Nghệ sĩ Việt rơi nước mắt tiễn biệt NSND Xuân Huyền

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Vài năm nay, sức khỏe của NSND Xuân Huyền sa sút vì nhiều chứng bệnh tuổi già, cộng thêm tai biến. Ngày 27/11, NSND Xuân Huyền đã qua đời tại bệnh viện Bạch Mai.Lễ viếng ông diễn ra vào 8h ngày 30/11 ở Nhà tang lễ Cầu Giấy, đường Trần Vỹ, Mai Dịch (Hà Nội). Ông được gia đình hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ.Không chỉ là một đạo diễn tài ba mà còn là một người thầy của nhiều thế hệ học trò nên sáng nay nhiều nghệ sĩ Việt như Hoàng Dũng, Chiều Xuân, Giang Còi, Công Lý, Xuân Bắc, Trung Hiếu.... đã đến tiễn đưa NSND Xuân Huyền và chia buồn cùng gia đình. Hầu hết các nghệ sĩ không khỏi xúc động và bật khóc khi đến viếng nghệ sĩ gạo cội.Nghệ sĩ Giang Còi bật khóc khi đến dự đám tang NSND Xuân Huyền.NS Chiều Xuân.NS Hoàng Dũng.NSND Lê Khanh, phía sau là nghệ sĩ Quang Tèo đến chia buồn cùng gia đình NSND Xuân Huyền.NS Vân Dung.NS Công Lý, Xuân Bắc và Trung Hiếu.NS Trung Hiếu và diễn viên Ngọc Quỳnh.Nhiều nghệ sĩ miền Bắc đã đến tiễn đưa và chia buồn cùng gia đình NSND Xuân Huyền.Sinh năm 1942 ở Thanh Chương, Nghệ An, Xuân Huyền sớm dấn thân vào ngành sân khấu, là học viên khóa đầu tiên của Trường Nghệ thuật sân khấu Việt Nam (1959 - 1963). Sau một thời gian gắn bó với nghệ thuật tuồng, năm 1971, ông được cử đi học đạo diễn tại Liên Xô (cũ) tu nghiệp và trở về nước năm 1977.Vở kịch đầu tiên làm nên tên tuổi ông là Gió và bụi, đoạt huy chương bạc Hội diễn Sân khấu toàn quốc năm 1980. Sau này, ông là đạo diễn nhiều vở kịch gắn với Nhà hát Tuổi trẻ như Bến bờ xa lắc, Trái tim trong trắng, Othello, Lời thề thứ chín, Vòng phấn Kápka, Nhà có ba chị em gái, Ông không phải bố tôi...Với hơn 300 vở diễn dàn dựng cho các đoàn nghệ thuật, cùng với NSND Doãn Hoàng Giang, Lê Hùng, ông có công kiến tạo thời kỳ hoàng kim của sân khấu phía Bắc thập niên 1980, 1990. Không chỉ dựng kịch sân khấu, ông còn đứng sau nhiều vở tuồng, chèo, cải lương, dân ca... Ông nhận danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 2006.Ngoài sự nghiệp đạo diễn, ông còn là thầy giáo của nhiều thế hệ nghệ sĩ như Lê Khanh, Thanh Ngoan, Thúy Mùi, Chí Trung. Học trò của ông giữ nhiều vị trí chủ chốt ở các nhà hát, góp phần tạo nên diện mạo sân khấu phía Bắc vài thập niên trở lại đây.


Vài năm nay, sức khỏe của NSND Xuân Huyền sa sút vì nhiều chứng bệnh tuổi già, cộng thêm tai biến. Ngày 27/11, NSND Xuân Huyền đã qua đời tại bệnh viện Bạch Mai.


Lễ viếng ông diễn ra vào 8h ngày 30/11 ở Nhà tang lễ Cầu Giấy, đường Trần Vỹ, Mai Dịch (Hà Nội). Ông được gia đình hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ.


Không chỉ là một đạo diễn tài ba mà còn là một người thầy của nhiều thế hệ học trò nên sáng nay nhiều nghệ sĩ Việt như Hoàng Dũng, Chiều Xuân, Giang Còi, Công Lý, Xuân Bắc, Trung Hiếu.... đã đến tiễn đưa NSND Xuân Huyền và chia buồn cùng gia đình. Hầu hết các nghệ sĩ không khỏi xúc động và bật khóc khi đến viếng nghệ sĩ gạo cội.


Nghệ sĩ Giang Còi bật khóc khi đến dự đám tang NSND Xuân Huyền.



NS Chiều Xuân.


NS Hoàng Dũng.


NSND Lê Khanh, phía sau là nghệ sĩ Quang Tèo đến chia buồn cùng gia đình NSND Xuân Huyền.


NS Vân Dung.


NS Công Lý, Xuân Bắc và Trung Hiếu.


NS Trung Hiếu và diễn viên Ngọc Quỳnh.












Nhiều nghệ sĩ miền Bắc đã đến tiễn đưa và chia buồn cùng gia đình NSND Xuân Huyền.


Sinh năm 1942 ở Thanh Chương, Nghệ An, Xuân Huyền sớm dấn thân vào ngành sân khấu, là học viên khóa đầu tiên của Trường Nghệ thuật sân khấu Việt Nam (1959 - 1963). Sau một thời gian gắn bó với nghệ thuật tuồng, năm 1971, ông được cử đi học đạo diễn tại Liên Xô (cũ) tu nghiệp và trở về nước năm 1977.


Vở kịch đầu tiên làm nên tên tuổi ông là Gió và bụi, đoạt huy chương bạc Hội diễn Sân khấu toàn quốc năm 1980. Sau này, ông là đạo diễn nhiều vở kịch gắn với Nhà hát Tuổi trẻ như Bến bờ xa lắc, Trái tim trong trắng, Othello, Lời thề thứ chín, Vòng phấn Kápka, Nhà có ba chị em gái, Ông không phải bố tôi...


Với hơn 300 vở diễn dàn dựng cho các đoàn nghệ thuật, cùng với NSND Doãn Hoàng Giang, Lê Hùng, ông có công kiến tạo thời kỳ hoàng kim của sân khấu phía Bắc thập niên 1980, 1990. Không chỉ dựng kịch sân khấu, ông còn đứng sau nhiều vở tuồng, chèo, cải lương, dân ca... Ông nhận danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 2006.


Ngoài sự nghiệp đạo diễn, ông còn là thầy giáo của nhiều thế hệ nghệ sĩ như Lê Khanh, Thanh Ngoan, Thúy Mùi, Chí Trung. Học trò của ông giữ nhiều vị trí chủ chốt ở các nhà hát, góp phần tạo nên diện mạo sân khấu phía Bắc vài thập niên trở lại đây.
Nguồn: Báo điện tử Kiến thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top