Nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Thực sự ngữ điệu có ảnh hưởng không hề nhỏ tới việc tiếp thu và hiểu đúng thông tin trong giao tiếp. Đặc biệt là với tiếng Anh, ngữ điệu không chỉ giúp người nghe hiểu điều ta đang nói, mà còn thể hiện cả thái độ, ý tứ sâu xa của lời nói.

Nếu các em hiểu đúng, rèn luyện tốt cách nói trọng âm và ngữ điệu chuẩn thì sẽ vừa nói tốt tiếng Anh, vừa nghe tốt và hiểu đúng mọi ẩn ý sâu sắc của người nói trong giao tiếp.

4. Các loại hình thức luyện tập được sử dụng cho việc phát triển kỹ năng nói:

a, Yes / No question: Câu hỏi đoán thông tin

b, Ask and answer: đặt câu hỏi và trả lời với Wh- question .

Các câu hỏi với từ để hỏi cho phép người nói tìm thêm thông tin về chủ đề mình quan tâm.

c, Dialogue build:

Giáo viên có những từ gợi ý cơ bản hoặc tranh ảnh thể hiện. Học sinh xây dựng đoạn hội thoại rồi thực hành nói.

d, Substitution drills:

Giáo viên làm mẫu một tranh. Sau đó học sinh nhìn tranh rồi thay thế nội dung.

e, Chain drills :

- Giáo viên nêu chủ đề cần luyện tập.

- Giáo viên bắt đầu bằng việc đặt một câu hỏi cho học sinh nào đó . Học sinh đó trả lời câu hỏi của giáo viên xong có nhiệm vụ đặt một câu hỏi khác cho một học sinh tiếp theo. Học sinh này có nhiệm vụ trả lời và đặt tiếp một câu hỏi cho bạn thứ ba, cứ thế hình thức luyện tập dây chuyền này được tiếp tục.

f, Role play:

- Trò chơi đóng vai nhằm củng cố những hiểu biết của học sinh về chức năng của một cấu trúc nào đó trong những hoàn cảnh tự nhiên hơn.

- Phân chia mỗi nhóm đóng một cảnh theo chủ đề giáo viên yêu cầu .

5. Các bước luyện nói cho học sinh

Tùy theo mỗi bài học mà chúng ta áp dụng phương pháp dạy học khác nhau. Về cơ bản trong quá trình luyện nói phải tuân thủ theo các quy trình sau :

a) Chuẩn bị nói (Pre-Speaking)

- Giới thiệu chủ đề của bài nói bằng cách đặt một số câu hỏi (Who, What. Where, How, why)

- Giới thiệu kiến thức ngôn ngữ mới nếu có hoặc ôn lại những kiến thức đã học để giúp các em dễ dàng trong khi luyện nói.

b) Luyện nói có kiểm soát (While-Speaking)

- Học sinh dựa vào tranh hoặc mẫu câu gợi ý để luyện nói.

- Học sinh luyện nói theo cá nhân, cặp, nhóm dưới sự kiểm soát của giáo viên.

c) Luyện nói tự do ( Post-Speaking)

- Gọi một vài cặp học sinh thực hành nói.

- Học sinh vận dụng kiến thức ngôn ngữ để áp dụng vào thực tế.

Giáo viên yêu cầu học sinh luyện nói mẫu câu mới mà các em vừa được học với những ngôn ngữ riêng của mình không cần sự hỗ trợ của giáo viên.

Những hoạt động của phần này thường là trò chơi, đóng vai. Phần này các em có thể sử dụng thêm những ngữ pháp hoặc vốn từ vựng mà các em biết nhằm nâng cao kỹ năng nói cho các em. Giáo viên hỗ trợ khi học sinh cần.

* Những điểm cần lưu ý khi dạy kỹ năng nói:

- Giáo viên cần thực hiện bước Pre speaking một cách đơn giản nhưng rõ ràng để khắc phục vấn đề thời gian. Thông thường cấu trúc câu cho học sinh thực hành đã xuất hiện hoặc đã được giới thiệu ở phần Look and say. Giáo viên chỉ cần gợi ý cho học sinh nhắc lại cấu trúc và giới thiệu thêm một số kiến thức mới nếu có.

- Trong phần While speaking, giáo viên hướng dẫn cụ thể những hoạt động mà học sinh phải làm dùng tranh ảnh và những từ gợi ý. Tranh ảnh không nhất thiết phải bám vào sách giáo khoa, có thể thay thế bằng các tranh gần gũi với đời sống hàng ngày của các em.

- Riêng phần Post speaking, giáo viên không nên hạn chế về ý tưởng cũng như ngôn ngữ, nên để học sinh nói tự do để phát huy khả năng sáng tạo của các em.

Với phương pháp dạy học mới “Lấy học sinh làm trung tâm” thì các giải pháp cho học sinh luyện tập nói như trên rất có hiệu quả trong việc phát triển kỹ năng nói cho học sinh.

Nhưng dạy nói tiếng Anh đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp sư phạm tốt, năng động, tích cực suy nghĩ các tình huống, các dạng bài tập cho phù hợp với nội dung từng bài chứ không nên lặp đi lặp lại một vài dạng luyện tập nhất định.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top