Một số ý kiến xoay quanh chương trình & sgk vl

Duy Ly

Lang thang mạng
#1
Sưu tầm, các bạn tham khảo và rút kinh nghiệm nhé
Sau 5 năm thay đổi chương trình và sách giáo khoa theo hướng đổi mới, tích cực (2002-2007) nhằm hình thành 4 năng lực chủ yếu cho học sinh( HS ) như:
·Năng lực hoạt động
·Năng lực thích ứng
·Năng lực sống và làm việc
·Năng lực tự khẳng định mình
đồng thời nêu lên vai trò quan trọng của môn vật lý trong việc hỗ trợ cho một số môn học khác như Sinh học, Hóa học, Công nghệ …thì việc xây dựng chương trình Vật lý THCS đã có những thay đổi quan trọng so với chương trình trước kia về mục tiêu kiến thức, mục tiêu kĩ năng, mục tiêu thái độ ( trang 26,27 tài liệu BDTX chu kì III môn vật lý ), trong đó HS phải bước đầu nắm được kiến thức phổ thông và cơ bản trong các lĩnh vực Cơ học, Nhiệt học, Điện học, Điện từ học… với yêu cầu rèn luyện các kĩ năng mới như kĩ năng thu thập thông tin, xử lí thông tin, truyền đạt thông tin, đề xuất các dự đoán đơn giản, có khả năng hòa nhập, hợp tác, có tinh thần trách nhiệm, có tác phong làm việc khoa học, tự đánh giá, nhận xét, phê phán…
Về sách giáo khoa cũng được biên soạn công phu hơn, đẹp hơn, số lượng kênh hình tăng rõ rệt,cuối bài bao giờ cũng có phần ghi nhớ quan trọng và mục “ có thể em chưa biết “ rất hấp dẫn với HS và cả giáo viên.
Tóm lại, chương trình và sách giáo khoa mới có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với chương trình và sách giáo khoa trước đó.
Tuy nhiên, thực tiển giảng dạy trên lớp cho thấy còn một số bất cập sau đây:
Khối 6: Gồm 2 chương
Chương I_ cơ học ( 18t ) học ở HKI, phân phối chương trình THCS môn Vật Lý của Bộ Giáo Dục và Đào tạo phát hành năm 2005 có chỗ ghi:
Tiết 17 KT HKI
Tiết 18 Ôn tập
Chúng tôi kiến nghị: nên rút gọn chương trình lại ở bài Đo độ dài ( 2 t ) xuống còn 1t, đảo thứ tự tiết ôn tập HK lên trước tiết thi HK, thường thi HKI theo đề của quận sẽ sớm hơn 1 tuần so với phân bố chương trình
Chương II_ Nhiệt học ( 17t ) học ở HKII, phân phối chương trình THCS môn Vật Lý của Bộ Giáo Dục và Đào tạo phát hành năm 2005 có chỗ ghi:
Tiết 34 KT HKII
Tiết 35 Ôn tập
và ở HKII không có tiết KT như ở HKI mà chỉ có tiết KT HK II
Chúng tôi kiến nghị: đảo thứ tự tiết ôn tập và tiết KT HKII,tăng cường thêm tiết luyện tập cho phần khối lượng riêng, trọng lượng riêng với yêu cầu tính toán đơn giản…
Lớp 6 không dạy phần điều kiện cân bằng của đòn bẩy nhưng đến lớp 8 ở bài “Định luật về công “ thì xem như HS đã biết việc này.
Trong phần nhiệt việc đưa vào chương trình phần thực hành “Đo nhiệt độ” đòi hỏi phải đun nước sôi ( không an toàn) và biểu diễn đồ thị nhiệt độ theo thời gian ( bên môn toán chưa học tới phần này ), nếu có thể nên đưa vào chương trình lớp 8
Khối 7 : Gồm 3 chương
Chương I _Quang học ( 9t ), chương II_Âm học ( 9t ) được dạy ở HKI và chương III_ điện học( 17 t) được dạy ở HKII, trong phân phối chương trình THCS môn Vật Lý của Bộ Giáo Dục và Đào tạo phát hành năm 2005 có chỗ ghi:
Tiết 17 KT HKI
Tiết 18 Tổng kết chương II

Tiết 34 KT HKII
Tiết 35 Tổng kết chương III
Chúng tôi kiến nghị: Đảo thứ tự các tiết trên đồng thời bỏ bài gương cầu lồi, gương cầu lõm trong chương trình chính thức mà chuyển sang phần “có thể em chưa biết” vì các HS thực chất chưa cần đi sâu vào 2 loại gương này, qua đó tăng cường thêm tiết luyện tập ( trong phân phối chương trình (PPCT) không hề có tiết bài tập)
Một số bài như:
bài 4:Định luật phản xạ ánh sáng, bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, bài6: Thực hành_Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, bài 22:Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện, bài 23:Tác dụng từ và tác dụng sinh lý của dòng điện …phải lượt bớt thí nghiệm vì dạy không đủ thời gian trên lớp.
Phần âm học đưa ra khái niệm ô nhiễm tiếng ồn nhưng lại không giới thiệu được thiết bị đo tiếng ồn.
Bài “ Tổng kết chương II: Âm học “ Phần II vận dụng câu 4 trang 46 SGK vật lý 7 có ghi:
Hai nhà du hành vũ trụ ở ngoài khoảng không , có thể “trò chuyện” với nhau bằng cách chạm hai cái mũ của họ vào nhau …
Điều này không hợp lý,thiếu cơ sở khoa học.
Khối 8 : Gồm 2 chương
Chương I_Cơ học (21t) được dạy ở HKI và một phần ở đầu HKII, chương II_Nhiệt học (14 t ) được dạy HKII, trong phân phối chương trình THCS môn Vật Lý của Bộ Giáo Dục và Đào tạo phát hành năm 2005 có chỗ ghi:
Tiết 17 KT HKI
Tiết 18 Ôn tập

Tiết 34 KT HKII
Tiết 35 Ôn tập
Chúng tôi kiến nghị: Đảo thứ tự các tiết trên đồng xem xét lại phân bố chương trình 1tiết/ tuần là không đủ vì lớp 8 là bắt đầu giai đoạn 2, các bài tập có mức độ yêu cầu cao hơn về định tính lẫn định lượng nhưng trong phân phối chương trình không có một tiết luyện tập nào !
Bài 5: Sự cân bằng lực – Quán tính (trang 17,18,19,20 SGK VL
: Thí nghiệm về máy ATWOOD rất hay nhưng mất nhiều thời gian để tinh chỉnh dụng cụ TN lại phải kèm thêm phần quán tính nên thường không kịp thời gian để dạy bài này chúng tôi nghĩ rằng nên đưa bài này thành tiết thực hành, sẽ vừa hấp dẫn vừa có nhiều thời gian, tách phần sự cân bằng lực & quán tính thành một bài riêng
Bài 12 Sự nổi, chưa chốt lại ý chính ở phần ghi nhớ
SGK ghi : + Vật chìm xuống khi FA < P
+ Vật nổi lên khi FA > P
+ Vật lơ lửng trong chất lỏng khi FA < P
Lẽ ra nên chốt lại là:
+ Vật nổi lên khi dv < d
+ Vật chìm xuống khi dv > d
+ Vật lơ lửng trong chất lỏng khi dv = d
Bài 18 : Tổng kết chương I CƠ HỌC không thể dạy trong 1 tiết, phải có ít nhất 2 tiết để tổng kết và chữa bài tập
Bài 24 : Công thức tính nhiệt lượng phải dạy đến 2 tiết mới tạm đủ để tiến hành các bước như SGK nêu ra.
Bài 26 Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu nên đưa thêm công thức tính hiệu suất bếp nhiệt để giải các bài tập 26.3, 26.4, 26.5, 26.6 trang 36 sách BTVL 8
Khối 9 : Gồm 4 chương Mỗi tuần học 2 tiết
Chương I_Điện học (21t) và chương II _Điện từ học( 20t ) được dạy ở HKI, chương III_Quang học (21 t ) và chương IV _ Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng ( 8 t) được dạy HKII, trong phân phối chương trình THCS môn Vật Lý của Bộ Giáo Dục và Đào tạo phát hành năm 2005 có chỗ ghi:
Tiết 35 KT HKI
Tiết 36 Ôn tập

Tiết 69 KT HKII
Tiết 70 Ôn tập
Chúng tôi kiến nghị: Đảo thứ tự các tiết này, ngoài ra nên có tiết ôn tập về các khái niệm quan trọng như cường độ dòng điện, hiệu điện thế ,sơ đồ mạch điện, vôn kế ,ampekế …ở phần mở đầu chương Điện học vì phần điện HS được học trong chương trình lớp 7 đã quá lâu lại gấp gáp ở cuối HKII
Bài 18 Thực hành :Kiểm nghiệm mối quan hệ Q ~ I2 trong định Joule-Lenz khó thực hiện vì các dụng cụ hiện hành không đáp ứng nổi nên kết quả thí nghiệm sai lệch rất nhiều, phần này nên dung thí nghiệm ảo hoặc phải có dụng cụ thí nghiệm thật tốt.
Phần điện từ với các dụng cụ thí nghiệm khá phù hợp nên dễ dạy, dễ thuyết phục HS hơn so chương trình cũ rất nhiều,tuy nhiên các dụng cụ này chế tạo không bền, chỉ sau một năm đã hỏng khá nhiều
Phần quang học: nên đưa phần quang lý học về sự phân tích và tổng hợp ánh sáng trắng chuyển xuống học ở lớp 7 vì cũng chỉ mới học các khái niệm định tính,trong khi đó phần quang hình về gương phẳng ở lớp 7 HS lại phải thừa nhận các phép chứng minh hình học vì môn toán chưa học tới tam giác đồng dạng, đoạn thẳng tỉ lệ …
Chương IV Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng nên đưa thành phần đọc thêm để dành các tiết này cho ôn tập tổng kết chương trình Vật lý 9, thực tế là giai đoạn này cũng là lúc ôn thi HKII mà thời gian để HS luyện tập là quá ít.
Trên đây là một số vấn đề về chương trình và sách giáo khoa của các lớp THCS mà qua thực tế giảng dạy chúng tôi rút ra được, tuy nhiên cũng còn một số vấn đề nữa mà chúng tôi chưa nêu ra được nên cũng rất mong được các quí vị đồng nghiệp góp ý thêm để cho việc học của HS và dạy học của giáo viên đạt được kết quả cao hơn.
 

Bình luận bằng Facebook

Top