Công cuộc đổi mới nào cũng rất cần – cần hơn bao giờ hết một số CBQLGD và GV gánh vác trọng trách “tiên phong” (xung kích mở đường). Theo bà, lực lượng “tiên phong xung kích” này nên được xây dựng như thế nào, để đủ sức theo kịp những đổi mới giáo dục sắp tới?
Muốn phát triển là phải dám thay đổi, hãy đồng sức đồng lòng cho sự thay đổi tích cực, nếu cứ “bàn ra” thì khi nào mới đổi mới đây?
NGƯT Huỳnh Lệ Giang
Nếu nhìn một cách tổng thể chúng ta cũng thấy được Bộ GD&ĐT đã biết và đã có giải pháp cho điều đó. Cụ thể, để thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá, thi cử, giảng dạy (Thông tư 30, kỳ thi tốt nghiệp THPT QG vừa qua kết hợp tuyển sinh đại học - cao đẳng, phương pháp giảng dạy theo hương phát huy năng lực người học…), Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT cũng có nhiều lớp tập huấn cho CB, GV cốt cán, sau đó tập huấn đại trà; cũng như việc đổi mới nội dung chương trình, SGK sắp tới cũng có nhiều hội nghị, hội thảo để tranh thủ ý kiến từ phía cộng đồng.
Hiển nhiên, mọi sự khởi đầu thì giải pháp đối với đội ngũ trước hết luôn phải bắt đầu từ đội ngũ xung kích sau đó sẽ phổ biến ( cũng như thí điểm rồi đại trà sau khi điều chỉnh, bổ sung…). Chắc chắn, Bộ GD&ĐT phải có sự thay đổi ở chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo đội ngũ sinh viên GV ở bậc ĐH ngay từ bây giờ.
Nói chung, chúng ta không vội vàng bắt tất cả điều hoàn chỉnh ngay, cái gì cũng phải có thời gian, lộ trình ( tất nhiên sự hoàn chỉnh, lộ trình, thời gian… còn phụ thuộc rất lớn vào tài năng các nhà hoạch định). Muốn phát triển là phải dám thay đổi, hãy đồng sức đồng lòng cho sự thay đổi tích cực, nếu cứ “bàn ra” thì khi nào mới đổi mới đây?
Tâm huyết và trí tuệ của người thầy luôn là sự yêu thương
Bà có suy nghĩ gì về vị thế của nhà giáo, cũng như trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên trong của công cuộc “Đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT” hiện nay?
NGƯT Huỳnh Lệ Giang - Giám dốc Sở GD&ĐT Đồng Nai
Dù ở thời kỳ nào, vị trí nào cũng vậy, với tôi, tâm huyết và trí tuệ của người thầy luôn là sự yêu thương, “cháy" hết mình đối với học trò.
Ngày trước, người thầy răn dạy với học trò: Việc học là để tạo dựng tương lai và xây dựng đất nước giàu đẹp. Ngày nay cũng thế, ngoài truyền đạt lý tưởng, người thầy còn truyền cho học trò: lòng yêu thương con người, yêu gia đình, yêu Tổ quốc; sự sẻ chia hướng tới cộng đồng, xã hội...
Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học sinh, theo tôi người thầy giáo phải thường xuyên rèn luyện để trở thành tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách cho học trò noi theo. Bởi người thầy đóng vai trò không thể thiếu trong việc định hướng, giáo dục nhân cách cho học trò.
Tuy vậy, không thể đổ hết tất cả trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ cho thầy cô. Gia đình và toàn xã hội phải nâng cao trách nhiệm hơn nữa, góp sức cùng ngành GD&ĐT trong sự nghiệp “trăm năm trồng người”. Thời đổi mới hiện nay, trọng trách của người thầy không hề phai nhạt, mà còn cần được đề cao hơn bao giờ hết.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo viên phải thường xuyên cập nhật kiến thức truyền thụ cho học trò. Phải nói là trong đổi mới giáo dục, giáo viên đòi hỏi phải bận rộn, vất vả hơn vì ngoài giờ lên lớp, giáo viên còn phải hết sức căng thẳng làm sổ sách, giáo án, vật lộn với miếng cơm manh áo hàng ngày...
Nhưng không thể vì sự bận rộn ấy mà quên cập nhật kiến thức ở thời đại “thế giới phẳng” hiện nay. Thực tế học sinh có nhiều thời gian, ít bị chi phối hơn sẽ cập nhật kiến thức nhanh nhạy hơn giáo viên... Đây đang là một áp lực rất lớn đối với các nhà giáo nước ta thời đổi mới!
Nếu quyết liệt xây dựng đội ngũ GV thật sự chuẩn mực, chắc chắn chất lượng GD sẽ tốt
Từ thực tế chỉ đạo, triển khai tại ngành Giáo dục tỉnh Đồng Nai, bà có nhận định gì về những chủ trương đổi mới trong kiểm tra, đánh giá gần đây: Xét tuyển ở bậc THCS, đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30...?
Mặc dù ngành GD&ĐT đã chỉ đạo rất sát sao việc đánh giá, xếp loại hàng năm (đánh giá trong, đánh giá ngoài, xếp loại thi đua hàng năm…), tuy nhiên, tính xác thực cũng chưa trọn vẹn. Bởi lẽ: Cán bộ chuyên trách kiểm định, đánh giá chất lượng GD rất mỏng về số lượng chưa kể về chất lượng cũng đang có vấn đề... Bệnh thành tích nơi này nơi khác vẫn còn tồn tại.
Bên cạnh đó, tính cả nể, xuề xòa, bao biện vẫn còn (do ý thức, trách nhiệm chưa cao, tư tưởng cứ đánh giá tốt cho nhau là ổn). Một số CBQL còn bảo thủ, chưa thật sự cầu thị, hạn chế về năng lực, kỹ năng lãnh đạo…
Có thể khẳng định, ở mỗi đơn vị, không khó đánh giá chuẩn xác từng người của đơn vị mình. Vấn đề quan trọng là đòi hỏi CBQL của đơn vị đó có có khách quan, công tâm, dám nghĩ dám làm hay không? Tất nhiên, Sở GD&ĐT sẽ có chỉ đạo thực hiện việc xếp hạng tới đây (theo Thông tư 20, 21, 22, 23) đảm bảo chính xác, công bằng nhất.
Với những chủ trương đổi mới trong kiểm tra, đánh giá, theo tôi, thi hay không thi cũng phải dạy đúng, dạy đủ, phải hết trách nhiệm với HS. Không lẽ thi thì dạy đủ, không thi thì bỏ bớt hoặc cho điểm, đánh giá không trung thực hay sao?
Như Thông tư 30 về đánh giá, xếp loại HS tiểu học cũng vậy, nhiều người nói đánh giá, nhận xét, không cho điểm là không được…Tại sao lại phải cho điểm? Nói điểm số mới thể hiện chính xác sức học của HS là chưa đúng. Bởi GV vẫn có thể cho điểm 9 – 10, mặc dù HS chỉ có thể đạt điểm 6 – 7 thôi, thậm chí có trường hợp ngược lại…
Trong khi đó đòi hỏi của GD&ĐT là cả quá trình, GV phải theo dõi, nắm bắt được sức học, bản tính từng em, phải đánh giá kịp thời, thường xuyên để có giải pháp thúc đẩy, hổ trợ để các em tiến bộ…Có cho điểm hay chỉ nhận xét bằng lời gì đều như nhau.
Vấn đề đặt ra là ở sự công tâm và trách nhiệm của người GV mà thôi. Thế kỷ 16, J. A. Cômexki - “ông tổ của nền GD cận đại” - từng nói: “Không thể hoàn thành được trách nhiệm của người thầy giáo nếu như không có tình yêu thương chân thật đối với học sinh”.
Sự chân thật ở đây là gì, hơn ai hết, người GV phải tự hiểu. Nếu quyết liệt xây dựng đội ngũ GV thật sự chuẩn mực, chắc chắn chất lượng GD sẽ tốt.
Có ý kiến cho rằng để triển khai đổi mới giáo dục, giáo viên, cán bộ quản lý cần có những đột phá, không nên an phận thủ thường, thụ động trên bảo dưới nghe... Vấn đề là làm thế nào để có những đột phá? Nếu nhận được câu hỏi này, bà sẽ trả lời như thế nào?
Người lãnh đạo, quản lý không còn là trật tự, ổn định, “trên bảo sao dưới làm vậy”, mà phải biết thay đổi, phát triển…, thậm chí như một nhà chính trị, một nhà ngoại giao, một doanh nhân, nhà tâm lý GD, nhà nghiên cứu khoa học...
NGƯT Huỳnh Lệ Giang
Xã hội loài người có trải qua nhiều chế độ xã hội khác nhau, nhiều phương thức sản xuất khác nhau, quan niệm về vị trí, vai trò của người GV trong từng chế độ đó cũng khác nhau, nhưng vị trí cao cả của nghề dạy học là không ai phủ nhận được.
Kinh nghiệm thực tiễn từ các nền GD trên thế giới, người ta luôn luôn nhận thấy rằng thành công của các cuộc cải cách GD phụ thuộc dứt khoát vào “ ý chí muốn thay đổi” cũng như chất lượng GV. Không một hệ thống GD nào có thể vươn cao quá tầm những GV làm việc cho nó”. Nói như vậy, có nghĩa vai trò của người GV không có gì có thể thay thế được.
Ngày nay, vai trò của nhà giáo thay đổi, nhưng vị trí của nhà giáo hoặc là không đổi, hoặc là được nâng cao hơn so với trước đây, nếu nhà giáo thoả mãn được những đòi hỏi của thời đại mới. GV không thể “nguội lạnh ngọn lửa yêu nghề mến trẻ” hay “an phận thủ thường”, mà GV phải giáo dục học sinh bằng chính nhân cách của mình, phải thật sự là tấm gương sáng cho HS noi theo.
Nếu người GV hay CBQL ngại thay đổi, ngại khó thì đó là một rào cản làm chậm sự phát của GD hiện nay. Có thể nói, Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản quy định về chuẩn GV, chuẩn CBQLGD và mới đây có các Thông tư 20-23 quy định vế xếp hạng GV, các chính sách về lương, phụ cấp, hay mới đây có Thông tư 108 về tinh giản biên chế, đó là các yếu tố góp phần khắc phục, triệt tiêu các lực cản đối với sự đi lên của ngành GD.
Tất nhiên, yếu tố đầu tiên quan trọng để tháo gỡ rào cản đó, trước hết là việc thực thi các văn bản này phải mạnh mẽ, công tâm, khách quan, vấn đề nằm ở chính người đứng đầu!
Hiện nay, tư tưởng “bỏ nghề” không còn hiện hữu
Nghề giáo được tôn vinh, được đánh giá cao trong xã hội, nhưng cũng rất vất vả, nhạy cảm, đôi lúc còn được coi là nghề "đi trên dây"! Xin hỏi riêng tư, nếu được bắt đầu lại từ đầu, bà có chọn nghề giáo để theo đuổi?
Nhớ lại những năm 80, lúc tôi còn học phổ thông, lương bổng GV bấy giờ chẳng là bao, lương thực thực phẩm được cấp phát theo định mức hàng tháng…, khó khăn là vậy, nhưng họ cũng không dạy thêm dạy bớt gì.
Họ rất có trách nhiệm với nghề, với vai trò của mình (phụ đạo HS yếu kém không lấy tiền, sẵng sàng đầu tư bồi dưỡng cho HS giỏi để thi đại học không kể giờ giấc…(mà hầu hết lại là GV nơi xa đến chứ không phải là người địa phương như bây giờ). Phải nói đó là cái tâm và cái nhiệt huyết của họ với ngành nghề đã vượt lên tất cả.
Đảng, Nhà nước và nhân dân đã coi trọng GD&ĐT “quốc sách hàng đầu”, điều kiện cho dạy và học tốt hơn, đầy đủ hơn, cơ hội thuận lợi rất nhiều, chỉ còn là thách thức, mà trước hết đó là thách thức tự bản thân người GV, họ có toàn tâm toàn ý hay cứ đứng trước “ngã ba đường”?
Thiết nghĩ, giai đoạn hiện nay, tư tưởng “bỏ nghề” không còn hiện hữu (bằng chứng số SV sư phạm, số GV mới ra trường ngày càng tăng). Bản thân chúng tôi, vì được học những người thầy đáng kính thuở xưa, chúng tôi hết sức trân trọng và nguyện đi theo con đường của thế hệ đi trước.
* Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi!
"Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp của các Sở, ban , ngành, đặc biệt là cha mẹ HS …, thời gian qua ngành GD Đồng Nai đã có đầy đủ những đề án đổi mới GD&ĐT, những giải pháp đột phá – tạo bước chuyển biến mạnh mẽ: từ tổ chức đội ngũ CBQL, đội ngũ GV (đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đổi mới PP…), đến CSVC (trường lớp khang trang, trang thiết bị hiện đại…), tất cả luôn luôn được sự ưu tiên quan tâm đầu tư xứng đáng với vị thế “quốc sách hàng đầu” - NGƯT Huỳnh Lệ Giang - Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Nai.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Muốn phát triển là phải dám thay đổi, hãy đồng sức đồng lòng cho sự thay đổi tích cực, nếu cứ “bàn ra” thì khi nào mới đổi mới đây?
NGƯT Huỳnh Lệ Giang
Nếu nhìn một cách tổng thể chúng ta cũng thấy được Bộ GD&ĐT đã biết và đã có giải pháp cho điều đó. Cụ thể, để thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá, thi cử, giảng dạy (Thông tư 30, kỳ thi tốt nghiệp THPT QG vừa qua kết hợp tuyển sinh đại học - cao đẳng, phương pháp giảng dạy theo hương phát huy năng lực người học…), Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT cũng có nhiều lớp tập huấn cho CB, GV cốt cán, sau đó tập huấn đại trà; cũng như việc đổi mới nội dung chương trình, SGK sắp tới cũng có nhiều hội nghị, hội thảo để tranh thủ ý kiến từ phía cộng đồng.
Hiển nhiên, mọi sự khởi đầu thì giải pháp đối với đội ngũ trước hết luôn phải bắt đầu từ đội ngũ xung kích sau đó sẽ phổ biến ( cũng như thí điểm rồi đại trà sau khi điều chỉnh, bổ sung…). Chắc chắn, Bộ GD&ĐT phải có sự thay đổi ở chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo đội ngũ sinh viên GV ở bậc ĐH ngay từ bây giờ.
Nói chung, chúng ta không vội vàng bắt tất cả điều hoàn chỉnh ngay, cái gì cũng phải có thời gian, lộ trình ( tất nhiên sự hoàn chỉnh, lộ trình, thời gian… còn phụ thuộc rất lớn vào tài năng các nhà hoạch định). Muốn phát triển là phải dám thay đổi, hãy đồng sức đồng lòng cho sự thay đổi tích cực, nếu cứ “bàn ra” thì khi nào mới đổi mới đây?
Tâm huyết và trí tuệ của người thầy luôn là sự yêu thương
Bà có suy nghĩ gì về vị thế của nhà giáo, cũng như trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên trong của công cuộc “Đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT” hiện nay?
Dù ở thời kỳ nào, vị trí nào cũng vậy, với tôi, tâm huyết và trí tuệ của người thầy luôn là sự yêu thương, “cháy" hết mình đối với học trò.
Ngày trước, người thầy răn dạy với học trò: Việc học là để tạo dựng tương lai và xây dựng đất nước giàu đẹp. Ngày nay cũng thế, ngoài truyền đạt lý tưởng, người thầy còn truyền cho học trò: lòng yêu thương con người, yêu gia đình, yêu Tổ quốc; sự sẻ chia hướng tới cộng đồng, xã hội...
Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học sinh, theo tôi người thầy giáo phải thường xuyên rèn luyện để trở thành tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách cho học trò noi theo. Bởi người thầy đóng vai trò không thể thiếu trong việc định hướng, giáo dục nhân cách cho học trò.
Tuy vậy, không thể đổ hết tất cả trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ cho thầy cô. Gia đình và toàn xã hội phải nâng cao trách nhiệm hơn nữa, góp sức cùng ngành GD&ĐT trong sự nghiệp “trăm năm trồng người”. Thời đổi mới hiện nay, trọng trách của người thầy không hề phai nhạt, mà còn cần được đề cao hơn bao giờ hết.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo viên phải thường xuyên cập nhật kiến thức truyền thụ cho học trò. Phải nói là trong đổi mới giáo dục, giáo viên đòi hỏi phải bận rộn, vất vả hơn vì ngoài giờ lên lớp, giáo viên còn phải hết sức căng thẳng làm sổ sách, giáo án, vật lộn với miếng cơm manh áo hàng ngày...
Nhưng không thể vì sự bận rộn ấy mà quên cập nhật kiến thức ở thời đại “thế giới phẳng” hiện nay. Thực tế học sinh có nhiều thời gian, ít bị chi phối hơn sẽ cập nhật kiến thức nhanh nhạy hơn giáo viên... Đây đang là một áp lực rất lớn đối với các nhà giáo nước ta thời đổi mới!
Nếu quyết liệt xây dựng đội ngũ GV thật sự chuẩn mực, chắc chắn chất lượng GD sẽ tốt
Từ thực tế chỉ đạo, triển khai tại ngành Giáo dục tỉnh Đồng Nai, bà có nhận định gì về những chủ trương đổi mới trong kiểm tra, đánh giá gần đây: Xét tuyển ở bậc THCS, đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30...?
Mặc dù ngành GD&ĐT đã chỉ đạo rất sát sao việc đánh giá, xếp loại hàng năm (đánh giá trong, đánh giá ngoài, xếp loại thi đua hàng năm…), tuy nhiên, tính xác thực cũng chưa trọn vẹn. Bởi lẽ: Cán bộ chuyên trách kiểm định, đánh giá chất lượng GD rất mỏng về số lượng chưa kể về chất lượng cũng đang có vấn đề... Bệnh thành tích nơi này nơi khác vẫn còn tồn tại.
Bên cạnh đó, tính cả nể, xuề xòa, bao biện vẫn còn (do ý thức, trách nhiệm chưa cao, tư tưởng cứ đánh giá tốt cho nhau là ổn). Một số CBQL còn bảo thủ, chưa thật sự cầu thị, hạn chế về năng lực, kỹ năng lãnh đạo…
Có thể khẳng định, ở mỗi đơn vị, không khó đánh giá chuẩn xác từng người của đơn vị mình. Vấn đề quan trọng là đòi hỏi CBQL của đơn vị đó có có khách quan, công tâm, dám nghĩ dám làm hay không? Tất nhiên, Sở GD&ĐT sẽ có chỉ đạo thực hiện việc xếp hạng tới đây (theo Thông tư 20, 21, 22, 23) đảm bảo chính xác, công bằng nhất.
Với những chủ trương đổi mới trong kiểm tra, đánh giá, theo tôi, thi hay không thi cũng phải dạy đúng, dạy đủ, phải hết trách nhiệm với HS. Không lẽ thi thì dạy đủ, không thi thì bỏ bớt hoặc cho điểm, đánh giá không trung thực hay sao?
Như Thông tư 30 về đánh giá, xếp loại HS tiểu học cũng vậy, nhiều người nói đánh giá, nhận xét, không cho điểm là không được…Tại sao lại phải cho điểm? Nói điểm số mới thể hiện chính xác sức học của HS là chưa đúng. Bởi GV vẫn có thể cho điểm 9 – 10, mặc dù HS chỉ có thể đạt điểm 6 – 7 thôi, thậm chí có trường hợp ngược lại…
Trong khi đó đòi hỏi của GD&ĐT là cả quá trình, GV phải theo dõi, nắm bắt được sức học, bản tính từng em, phải đánh giá kịp thời, thường xuyên để có giải pháp thúc đẩy, hổ trợ để các em tiến bộ…Có cho điểm hay chỉ nhận xét bằng lời gì đều như nhau.
Vấn đề đặt ra là ở sự công tâm và trách nhiệm của người GV mà thôi. Thế kỷ 16, J. A. Cômexki - “ông tổ của nền GD cận đại” - từng nói: “Không thể hoàn thành được trách nhiệm của người thầy giáo nếu như không có tình yêu thương chân thật đối với học sinh”.
Sự chân thật ở đây là gì, hơn ai hết, người GV phải tự hiểu. Nếu quyết liệt xây dựng đội ngũ GV thật sự chuẩn mực, chắc chắn chất lượng GD sẽ tốt.
Có ý kiến cho rằng để triển khai đổi mới giáo dục, giáo viên, cán bộ quản lý cần có những đột phá, không nên an phận thủ thường, thụ động trên bảo dưới nghe... Vấn đề là làm thế nào để có những đột phá? Nếu nhận được câu hỏi này, bà sẽ trả lời như thế nào?
Người lãnh đạo, quản lý không còn là trật tự, ổn định, “trên bảo sao dưới làm vậy”, mà phải biết thay đổi, phát triển…, thậm chí như một nhà chính trị, một nhà ngoại giao, một doanh nhân, nhà tâm lý GD, nhà nghiên cứu khoa học...
NGƯT Huỳnh Lệ Giang
Xã hội loài người có trải qua nhiều chế độ xã hội khác nhau, nhiều phương thức sản xuất khác nhau, quan niệm về vị trí, vai trò của người GV trong từng chế độ đó cũng khác nhau, nhưng vị trí cao cả của nghề dạy học là không ai phủ nhận được.
Kinh nghiệm thực tiễn từ các nền GD trên thế giới, người ta luôn luôn nhận thấy rằng thành công của các cuộc cải cách GD phụ thuộc dứt khoát vào “ ý chí muốn thay đổi” cũng như chất lượng GV. Không một hệ thống GD nào có thể vươn cao quá tầm những GV làm việc cho nó”. Nói như vậy, có nghĩa vai trò của người GV không có gì có thể thay thế được.
Ngày nay, vai trò của nhà giáo thay đổi, nhưng vị trí của nhà giáo hoặc là không đổi, hoặc là được nâng cao hơn so với trước đây, nếu nhà giáo thoả mãn được những đòi hỏi của thời đại mới. GV không thể “nguội lạnh ngọn lửa yêu nghề mến trẻ” hay “an phận thủ thường”, mà GV phải giáo dục học sinh bằng chính nhân cách của mình, phải thật sự là tấm gương sáng cho HS noi theo.
Nếu người GV hay CBQL ngại thay đổi, ngại khó thì đó là một rào cản làm chậm sự phát của GD hiện nay. Có thể nói, Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản quy định về chuẩn GV, chuẩn CBQLGD và mới đây có các Thông tư 20-23 quy định vế xếp hạng GV, các chính sách về lương, phụ cấp, hay mới đây có Thông tư 108 về tinh giản biên chế, đó là các yếu tố góp phần khắc phục, triệt tiêu các lực cản đối với sự đi lên của ngành GD.
Tất nhiên, yếu tố đầu tiên quan trọng để tháo gỡ rào cản đó, trước hết là việc thực thi các văn bản này phải mạnh mẽ, công tâm, khách quan, vấn đề nằm ở chính người đứng đầu!
Hiện nay, tư tưởng “bỏ nghề” không còn hiện hữu
Nghề giáo được tôn vinh, được đánh giá cao trong xã hội, nhưng cũng rất vất vả, nhạy cảm, đôi lúc còn được coi là nghề "đi trên dây"! Xin hỏi riêng tư, nếu được bắt đầu lại từ đầu, bà có chọn nghề giáo để theo đuổi?
Nhớ lại những năm 80, lúc tôi còn học phổ thông, lương bổng GV bấy giờ chẳng là bao, lương thực thực phẩm được cấp phát theo định mức hàng tháng…, khó khăn là vậy, nhưng họ cũng không dạy thêm dạy bớt gì.
Họ rất có trách nhiệm với nghề, với vai trò của mình (phụ đạo HS yếu kém không lấy tiền, sẵng sàng đầu tư bồi dưỡng cho HS giỏi để thi đại học không kể giờ giấc…(mà hầu hết lại là GV nơi xa đến chứ không phải là người địa phương như bây giờ). Phải nói đó là cái tâm và cái nhiệt huyết của họ với ngành nghề đã vượt lên tất cả.
Đảng, Nhà nước và nhân dân đã coi trọng GD&ĐT “quốc sách hàng đầu”, điều kiện cho dạy và học tốt hơn, đầy đủ hơn, cơ hội thuận lợi rất nhiều, chỉ còn là thách thức, mà trước hết đó là thách thức tự bản thân người GV, họ có toàn tâm toàn ý hay cứ đứng trước “ngã ba đường”?
Thiết nghĩ, giai đoạn hiện nay, tư tưởng “bỏ nghề” không còn hiện hữu (bằng chứng số SV sư phạm, số GV mới ra trường ngày càng tăng). Bản thân chúng tôi, vì được học những người thầy đáng kính thuở xưa, chúng tôi hết sức trân trọng và nguyện đi theo con đường của thế hệ đi trước.
* Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi!
"Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp của các Sở, ban , ngành, đặc biệt là cha mẹ HS …, thời gian qua ngành GD Đồng Nai đã có đầy đủ những đề án đổi mới GD&ĐT, những giải pháp đột phá – tạo bước chuyển biến mạnh mẽ: từ tổ chức đội ngũ CBQL, đội ngũ GV (đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đổi mới PP…), đến CSVC (trường lớp khang trang, trang thiết bị hiện đại…), tất cả luôn luôn được sự ưu tiên quan tâm đầu tư xứng đáng với vị thế “quốc sách hàng đầu” - NGƯT Huỳnh Lệ Giang - Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Nai.
Nguồn: giaoducthoidai.vn