Trước đó, trong quá trình lấy ý kiến rộng rãi dư luận để hoàn thiện Luật Giáo dục 2019, việc thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS đã được nhiều đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà giáo cũng như toàn xã hội đồng thuận, ủng hộ và cho rằng việc nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên là hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục; phù hợp với xu thế về chuẩn trình độ đào tạo của các nước trong khu vực và trên thế giới; phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Sự cần thiết nâng chuẩn là rõ ràng, nhưng cũng có ý kiến băn khoăn, hiện nay, ở một số địa phương, có nhiều giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên THCS có trình độ trung cấp, cao đẳng nhưng dạy rất tốt, vững chuyên môn, nghiệp vụ. Nếu chuẩn hóa theo quy định của Luật thì sẽ gặp vấn đề về việc thiếu giáo viên đủ tiêu chuẩn.
Từ đó, đề nghị xem xét, xây dựng lộ trình, chính sách phù hợp khi áp dụng quy định trình độ chuẩn của giáo viên các cấp học để tránh tình trạng thiếu giáo viên cục bộ, lãng phí những giáo viên có kinh nghiệm nhưng không đủ chuẩn theo quy định. Dự thảo Nghị định quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS do Bộ GD&ĐT chủ trì soạn thảo công bố mới đây có thể giải đáp được băn khoăn này.
Trong quá trình xây dựng dự thảo, Bộ GD&ĐT cho biết đã phối hợp với các địa phương tiến hành rà soát đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; cập nhật đầy đủ thông tin nhà giáo trong cơ sở dữ liệu của ngành Giáo dục. Từ đó, có đủ căn cứ về thực trạng trình độ đào tạo của giáo viên (theo từng độ tuổi, môn học, cấp học ở từng trường, từng địa phương) để xác định lộ trình, xây dựng kế hoạch thực hiện.
Lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên dự kiến thực hiện trong hơn 10 năm (1/7/2020 - 31/12/2030) để đào tạo nhà giáo chưa đạt chuẩn; bảo đảm mục tiêu đến hết năm 2030 có 100% giáo viên mầm non, tiểu học, THCS đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục 2018. Số lượng giáo viên phải thực hiện nâng trình độ chuẩn (tính đến thời điểm chiết xuất số liệu ngày 15/12/2019) là 257.506 người; như vậy trung bình mỗi năm cả nước sẽ tuyển sinh để đào tạo 25.705 người; trung bình mỗi tỉnh/thành phố 1 năm sẽ có khoảng 408 giáo viên được cử đi đào tạo.
Trong quá trình thực hiện lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo, ngành Giáo dục vẫn sử dụng có hiệu quả nhà giáo có trình độ chưa đạt chuẩn nhưng có kiến thức, năng lực, vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ. Quyền lợi, trách nhiệm của thầy cô tham gia đào tạo nâng chuẩn được quy định rõ ràng, theo hướng tạo điều kiện tối đa cho đội ngũ.
Dựa trên sự tính toán kĩ lưỡng, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào tính khả thi cao của lộ trình bồi dưỡng. Để việc thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS thực sự phát huy tác dụng thực tiễn, nâng cao chất lượng đội ngũ, thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, tạo được vị thế mới cho giáo viên, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Việc này cũng chắc chắn sẽ tạo chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, biến thách thức thành cơ hội, tạo được động lực mới để ngành Giáo dục khẳng định thêm quyết tâm chính trị trong việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
Tâm An
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Sự cần thiết nâng chuẩn là rõ ràng, nhưng cũng có ý kiến băn khoăn, hiện nay, ở một số địa phương, có nhiều giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên THCS có trình độ trung cấp, cao đẳng nhưng dạy rất tốt, vững chuyên môn, nghiệp vụ. Nếu chuẩn hóa theo quy định của Luật thì sẽ gặp vấn đề về việc thiếu giáo viên đủ tiêu chuẩn.
Từ đó, đề nghị xem xét, xây dựng lộ trình, chính sách phù hợp khi áp dụng quy định trình độ chuẩn của giáo viên các cấp học để tránh tình trạng thiếu giáo viên cục bộ, lãng phí những giáo viên có kinh nghiệm nhưng không đủ chuẩn theo quy định. Dự thảo Nghị định quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS do Bộ GD&ĐT chủ trì soạn thảo công bố mới đây có thể giải đáp được băn khoăn này.
Trong quá trình xây dựng dự thảo, Bộ GD&ĐT cho biết đã phối hợp với các địa phương tiến hành rà soát đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; cập nhật đầy đủ thông tin nhà giáo trong cơ sở dữ liệu của ngành Giáo dục. Từ đó, có đủ căn cứ về thực trạng trình độ đào tạo của giáo viên (theo từng độ tuổi, môn học, cấp học ở từng trường, từng địa phương) để xác định lộ trình, xây dựng kế hoạch thực hiện.
Lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên dự kiến thực hiện trong hơn 10 năm (1/7/2020 - 31/12/2030) để đào tạo nhà giáo chưa đạt chuẩn; bảo đảm mục tiêu đến hết năm 2030 có 100% giáo viên mầm non, tiểu học, THCS đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục 2018. Số lượng giáo viên phải thực hiện nâng trình độ chuẩn (tính đến thời điểm chiết xuất số liệu ngày 15/12/2019) là 257.506 người; như vậy trung bình mỗi năm cả nước sẽ tuyển sinh để đào tạo 25.705 người; trung bình mỗi tỉnh/thành phố 1 năm sẽ có khoảng 408 giáo viên được cử đi đào tạo.
Trong quá trình thực hiện lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo, ngành Giáo dục vẫn sử dụng có hiệu quả nhà giáo có trình độ chưa đạt chuẩn nhưng có kiến thức, năng lực, vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ. Quyền lợi, trách nhiệm của thầy cô tham gia đào tạo nâng chuẩn được quy định rõ ràng, theo hướng tạo điều kiện tối đa cho đội ngũ.
Dựa trên sự tính toán kĩ lưỡng, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào tính khả thi cao của lộ trình bồi dưỡng. Để việc thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS thực sự phát huy tác dụng thực tiễn, nâng cao chất lượng đội ngũ, thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, tạo được vị thế mới cho giáo viên, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Việc này cũng chắc chắn sẽ tạo chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, biến thách thức thành cơ hội, tạo được động lực mới để ngành Giáo dục khẳng định thêm quyết tâm chính trị trong việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
Tâm An
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại