Ngắm bộ sưu tập cổ vật hoành tráng của cố GS Dương Minh Thới

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Các loại bình gốm men Nhật Bản, niên đại thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 21, hiện vật trong bộ sưu tập Dương Hà, một bộ sưu tập cổ vật đặc sắc tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.Bộ đỉnh đồng tam khí cổ của Việt Nam, hiện vật trong bộ sưu tập Dương Hà. Tên bộ sưu tập được ghép từ họ của Giáo sư - nhà trí thức yêu nước Dương Minh Thới (1899?-1976) và phu nhân là bà Hà Thị Ngọc (1902?-1979).Cối và chìa vôi (trái) và hộp vôi (phải) của Campuchia, thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20. Vào những năm 1930-1940, vợ chồng cố Giáo sư Dương Minh Thới đã dày công sưu tầm cổ vật với mong muốn gìn giữ các di sản văn hóa cho hậu thế.Bình điếu bằng gỗ cẩn xà cừ của Việt Nam, cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20. Sưu tập Dương Hà là bộ sưu tập quy mô lớn, các hiện vật phong phú và đa dạng về chất liệu, loại hình, xuất xứ với niên đại trải dài từ thời tiền sử đến đầu thế kỷ 20.Bình điếu bằng gốm men ngọc của Việt Nam, thế kỷ 18-19. Từ lúc mới hình thành, bộ sưu tập này đã nhanh chóng được nhiều người biết đến và đã góp phần cổ vũ cho phong trào tìm hiểu, sưu tập cổ vật ở miền Nam lúc bấy giờ.Tẩu thuốc bằng gỗ của Trung Quốc, đầu thế kỷ 20. Từ năm 1976, bộ sưu tập Dương Hà được chuyển giao cho người con gái là bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (1930-2006) cùng chồng là ông Huỳnh Văn Nghị (1928-2015) để tiếp tục lưu giữ và phát triển.Hộp đựng đồ thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng của Việt Nam, đầu thế kỷ 20. Sau khi bà Dương Quỳnh Hoa mất, ông Huỳnh Văn Nghị đã đại diện gia đình hiến tặng toàn bộ sưu tập cho thành phố Hồ Chí Minh.Mõ bằng gỗ, Việt Nam đầu thế kỷ 20. Ngày nay, Bảo tàng Lịch sử TP HCM dành một phòng lớn để trưng bày các hiện vật tiêu biểu của bộ sưu tập Dương Hà, như sự tri ân tâm huyết của những trí thức Nam bộ xưa trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc và thế giới.Hộp mực bằng kim loại và đá của châu Âu, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, một hiện vật trong bộ sưu tập Dương Hà.Tủ thờ bằng gỗ cẩn ngà của Việt Nam, thế kỷ 19.Bình rót bằng gốm men màu của Pháp, thế kỷ 19.Thố gốm men nhiều màu của Nhật Bản, thế kỷ 17.Bình vôi bằng gốm men nâu của Việt Nam, thế kỷ 18-19.Các loại bình, nậm, bát của làng gốm Bát Tràng, thế kỷ 18-19.Tủ trưng bày các món đồ gốm sứ cổ Trung Quốc, thuộc bộ sưu tập cổ vật Dương Hà.Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.


Các loại bình gốm men Nhật Bản, niên đại thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 21, hiện vật trong bộ sưu tập Dương Hà, một bộ sưu tập cổ vật đặc sắc tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.


Bộ đỉnh đồng tam khí cổ của Việt Nam, hiện vật trong bộ sưu tập Dương Hà. Tên bộ sưu tập được ghép từ họ của Giáo sư - nhà trí thức yêu nước Dương Minh Thới (1899?-1976) và phu nhân là bà Hà Thị Ngọc (1902?-1979).


Cối và chìa vôi (trái) và hộp vôi (phải) của Campuchia, thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20. Vào những năm 1930-1940, vợ chồng cố Giáo sư Dương Minh Thới đã dày công sưu tầm cổ vật với mong muốn gìn giữ các di sản văn hóa cho hậu thế.


Bình điếu bằng gỗ cẩn xà cừ của Việt Nam, cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20. Sưu tập Dương Hà là bộ sưu tập quy mô lớn, các hiện vật phong phú và đa dạng về chất liệu, loại hình, xuất xứ với niên đại trải dài từ thời tiền sử đến đầu thế kỷ 20.


Bình điếu bằng gốm men ngọc của Việt Nam, thế kỷ 18-19. Từ lúc mới hình thành, bộ sưu tập này đã nhanh chóng được nhiều người biết đến và đã góp phần cổ vũ cho phong trào tìm hiểu, sưu tập cổ vật ở miền Nam lúc bấy giờ.


Tẩu thuốc bằng gỗ của Trung Quốc, đầu thế kỷ 20. Từ năm 1976, bộ sưu tập Dương Hà được chuyển giao cho người con gái là bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (1930-2006) cùng chồng là ông Huỳnh Văn Nghị (1928-2015) để tiếp tục lưu giữ và phát triển.


Hộp đựng đồ thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng của Việt Nam, đầu thế kỷ 20. Sau khi bà Dương Quỳnh Hoa mất, ông Huỳnh Văn Nghị đã đại diện gia đình hiến tặng toàn bộ sưu tập cho thành phố Hồ Chí Minh.


Mõ bằng gỗ, Việt Nam đầu thế kỷ 20. Ngày nay, Bảo tàng Lịch sử TP HCM dành một phòng lớn để trưng bày các hiện vật tiêu biểu của bộ sưu tập Dương Hà, như sự tri ân tâm huyết của những trí thức Nam bộ xưa trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc và thế giới.


Hộp mực bằng kim loại và đá của châu Âu, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, một hiện vật trong bộ sưu tập Dương Hà.


Tủ thờ bằng gỗ cẩn ngà của Việt Nam, thế kỷ 19.


Bình rót bằng gốm men màu của Pháp, thế kỷ 19.


Thố gốm men nhiều màu của Nhật Bản, thế kỷ 17.


Bình vôi bằng gốm men nâu của Việt Nam, thế kỷ 18-19.


Các loại bình, nậm, bát của làng gốm Bát Tràng, thế kỷ 18-19.


Tủ trưng bày các món đồ gốm sứ cổ Trung Quốc, thuộc bộ sưu tập cổ vật Dương Hà.


Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top