GD&TĐ - Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các khâu trong quá trình giảng dạy là một kinh nghiệm quản lý được ông Đoàn Công Thạo - Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội) chia sẻ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường.
Các công đoạn cần thực hiện bao gồm: Lập kế hoạch giảng dạy; soạn bài và chuẩn bị bài; thực hiện nội dung chương trình và đổi mới phương pháp và hình thức dạy học; kiểm tra đánh giá kết quả học sinh;
Tham gia hội giảng, thực tập quận và thi giáo viên dạy giỏi; quá trình tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn; sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy.
Lập kế hoạch giảng dạy
Ông Đoàn Công Thạo
Việc lập kế hoạch công tác là một khâu rất quan trọng giúp giáo viên xác định nhiệm vụ trọng tâm của năm học, của từng học kì và trọng tâm của tháng, của tuần. Qua đó, nhà quản lý cũng nắm rõ nội dung làm việc của từng giáo viên và thời gian tiến hành, cách tiến hành ra sao để công việc quản lý đạt hiệu quả tốt hơn.
100% giáo viên Trường THCS Giảng Võ cho rằng đây là khâu mở đầu nhưng cũng vô cùng quan trọng quyết định đến hiệu quả dạy học và khẳng định đã thực hiện đầy đủ nghiêm túc.
Giáo viên lên kế hoạch chia làm 3 đợt: Kế hoạch đầu năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần. Kế hoạch đầu năm được gửi qua hiệu trưởng, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần thông qua sổ báo giảng và sổ cá nhân.
Soạn bài và chuẩn bị bài
Khâu soạn bài và chuẩn bị bài trên lớp cũng hết sức quan trọng. Nếu lập kế hoạch công tác là xác định nhiệm vụ dạy học trong từng thời điểm thì khâu soạn bài và chuẩn bị trên lớp thực hiện một phần nhiệm vụ ấy.
Ở khâu này, nếu giáo viên không thực hiện cẩn thận thì không thể đem lại thành công của giờ dạy.
Khi soạn bài, giáo viên phải hình dung được mục tiêu bài học về nhận thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng. Căn cứ mục tiêu, giáo viên phải đưa ra những phương pháp và tổ chức dạy học sao cho phù hợp.
Giáo viên cần dự đoán những phương án trả lời của học sinh và có đáp án vừa rõ ràng, rành mạch có tính khoa học.
Tuy nhiên, ông Đoàn Công Thạo cho biết, ý kiến của giáo viên và học sinh về việc soạn bài và chuẩn bị bài của giáo viên trước khi lên lớp chưa có sự thống nhất.
100% giáo viên cho rằng soạn bài tốt nhưng vẫn có học sinh trả lời giáo viên soạn bài ở mức độ trung bình.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng soạn bài của giáo viên, như: Nội dung sách giáo khoa, phân bố thời lượng chương trình, và sự tiếp thu cập nhật, mở rộng bài giảng của bản thân giáo viên.
Đa số giáo viên trả lời làm tốt việc thường xuyên cập nhật kiến thức mới trong bài giảng, 1/4 giáo viên trả lời làm công việc này ở mức độ khá. Trong khí đó, có học sinh cho là trung bình, thậm chí là yếu.
Như vậy, rõ ràng việc mở rộng kiến thức mới vào bài giảng của giáo viên chưa được thực hiện nhiều. Nếu đánh giá 100% soạn bài tốt là hoàn toàn mang tính chủ quan.
Thiếu cập nhật thông tin chắc chắn bài giảng sẽ xa rời thực tế. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho bài giảng trở nên kém hấp dẫn.
Thực hiện nội dung chương trình và đổi mới phương pháp và hình thức dạy học
Theo ông Đoàn Công Thạo, 100% giáo viên và học sinh của Trường THCS Giảng Võ đều cho rằng giáo viên thực hiện đúng, đầy đủ theo tiến độ chương trình.
Tuy nhiên, đôi lúc giáo viên vì phải chạy theo chương trình nên bài giảng nặng nề, thiên về nhồi nhét kiến thức.
Bên cạnh phương pháp truyền thống như phương pháp thuyết trình, phương pháp gợi mở vấn đáp, các giáo viên đã vận dụng phương pháp nêu vấn đề và giải quyết giải quyết vấn đề và phương pháp xây dựng và thực hiện các dự án trong dạy học.
Tuy nhiên phương pháp truyền thống vẫn được sử dụng đa số trong các giờ học còn phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp xây dựng và thực hiện các dự án hầu như không được áp dụng vì giáo viên cho rằng những phương pháp đó rất mất thời gian, trình độ học sinh không đồng đều nên khó có thể tiến hành.
Song song với việc đổi mới phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học hiện nay cũng ngày một đa dạng.
Theo cách dạy truyền thống chủ yếu học chính khóa và 100% học trên lớp, việc học mang tính cá nhân. Giờ đây, có thể kết hợp học chính khóa với ngoại khóa, học trong lớp, học ngoài lớp, ngoài học cá nhân còn có học nhóm.
Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh
Ông Đoàn Công Thạo khẳng định: Kiểm tra - đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với học sinh, giáo viên và đặc biệt là đối với cán bộ quản lý.
Đối với cán bộ quản lý giáo dục, công việc này sẽ cung cấp cho nhà giáo dục những thông tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Hơn nữa, đây cũng là giáo dục đầu ra của học sinh.
Cách kiểm tra đánh giá đã được thực hiện linh hoạt phong phú hơn trước.
Sử dụng trắc nghiệm khách quan trong đánh giá: Đây là điều hoàn toàn mới trong đánh giá giảng dạy. Điều đó làm cho đánh giá trong môn học dần tiến tới sự khách quan.
Sự thay đổi trong chính cách ra đề tự luận: Đề kiểm tra ngoài kiến thức trong sách vở còn mở rộng đến những vấn đề của cuộc sống; gần gũi, thiết thực hơn với học sinh.
Sự thay đổi trong quan niệm về kiểm tra bài cũ: Được tiến hành vào mọi thời điểm trong giờ học thay cho việc cứ vào đầu giờ học là giáo viên kiểm tra bài cũ như trước đây...
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Các công đoạn cần thực hiện bao gồm: Lập kế hoạch giảng dạy; soạn bài và chuẩn bị bài; thực hiện nội dung chương trình và đổi mới phương pháp và hình thức dạy học; kiểm tra đánh giá kết quả học sinh;
Tham gia hội giảng, thực tập quận và thi giáo viên dạy giỏi; quá trình tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn; sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy.
Lập kế hoạch giảng dạy
Việc lập kế hoạch công tác là một khâu rất quan trọng giúp giáo viên xác định nhiệm vụ trọng tâm của năm học, của từng học kì và trọng tâm của tháng, của tuần. Qua đó, nhà quản lý cũng nắm rõ nội dung làm việc của từng giáo viên và thời gian tiến hành, cách tiến hành ra sao để công việc quản lý đạt hiệu quả tốt hơn.
100% giáo viên Trường THCS Giảng Võ cho rằng đây là khâu mở đầu nhưng cũng vô cùng quan trọng quyết định đến hiệu quả dạy học và khẳng định đã thực hiện đầy đủ nghiêm túc.
Giáo viên lên kế hoạch chia làm 3 đợt: Kế hoạch đầu năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần. Kế hoạch đầu năm được gửi qua hiệu trưởng, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần thông qua sổ báo giảng và sổ cá nhân.
Soạn bài và chuẩn bị bài
Khâu soạn bài và chuẩn bị bài trên lớp cũng hết sức quan trọng. Nếu lập kế hoạch công tác là xác định nhiệm vụ dạy học trong từng thời điểm thì khâu soạn bài và chuẩn bị trên lớp thực hiện một phần nhiệm vụ ấy.
Ở khâu này, nếu giáo viên không thực hiện cẩn thận thì không thể đem lại thành công của giờ dạy.
Khi soạn bài, giáo viên phải hình dung được mục tiêu bài học về nhận thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng. Căn cứ mục tiêu, giáo viên phải đưa ra những phương pháp và tổ chức dạy học sao cho phù hợp.
Giáo viên cần dự đoán những phương án trả lời của học sinh và có đáp án vừa rõ ràng, rành mạch có tính khoa học.
Tuy nhiên, ông Đoàn Công Thạo cho biết, ý kiến của giáo viên và học sinh về việc soạn bài và chuẩn bị bài của giáo viên trước khi lên lớp chưa có sự thống nhất.
100% giáo viên cho rằng soạn bài tốt nhưng vẫn có học sinh trả lời giáo viên soạn bài ở mức độ trung bình.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng soạn bài của giáo viên, như: Nội dung sách giáo khoa, phân bố thời lượng chương trình, và sự tiếp thu cập nhật, mở rộng bài giảng của bản thân giáo viên.
Đa số giáo viên trả lời làm tốt việc thường xuyên cập nhật kiến thức mới trong bài giảng, 1/4 giáo viên trả lời làm công việc này ở mức độ khá. Trong khí đó, có học sinh cho là trung bình, thậm chí là yếu.
Như vậy, rõ ràng việc mở rộng kiến thức mới vào bài giảng của giáo viên chưa được thực hiện nhiều. Nếu đánh giá 100% soạn bài tốt là hoàn toàn mang tính chủ quan.
Thiếu cập nhật thông tin chắc chắn bài giảng sẽ xa rời thực tế. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho bài giảng trở nên kém hấp dẫn.
Thực hiện nội dung chương trình và đổi mới phương pháp và hình thức dạy học
Theo ông Đoàn Công Thạo, 100% giáo viên và học sinh của Trường THCS Giảng Võ đều cho rằng giáo viên thực hiện đúng, đầy đủ theo tiến độ chương trình.
Tuy nhiên, đôi lúc giáo viên vì phải chạy theo chương trình nên bài giảng nặng nề, thiên về nhồi nhét kiến thức.
Bên cạnh phương pháp truyền thống như phương pháp thuyết trình, phương pháp gợi mở vấn đáp, các giáo viên đã vận dụng phương pháp nêu vấn đề và giải quyết giải quyết vấn đề và phương pháp xây dựng và thực hiện các dự án trong dạy học.
Tuy nhiên phương pháp truyền thống vẫn được sử dụng đa số trong các giờ học còn phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp xây dựng và thực hiện các dự án hầu như không được áp dụng vì giáo viên cho rằng những phương pháp đó rất mất thời gian, trình độ học sinh không đồng đều nên khó có thể tiến hành.
Song song với việc đổi mới phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học hiện nay cũng ngày một đa dạng.
Theo cách dạy truyền thống chủ yếu học chính khóa và 100% học trên lớp, việc học mang tính cá nhân. Giờ đây, có thể kết hợp học chính khóa với ngoại khóa, học trong lớp, học ngoài lớp, ngoài học cá nhân còn có học nhóm.
Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh
Ông Đoàn Công Thạo khẳng định: Kiểm tra - đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với học sinh, giáo viên và đặc biệt là đối với cán bộ quản lý.
Đối với cán bộ quản lý giáo dục, công việc này sẽ cung cấp cho nhà giáo dục những thông tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Hơn nữa, đây cũng là giáo dục đầu ra của học sinh.
Cách kiểm tra đánh giá đã được thực hiện linh hoạt phong phú hơn trước.
Sử dụng trắc nghiệm khách quan trong đánh giá: Đây là điều hoàn toàn mới trong đánh giá giảng dạy. Điều đó làm cho đánh giá trong môn học dần tiến tới sự khách quan.
Sự thay đổi trong chính cách ra đề tự luận: Đề kiểm tra ngoài kiến thức trong sách vở còn mở rộng đến những vấn đề của cuộc sống; gần gũi, thiết thực hơn với học sinh.
Sự thay đổi trong quan niệm về kiểm tra bài cũ: Được tiến hành vào mọi thời điểm trong giờ học thay cho việc cứ vào đầu giờ học là giáo viên kiểm tra bài cũ như trước đây...
Nguồn: giaoducthoidai.vn