Hội thảo có sự tham gia của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, cán bộ, giáo viên và đông đảo đội ngũ tri thức của tỉnh nhà.
Phát biểu tại Hội thảo, Tiến sỹ Trần Đình Thuận – Cố vấn nội dung Giáo dục địa phương, xuất bản giáo dục, Tổng chủ biên, chương trình Giáo dục tỉnh Nghệ An khẳng định: Chương trình giáo dục địa phương là một bộ phận cấu thành của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Trong đó, ở cấp Tiểu học, giáo dục địa phương được tích hợp chủ yếu trong Hoạt động trải nghiệm và một số môn học khác như: Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt, Lịch sử và Địa lý… Ở bậc Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT), nội dung giáo dục địa phương được quy định với thời lượng 35 tiết/năm học.
Trường THCS Đội Cung Đô Lương
Trường Tiểu học Đội Cung TP Vinh
Trường THCS Hoàng Mai
Tuy nhiên, chương trình giáo dục địa phương được giao cho UBND tỉnh, thành phố tổ chức biên soạn, thẩm định, ban hành trên cơ sở khung tiêu chuẩn năng lực, phẩm chất được quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Trường THCS Quế Phong
Nội dung giáo dục địa phương nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp của địa phương, bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước. Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư các dân tộc địa phương, xây dựng văn hóa, kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển.
Tiến sỹ Trần Đình Thuận cũng cho rằng: Xây dựng chương trình Giáo dục địa phương là một thách thức vì Nghệ An có tất cả các vùng miền với nhiều thành phần dân tộc khác nhau. Mỗi nơi đều có lịch sử, truyền thống và những giá trị bản sắc văn hóa riêng.
Phát biểu tại hội thảo nhiều ý kiến cũng khẳng định: Việc xây dựng chương trình giáo dục địa phương là cần thiết để góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất học sinh, đó là năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Bên cạnh đó, phát triển cho học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống và biết vận dụng kiến thức (tự nhiên, văn hóa, xã hội) vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường của đất nước và ở địa phương.
Tuy nhiên, để việc triển khai hiệu quả thì chương trình giáo dục địa phương không nên ôm đồm, nặng về kiến thức mà cần phải chọn lọc kỹ càng để dễ học, dễ hiểu và đậm bản sắc của người Nghệ, tiếng Nghệ và phải là của xứ Nghệ.
Về bản chất, giáo dục địa phương cũng là một hình thức hoạt động trải nghiệm của học sinh, bởi nội dung giáo dục địa phương được tích hợp với hoạt động trải nghiệm ở cấp Tiểu học, còn ở cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, giáo dục địa phương có vị trí tương đương với các môn học.
Chương trình giáo dục địa phương gồm các mạch kiến thức cơ bản được quy định tại Công văn số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 về việc biên soạn và tổ chức nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông; Công văn số 3536- GDTH ngày 19/8/2019 về việc biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020-2021. Trong đó, ở cấp Tiểu học có 3 mạch kiến thức cơ bản là: Các vấn đề về văn hoá, lịch sử truyền thống; các vấn đề về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp; các vấn đề chính trị - xã hội, môi trường. Ở cấp THCS và THPT ngoài 3 mạch kiến thức cơ bản ở cấp Tiểu học còn bổ sung thêm nội dung hướng nghiệp.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Phát biểu tại Hội thảo, Tiến sỹ Trần Đình Thuận – Cố vấn nội dung Giáo dục địa phương, xuất bản giáo dục, Tổng chủ biên, chương trình Giáo dục tỉnh Nghệ An khẳng định: Chương trình giáo dục địa phương là một bộ phận cấu thành của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Trong đó, ở cấp Tiểu học, giáo dục địa phương được tích hợp chủ yếu trong Hoạt động trải nghiệm và một số môn học khác như: Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt, Lịch sử và Địa lý… Ở bậc Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT), nội dung giáo dục địa phương được quy định với thời lượng 35 tiết/năm học.
Trường THCS Đội Cung Đô Lương
Trường Tiểu học Đội Cung TP Vinh
Trường THCS Hoàng Mai
Tuy nhiên, chương trình giáo dục địa phương được giao cho UBND tỉnh, thành phố tổ chức biên soạn, thẩm định, ban hành trên cơ sở khung tiêu chuẩn năng lực, phẩm chất được quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Trường THCS Quế Phong
Nội dung giáo dục địa phương nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp của địa phương, bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước. Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư các dân tộc địa phương, xây dựng văn hóa, kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển.
Tiến sỹ Trần Đình Thuận cũng cho rằng: Xây dựng chương trình Giáo dục địa phương là một thách thức vì Nghệ An có tất cả các vùng miền với nhiều thành phần dân tộc khác nhau. Mỗi nơi đều có lịch sử, truyền thống và những giá trị bản sắc văn hóa riêng.
Phát biểu tại hội thảo nhiều ý kiến cũng khẳng định: Việc xây dựng chương trình giáo dục địa phương là cần thiết để góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất học sinh, đó là năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Bên cạnh đó, phát triển cho học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống và biết vận dụng kiến thức (tự nhiên, văn hóa, xã hội) vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường của đất nước và ở địa phương.
Tuy nhiên, để việc triển khai hiệu quả thì chương trình giáo dục địa phương không nên ôm đồm, nặng về kiến thức mà cần phải chọn lọc kỹ càng để dễ học, dễ hiểu và đậm bản sắc của người Nghệ, tiếng Nghệ và phải là của xứ Nghệ.
Về bản chất, giáo dục địa phương cũng là một hình thức hoạt động trải nghiệm của học sinh, bởi nội dung giáo dục địa phương được tích hợp với hoạt động trải nghiệm ở cấp Tiểu học, còn ở cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, giáo dục địa phương có vị trí tương đương với các môn học.
Chương trình giáo dục địa phương gồm các mạch kiến thức cơ bản được quy định tại Công văn số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 về việc biên soạn và tổ chức nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông; Công văn số 3536- GDTH ngày 19/8/2019 về việc biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020-2021. Trong đó, ở cấp Tiểu học có 3 mạch kiến thức cơ bản là: Các vấn đề về văn hoá, lịch sử truyền thống; các vấn đề về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp; các vấn đề chính trị - xã hội, môi trường. Ở cấp THCS và THPT ngoài 3 mạch kiến thức cơ bản ở cấp Tiểu học còn bổ sung thêm nội dung hướng nghiệp.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại