh đẹp thường qua lại nơi đây. Rồi trong Truyền kỳ tân phả của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, có chuyện “Bích Câu kì ngộ” cũng kể lại duyên gặp gỡ giữa văn sinh Tú Uyên và nàng tiên Giáng Kiều nhân hội Vô Già tại chính ngôi chùa Ngọc Hồ. Nhưng, cũng nữ sĩ họ Đoàn cho hay, trước khi có cuộc gặp gỡ của Tú Uyên với Giáng Kiều, thì 15 năm trước đó, vua Thánh Tông đã có cuộc gặp và xướng họa với mỹ nhân.
Hà thành kim tích khảo có ghi, khi vua Thánh Tông đến chùa hành lễ, lúc xa giá trở về gặp một thiếu nữ đứng trước chùa, tay cầm một cành hoa mẫu đơn cất giọng ngâm thơ một vần rằng:
Bà Ngô phong cảnh thảnh thơi,
Đố ai kết mối sầu này cho xong.
Ước chi về đến ngự cung,
Thì ta sẽ tỏ tấm lòng cho hay.
Về bài ngâm thơ của thiếu nữ, trong “Bích Câu kỳ ngộ” lại có sự dị biệt khi nội dung bài ngâm ấy được ghi là:
Ở đây mến cảnh, mến thầy,
Tuy vui đạo Phật chưa khuây lòng người.
Vua Thánh Tông vốn hay thơ, nức tiếng là Thiên Nam động chủ của hội Tao đàn. Nay thấy một thiếu nữ mặt hoa da phấn lại có tài thi phú như vậy, lấy làm ưng lắm, muốn cùng nàng xướng họa thơ văn. Thiếu nữ xin vua làm trước, vua đòi đề mục. Nàng liền lấy luôn câu ngâm trước đó làm đề. Vua Thánh Tông ứng tác ngay:
Ngẫm sự trần duyên khéo nực cười,
Tuy vui đạo Phật chưa khuây lòng người.
Chầy kinh mấy khắc tan niềm tục,
Hồn bướm năm canh lẩn sự đời.
Bể thảm nghìn lần mong tát cạn,
Nguồn ân muôn trượng để khơi vơi.
Nào là cực lạc là đâu tá?
Cực lạc là đây chín rõ mười.
Người đẹp nghe xong, mới bình bài thơ rằng: Câu trên thiếu ý tả cảnh, đổi bốn chữ “chầy kinh mấy khắc” làm “gió xuân đưa kệ”, đổi chữ “ba canh” làm chữ “mơ tiên”, chữ “thảm” làm “khổ”, chữ “sông” thành “nguồn”. Vua là hội chủ của hội Tao đàn, là đấng kim thượng trị muôn dân, mà thiếu nữ dám phê bình, đề nghị sửa thơ của ngài, quả là lớn mật, to gan. Nhưng xét ra, những câu sửa ấy thấy hợp ý lắm, vua tán thưởng, liền cho theo xe về cung. Khi xa giá về đến cửa Đại Hưng, bỗng thấy một con hạc trắng bay đến kề bên, thiếu nữ liền cưỡi hạc (?) bay lên không trung. Lúc ấy vua mới biết nàng là tiên nữ.
Người xưa đâu tá
Mến tài, nhớ người, vua Thánh Tông cứ vương vấn mãi không thôi. Ngài bèn cho dựng Vọng Tiên đài ở bên chùa. Lại đêm đêm đến đài ấy mong có duyên gặp lại người xưa. Một lần, vua chờ đến khi dầu hết đèn tàn, đến khuya thì chợp mắt mơ màng, bỗng nghe vẳng có tiếng vàng ngọc khua vang. Bỗng thấy người xưa cưỡi hạc bay đến, chạm vai vua mà nói:
- Thiếp là tiên trên trời, lần trước đến chơi cảnh chùa, có duyên gặp gỡ bệ hạ trong một lúc, không thể cùng nhau hẹn ước hương lửa ba sinh, duyên chỉ bấy nhiêu thôi. Nay cảm ân tình bệ hạ hằng vấn vương tưởng nhớ nên nay mới đến báo cho bệ hạ biết một điều, là trước chùa có một cái hồ, trong hồ có một hòn đá núi thường hay làm điều quái gở, vài tháng sau ắt có hỏa hoạn hoặc dịch bệnh, phải gấp trừ đi.
Nói xong thì một trận gió thơm bay đến, tiên nữ lại cưỡi hạc mà về trời. Vua Thánh Tông giật mình, mới biết là vừa qua một giấc chiêm bao. Sáng hôm sau, vua mời trụ trì của chùa Tiên Phúc hỏi việc, thì quả là có việc như trong mộng về cái hồ trước chùa. Liền lệnh cho thầy giỏi làm bùa, đào hang ba thước trong ao mà yểm, thấy đất đỏ như máu, rồi phá hòn đá núi ấy mà liệng xuống sông, san lấp ao thành đất bằng, việc quái gở từ đó không xuất hiện nữa.
Đời sau, tao nhân mặc khách vẫn hay đến vãn cảnh ngôi chùa có nhiều sự tích này. Tiến sĩ Trần Bá Lãm nhân khi đến đây, nhớ lại việc xưa, tích cũ, mới làm một bài thơ về chùa rằng:
Chẳng phải Bồng Lai gặp gái trời,
Tay ai đeo ngọc vịn hoa cười.
Cửa Nam vừa tới tiên bay khuất,
Nào thấy Đào Nguyên xuống đón người?
Chùa Tiên Phúc đến hôm nay vẫn còn hiện diện, được gọi là chùa Bà Ngô, tọa lạc tại phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội với những huyền tích đẹp góp phần tăng thêm nét cổ kính cho chùa giữa nhịp sống phồn hoa hiện đại.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
Dạo ấy, vua Lê Thánh Tông có lần dừng chân hành lễ ở chùa Tiên Phúc thuộc kinh thành Thăng Long. Ngôi chùa này, bên trái là con đường lớn, phía trước là hồ nước. Chùa trước đó có tên là Ngọc Hồ tự. Trong Truyền kỳ tân phả, có ghi bài thơ “Vịnh Ngọc Hồ tự, Vô già đại hội” (tức là Vịnh hội Vô già chùa Ngọc Hồ) như sau:
Tháng ba liễu thắm hoa đào tươi,
Xe loan bay xuống cạnh nơi của Già.
Cầu Lam đông khách đi qua,
Tiên ngay trước mắt người đà biết chưa?
Chùa Bà Ngô. Ảnh tư liệu
Theo Hà thành kim tích khảo của Sở cuồng Lê Dư, chùa được xây dựng thời Lý, “đời vua Lý Thần Tông có một người đàn bà nhan sắc đẹp lạ, lấy chồng người Trung Quốc rất giàu có, bà thấy chùa hư hỏng bèn tự xuất tiền của sửa sang, tường mái tráng lệ. Người trong thôn vì vậy mới gọi là Chùa Bà Ngô, ý bảo là do người đàn bà Tàu (vì lấy chồng Tàu) xây dựng. Sau bà mất, người trong thôn cảm ân đức mới lấy tên bà gọi luôn cho tên thôn, gọi là thôn Bà Ngô. Chùa Bà Ngô bắt đầu từ đó”.
Tra trong La thành cổ tích vịnh của tiến sĩ Trần Bá Lãm (1757 - 1815) được biết, vị trí của chùa xưa là một cái gò hình bầu đựng rượu (tửu hồ), năm Mậu Dần (1218), vua thứ tám của nhà Lý là Lý Huệ Tông đã cho dựng trên gò ngôi chùa Ngọc Hồ (bầu bằng ngọc, đẹp và quý như ngọc).
Huyền tích vây bọc
Chùa cũng là nơi chứng kiến nhiều huyền tích khác nhau. Như tên của chùa là Tiên Phúc tự (tức là chùa được tiên ban phúc) do có nhiều tiên nữ thích cảnh đẹp thường qua lại nơi đây. Rồi trong Truyền kỳ tân phả của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, có chuyện “Bích Câu kì ngộ” cũng kể lại duyên gặp gỡ giữa văn sinh Tú Uyên và nàng tiên Giáng Kiều nhân hội Vô Già tại chính ngôi chùa Ngọc Hồ. Nhưng, cũng nữ sĩ họ Đoàn cho hay, trước khi có cuộc gặp gỡ của Tú Uyên với Giáng Kiều, thì 15 năm trước đó, vua Thánh Tông đã có cuộc gặp và xướng họa với mỹ nhân.
Hà thành kim tích khảo có ghi, khi vua Thánh Tông đến chùa hành lễ, lúc xa giá trở về gặp một thiếu nữ đứng trước chùa, tay cầm một cành hoa mẫu đơn cất giọng ngâm thơ một vần rằng:
Bà Ngô phong cảnh thảnh thơi,
Đố ai kết mối sầu này cho xong.
Ước chi về đến ngự cung,
Thì ta sẽ tỏ tấm lòng cho hay.
Về bài ngâm thơ của thiếu nữ, trong “Bích Câu kỳ ngộ” lại có sự dị biệt khi nội dung bài ngâm ấy được ghi là:
Ở đây mến cảnh, mến thầy,
Tuy vui đạo Phật chưa khuây lòng người.
Vua Thánh Tông vốn hay thơ, nức tiếng là Thiên Nam động chủ của hội Tao đàn. Nay thấy một thiếu nữ mặt hoa da phấn lại có tài thi phú như vậy, lấy làm ưng lắm, muốn cùng nàng xướng họa thơ văn. Thiếu nữ xin vua làm trước, vua đòi đề mục. Nàng liền lấy luôn câu ngâm trước đó làm đề. Vua Thánh Tông ứng tác ngay:
Ngẫm sự trần duyên khéo nực cười,
Tuy vui đạo Phật chưa khuây lòng người.
Chầy kinh mấy khắc tan niềm tục,
Hồn bướm năm canh lẩn sự đời.
Bể thảm nghìn lần mong tát cạn,
Nguồn ân muôn trượng để khơi vơi.
Nào là cực lạc là đâu tá?
Cực lạc là đây chín rõ mười.
Người đẹp nghe xong, mới bình bài thơ rằng: Câu trên thiếu ý tả cảnh, đổi bốn chữ “chầy kinh mấy khắc” làm “gió xuân đưa kệ”, đổi chữ “ba canh” làm chữ “mơ tiên”, chữ “thảm” làm “khổ”, chữ “sông” thành “nguồn”. Vua là hội chủ của hội Tao đàn, là đấng kim thượng trị muôn dân, mà thiếu nữ dám phê bình, đề nghị sửa thơ của ngài, quả là lớn mật, to gan. Nhưng xét ra, những câu sửa ấy thấy hợp ý lắm, vua tán thưởng, liền cho theo xe về cung. Khi xa giá về đến cửa Đại Hưng, bỗng thấy một con hạc trắng bay đến kề bên, thiếu nữ liền cưỡi hạc (?) bay lên không trung. Lúc ấy vua mới biết nàng là tiên nữ.
Người xưa đâu tá
Mến tài, nhớ người, vua Thánh Tông cứ vương vấn mãi không thôi. Ngài bèn cho dựng Vọng Tiên đài ở bên chùa. Lại đêm đêm đến đài ấy mong có duyên gặp lại người xưa. Một lần, vua chờ đến khi dầu hết đèn tàn, đến khuya thì chợp mắt mơ màng, bỗng nghe vẳng có tiếng vàng ngọc khua vang. Bỗng thấy người xưa cưỡi hạc bay đến, chạm vai vua mà nói:
- Thiếp là tiên trên trời, lần trước đến chơi cảnh chùa, có duyên gặp gỡ bệ hạ trong một lúc, không thể cùng nhau hẹn ước hương lửa ba sinh, duyên chỉ bấy nhiêu thôi. Nay cảm ân tình bệ hạ hằng vấn vương tưởng nhớ nên nay mới đến báo cho bệ hạ biết một điều, là trước chùa có một cái hồ, trong hồ có một hòn đá núi thường hay làm điều quái gở, vài tháng sau ắt có hỏa hoạn hoặc dịch bệnh, phải gấp trừ đi.
Nói xong thì một trận gió thơm bay đến, tiên nữ lại cưỡi hạc mà về trời. Vua Thánh Tông giật mình, mới biết là vừa qua một giấc chiêm bao. Sáng hôm sau, vua mời trụ trì của chùa Tiên Phúc hỏi việc, thì quả là có việc như trong mộng về cái hồ trước chùa. Liền lệnh cho thầy giỏi làm bùa, đào hang ba thước trong ao mà yểm, thấy đất đỏ như máu, rồi phá hòn đá núi ấy mà liệng xuống sông, san lấp ao thành đất bằng, việc quái gở từ đó không xuất hiện nữa.
Đời sau, tao nhân mặc khách vẫn hay đến vãn cảnh ngôi chùa có nhiều sự tích này. Tiến sĩ Trần Bá Lãm nhân khi đến đây, nhớ lại việc xưa, tích cũ, mới làm một bài thơ về chùa rằng:
Chẳng phải Bồng Lai gặp gái trời,
Tay ai đeo ngọc vịn hoa cười.
Cửa Nam vừa tới tiên bay khuất,
Nào thấy Đào Nguyên xuống đón người?
Chùa Tiên Phúc đến hôm nay vẫn còn hiện diện, được gọi là chùa Bà Ngô, tọa lạc tại phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội với những huyền tích đẹp góp phần tăng thêm nét cổ kính cho chùa giữa nhịp sống phồn hoa hiện đại.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức