Bộ GD&ĐT cho biết: Trong những năm qua, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục các cấp đã phát triển nhanh về số lượng, chất lượng ngày càng được nâng cao, trong đó hầu hết các thầy cô giáo chấp hành tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, không ngừng học tập, tu dưỡng nên có phẩm chất chính trị tốt, đạo đức, lối sống trong sáng, mẫu mực. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, hình ảnh đội ngũ nhà giáo toàn ngành.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ GD&ĐT đã và đang thực hiện nhiều giải pháp, cụ thể:
Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
Ban hành Chương trình hành động phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017 - 2021; Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông; Thông tư quy địnhtổ chức hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên trong cơ sở giáo dục...; Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo.
Bộ GD&ĐT cũng ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên, CBQL giáo dục các cấp trong đó có quy định về phẩm chất đạo đức nhà giáo; Xây dựng chương trình bồi dưỡng nhà giáo và CBQL giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp; Rà soát, hướng dẫn nội dung bồi dưỡng thường xuyên, chú trọng bồi dưỡng đạo đức nhà giáo, kỹ năng xử lý tình huống sư phạm.
Chỉ đạo các cơ sở đào tạo giáo viên đổi mới chương trình đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên gắn với chuẩn nghề nghiệp giáo viên, trong đó chú trọng tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp.
Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; Xây dựng quy định về quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; Chỉ đạo sửa đổi, bổ sung các nội dung về đạo đức, quy tắc ứng xử vào trong quy chế làm việc, phát huy dân chủ trường học.
Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát các địa phương thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong trường học.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường chỉ đạo, khắc phục tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo, chỉ đạo các sở GD&ĐT tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục trong việc thực hiện quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống các vi phạm về đạo đức nhà giáo; Thường xuyên rà soát, phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp; Không bố trí đứng lớp với giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, kiên quyết đưa ra khỏi ngành những trường hợp vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo theo quy định của pháp luật.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Để khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ GD&ĐT đã và đang thực hiện nhiều giải pháp, cụ thể:
Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
Ban hành Chương trình hành động phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017 - 2021; Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông; Thông tư quy địnhtổ chức hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên trong cơ sở giáo dục...; Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo.
Bộ GD&ĐT cũng ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên, CBQL giáo dục các cấp trong đó có quy định về phẩm chất đạo đức nhà giáo; Xây dựng chương trình bồi dưỡng nhà giáo và CBQL giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp; Rà soát, hướng dẫn nội dung bồi dưỡng thường xuyên, chú trọng bồi dưỡng đạo đức nhà giáo, kỹ năng xử lý tình huống sư phạm.
Chỉ đạo các cơ sở đào tạo giáo viên đổi mới chương trình đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên gắn với chuẩn nghề nghiệp giáo viên, trong đó chú trọng tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp.
Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; Xây dựng quy định về quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; Chỉ đạo sửa đổi, bổ sung các nội dung về đạo đức, quy tắc ứng xử vào trong quy chế làm việc, phát huy dân chủ trường học.
Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát các địa phương thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong trường học.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường chỉ đạo, khắc phục tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo, chỉ đạo các sở GD&ĐT tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục trong việc thực hiện quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống các vi phạm về đạo đức nhà giáo; Thường xuyên rà soát, phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp; Không bố trí đứng lớp với giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, kiên quyết đưa ra khỏi ngành những trường hợp vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo theo quy định của pháp luật.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại