Muốn vào ĐH, hãy ôn thi từ bây giờ

lehoa012

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Cách tốt nhất để giảm xì trét trong mùa thi là chịu khó “còng lưng” ôn luyện ngay từ bây giờ khi năm học mới vừa bắt đầu.



Hoang mang, lo lắng, đau đầu, xì trét… là tâm trạng chung của teens cuối cấp trước ngưỡng cửa mùa thi. Và tình trạng này nâng cấp không ngừng khi càng gần đến ngày thi. Cách tốt nhất để giảm xì trét trong mùa thi là chịu khó “còng lưng” ôn luyện ngay từ bây giờ khi năm học mới vừa bắt đầu.


Hoàn thành tốt những mục tiêu ngắn hạn

Thủ khoa hai trường ĐH
Nguyễn Thanh Hải từng bật mí rằng: bạn ấy đã bắt đầu ôn thi ĐH từ hồi lớp 10. Như vậy, ôn thi ngay từ bây giờ không hề sớm đâu teens ạ! Nhưng những ai nhỡ “học lớt phớt” trong hai năm lớp 10 và lớp 11 cũng đừng lo lắng quá, bởi tất cả chúng ta đều biết trọng tâm của đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn nằm trong chương trình 12. Năm học này mới là năm học quyết định cho sự thành bại của bạn trong hai kỳ thi vào tháng 6 tới.

Hãy xem đích đến của bạn trong thời gian này chính là cổng trường ĐH và trên chặng đường đến với cái đích lớn này còn có nhiều đích nhỏ nữa. Gần nhất đó là bài kiểm tra 15 phút, 45 phút, tiếp nữa là bài kiểm tra cuối kỳ… Thay vì “nhồi” kiến thức trong giai đoạn nước rút theo kiểu “nước đến cổ mới nhảy” (trời cũng không cứu được bạn) thì bạn hãy ôn tập và tích lũy dần kiến thức qua từng bài học (chậm mà chắc lắm đấy!).

Đừng chỉ biết ngồi và lo lắng mà nên chuẩn bị cho phần kiểm tra bài cũ vào đầu giờ học ngày mai, tích cực ôn tập cho bài kiểm tra vào tuần tiếp theo. Thành công ở những mục tiêu gần đó sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu lớn.


“Học thế nào thi thế ấy” và “Thi thế nào học thế ấy”


Điều gì quyết định việc bạn có trở thành một sinh viên hay không? Tất nhiên, đó là kết quả ba bài thi của bạn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Bạn có thể thấy xu hướng ra đề những năm gần đây là: đề thi nằm trong chương trình phổ thông, không đánh đố, đảm bảo phân loại được học sinh. Như vậy, nói nôm na là “Học thế nào thi thế ấy”. Và ngược lại, kinh nghiệm của không ít tân sinh viên năm nay đã áp dụng trong mùa luyện thi 2008 là “Thi thế nào học thế ấy”.

Bạn không thể mù mờ về phương pháp làm bài thi trắc nghiệm khi mà trong hai kỳ thi quan trọng (tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ) có đến 4 môn thi theo hình thức này. Những ai tuân thủ phương châm “Thi thế nào học thế ấy”, đều định hình cho mình một phương pháp học tập, ôn luyện dựa trên tính chất và hình thức của đề thi.


Với các môn thi trắc nghiệm, tính bình quân, thời gian hoàn thành mỗi câu hỏi chỉ chưa đầy 2 phút. Như vậy bạn không nên mất nhiều thời gian "cày" những dạng bài tập khó mà nên tập trung vào các kiến thức cơ bản, ngay cả những kiến thức tưởng như nhỏ lẻ trong toàn bộ chương trình. Với hình thức trắc nghiệm câu hỏi dù khó hay dễ cũng có mức điểm như nhau cho mỗi câu.

Nếu tán thành với phương pháp này, điều bạn cần làm ngay bây giờ là tham khảo ngay các đề thi và đáp án kỳ thi ĐH, CĐ thuộc khối thi của bạn các năm gần đây. Click vào link liên kết để tải Đề thi và đáp án kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 2003-2009, Đề thi và đáp án kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ từ 2002-2009 về nhé!

Nhấn và lướt đúng chỗ


Nghiên cứu đề thi, đáp án và cả thang điểm, bạn có nhận ra những điểm chung thường có trong đề thi ĐH không? VD: Cấu trúc đề thi 3 phần thường thấy ở môn Văn: 1 câu hỏi kiểm tra kiến thức (về một tác gia lớn, một giai đoạn văn học, hoàn cảnh ra đời của một tác phẩm…); 1 câu đòi hỏi khả năng cảm thụ văn học của học sinh (thường yêu cầu nghị luận về một bài hoặc 1 đoạn thơ); câu hỏi chính và quan trọng nhất, chiếm từ 4 - 6 điểm bài thi (có thể là phân tích nhân vật, tư tưởng chủ đạo trong một tác phẩm, một thời kỳ…).


Phát hiện ra những điểm đặc biệt đó, chắc hẳn bạn đã biết mình phải tập trung vào nội dung gì rồi. Bạn có thể tham khảo thêm loạt bài về các nội dung thường gặp trong đề thi ĐH ở các môn
Toán , , Hóa , Sinh , Văn , Sử , Địa , Tiếng Anh từ kinh nghiệm của những thầy cô giáo tên tuổi đã từng tham gia chấm thi ĐH, CĐ (click vào link liên kết ở từng môn).


Biết được những nội dung quan trọng trong toàn bộ chương trình sẽ giúp bạn biết nhấn và lướt đúng chỗ. VD: Vào thời điểm này, chương trình học ở trường đang học đến nội dung A, mà nội dung này lại thường xuyên xuất hiện trong đề thi ĐH. Đảm bảo bạn sẽ chăm chú nghe giảng hơn, luyện tập các dạng đề này nhiều hơn. Bao quát toàn bộ chương trình, đầu tư nhiều thời gian cho những nội dung quan trọng là bí quyết ôn luyện mà hầu hết các thủ khoa ĐH đều nhắc đến đấy!





Luyện tập với các bài thi trắc nghiệm: Một tên trúng hai đích

Quay trở lại với tầm quan trọng của việc luyện thi trắc nghiệm, đừng cho rằng mình nằm ngoài tầm ảnh hưởng của nó ngay cả khi bạn học khối C (khối thi chưa áp dụng hình thức thi trắc nghiệm). Đơn giản là vì đế đến với kỳ thi ĐH, bạn vẫn phải vượt qua kỳ thi tốt nghiệp đã.

Đích đầu tiên mà mũi tên luyện thi trắc nghiệm bắn trúng tất nhiên là kỹ năng, kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm nhanh nhất, hợp lí nhất, hiệu quả nhất mà tự bạn sẽ rút ra được sau hàng chục lần, hàng trăm lần luyện tập. Đích thứ 2 là bạn sẽ nạp thêm được không ít kiến thức vào đầu và phát hiện ra không ít những lỗ hổng (tìm cách trám đầy nó đi thôi!).


Các bạn có thể tìm nguồn đề trắc nghiệm trên www.hocmai.vnwww.truongtructuyen.vn nhé
[Bino-www.hsnsl.net]


Mỗi người đều có cho mình những bí kíp riêng để thành công trong học tập. Những phương pháp học tập có thể phù hợp với người này nhưng chưa hẳn đã phù hợp với người khác và kinh nghiệm tự mình rút ra bao giờ cũng sâu sắc hơn hết thảy. Điều quan trọng để thành công là bạn có thực sự cố gắng và dám thử hay không. Hãy chia sẻ cùng Hocmai.vn những bí quyết của bạn nhé! Chúc bạn học tập tốt!



Bino - ST & Chỉnh sửa
Nguồn :hocmai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top