Nâng chất dạy – học tiếng Anh bằng giải pháp vận dụng chương trình mới

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Giờ học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài. Ảnh minh họa/internet


Thiết kế phiếu học tập và soạn tài liệu hợp lý

Theo kinh nghiệm của thầy Cương, giáo viên có thể thiết kế phiếu học tập bám sát theo bài học trong sách giáo khoa. Việc này rất cần thiết vì trên phiếu học tập có chỗ cho học sinh chú thích từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, ghi câu trả lời v.v. Phiếu học tập còn bổ sung một số hoạt động giáo viên tự thiết kế.

“Các hoạt động trong sách giáo khoa không phù hợp với năng lực học tập của học sinh thì giáo viên có thể điều chỉnh cho phù hợp và thể hiện trên phiếu học tập” – Thầy Cương chia sẻ.

Cũng theo thầy Cương, giáo viên nên soạn tài liệu bám sát và bổ trợ cho sách học sinh. Sách bài tập được chia thành từng phần cụ thể như: pronunciation, vocabulary, reading, grammar, và writing. Ngoài các nội dung bám sát sách giáo khoa, giáo viên bổ sung những kiến thức cần thiết và những kiến thức học sinh còn khiếm khuyết.

Thầy Cương cho biết: Qua nghiên cứu nhiều giáo trình giảng dạy Tiếng Anh quốc tế, Trường THPT Chu Văn An nhận thấy giáo trình Solutions của đại học Oxford có cấu trúc gần giống với cấu trúc sách giáo khoa Tiếng Anh mới.

“Nội dung trong bộ giáo trình phù hợp cho việc chuẩn bị cho học sinh tham gia các kỳ thi kiểm tra năng lực ngoại ngữ. Do đó chúng tôi quyết định đưa bộ giáo trình Solutions vào dạy trong các tiết tăng tiết và phụ đạo cho lớp học chương trình tiếng Anh mới.

Do chất lượng học sinh chỉ ở mức trung bình đến trung bình khá, chúng tôi sử dụng bộ Solutions Elementary cho khối 10, Solutions Pre-intermediate cho khối 11, và dự kiến Solutions Intermediate cho khối 12” – Thầy Cương trao đổi.

Xây dựng các mô hình học tập

Nhằm hỗ trợ cho việc dạy và học Ngoại ngữ trong nhà trường đạt hiệu quả và khắc phục khó khăn, thầy Cường cho biết: trường THPT Chu Văn An tổ chức một số mô hình học tập sau:

Học theo nhóm: Theo đó, giáo viên tiếng Anh phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, phân công cho học sinh tự học theo nhóm.

“Do đa số học sinh nhà ở xa trường nên các em tự đăng ký về thời gian và địa điểm học nhóm trong các giờ học trái buổi. Giáo viên bộ môn cùng với giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc tự học của học sinh.

Trong buổi học nhóm, học sinh cùng nhau giải quyết phần bài tập về nhà được giao, cùng nhau thực hiện các project, luyện giao tiếp bằng Tiếng Anh v.v” – thầy Cương cho hay.

Học qua fanpage facebook. Theo thầy Cương, những chiếc smart phone hiện nay đã trở nên rất phổ biến và việc sở hữu 1 chiếc smart phone có khả năng lướt web, truy cập các trang youtube, facebook là việc không quá khó khăn cho mọi người, ngay cả đối với học sinh vùng khó khăn.

Nhận thấy những mặt mạnh của trang xã hội Facebook, tổ Tiếng Anh nhà trường thành lập fanpage Chu Van An English Club trên facebook để làm cầu nối giữa giáo viên Tiếng Anh với học sinh.

“Thông qua facebook, giáo viên và học sinh có thể trao đổi những nội dung kiến thức trọng tâm, những kiến thức học sinh chưa rõ. Giáo viên có thể cung cấp thêm kiến thức và bài tập luyện tập cho học sinh.

Hàng tuần giáo viên tạo google form để học sinh tham gia trả lời câu hỏi có thưởng. Kết quả được công bố và phát thưởng hàng tuần trong giờ chào cờ” – thầy Cương chia sẻ.

Những kiến nghị, đề xuất


Bộ GD&ĐT cũng nên có quy định về ưu tiên khuyến khích đối với học sinh đạt năng lực Ngoại ngữ trên chuẩn quy định, ví dụ như cộng điểm khuyến khích tuyển sinh đầu cấp, hay cộng điểm xét tốt nghiệp THPT.


Từ thực tế dạy tiếng Anh ở trường, thầy Cương kiến nghị:Thứ nhất, ngành giáo dục quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư cơ cở vật chất, thiết bị hỗ trợ việc dạy và học ngoại ngữ.

Mỗi đơn vị trường học nên có ít nhất một phòng học ngoại ngữ. Mỗi lớp học nên được trang bị ít nhất hệ thống âm thanh được liên kết với nhau để phục vụ việc dạy kỹ năng nghe nói và để việc thực hiện kiểm tra kỹ năng nghe được thực hiện đồng bộ và có chất lượng.

Thứ hai, Bộ giáo dục đã đề ra quy định chuẩn đầu ra năng lực ngoại ngữ cho mỗi cấp học nhưng nên chú ý mức độ phù hợp với điều kiện của các vùng miền.

Ví dụ học sinh sau khi hoàn hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học phải đạt trình độ năng lực ngoại ngữ A1, vùng có điều kiện khó khăn đạt dưới ngưỡng A1; học sinh sau khi hoàn hoàn chương trình giáo dục THCS phải đạt trình độ năng lực ngoại ngữ A2, vùng có điều kiện khó khăn đạt A1; học sinh sau khi hoàn hoàn chương trình giáo dục THPT phải đạt trình độ năng lực ngoại ngữ B1, vùng có điều kiện khó khăn đạt A2.

Bài viết được tổng hợp, lược ghi từ tham luận “Mô hình trường điển hình khắc phục khó khăn về dạy Ngoại ngữ ở vùng khó khăn” của thầy Phan Phú Cương tại Hội thảo tập huấn nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh giáo dục trung học vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top