Một số phương pháp dạy ngữ pháp hiệu quả

bu0n_c4_+)0j

Thành viên
#1
Khi giới thiệu cấu trúc: Too + adjective + to do something bạn có thể với tay lên trần nhà và hỏi học viên: “Can I touch it?” Học viên sẽ trả lời: “No, you can’t”. Sau đó bạn có thể dễ dàng đưa ra cấu trúc bằng cách nói: “You’re right. No, I can’t because it’s too high to touch”.


Vấn đề giảng dạy ngữ pháp từ trước tới giờ luôn được các giáo viên Việt Nam coi trọng, đặc biệt là đối với phương pháp giảng dạy Tiếng Anh truyền thống. Mặc dù hiện tại chúng ta đã dần chuyển sang áp dụng phương pháp giảng dạy mới như Communicative Language Teaching nhưng ngữ pháp vẫn là một mảng đề tài khá quan trọng. Tất nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng cách thức giảng dạy ngữ pháp trong bối cảnh mới này là hoàn toàn khác so với cách học trước kia. Dưới đây là một số cách thức giảng dạy ngữ pháp hiệu quả:
1. Dạy ngữ pháp thông qua việc đưa ra các cấu trúc, quy luật và ví dụ
Đưa ra những công thức cụ thể cho một vấn đề ngữ pháp và giải thích cách sử dụng của nó là hướng tiếp cận mà nhiều cuốn sách ngữ pháp đã làm (Cuốn Grammar in Use của Murphy là một ví dụ). Nhưng đó không phải là cách thức tối ưu nhất khi học ngữ pháp bởi người học ở đây đóng vai trò khá bị động. Người học chủ yếu chỉ ghi nhớ các công thức mà không hề suy nghĩ về nó một cách sâu sắc hơn.
Việc giới thiệu các vấn đề và cấu trúc ngữ pháp trong một bối cảnh cụ thể và có ý nghĩa sẽ khiến cho vấn đề ngữ pháp đó dễ hiểu và dễ ghi nhớ hơn đối với người học. Nhờ có tình huống cụ thể mà người học có thể đoán được cách thức sử dụng của cấu trúc ngữ pháp. Sau đó, nếu những phỏng đoán này được bạn kiểm chứng lại, họ sẽ có khả năng ghi nhớ lâu hơn rất nhiều.

2. Sử dụng hình ảnh minh họa sinh động để giới thiệu vấn đề ngữ pháp
Đối với một số vấn đề ngữ pháp, việc sử dụng hình ảnh là một sự lựa chọn hay giúp bạn đưa ra cấu trúc một cách sinh động, trực tiếp và rõ ràng.
Ví dụ, khi giới thiệu cấu trúc: Too + adjective + to do something
Bạn có thể với tay lên trần nhà và hỏi học viên:
“Can I touch it?”
Học viên sẽ trả lời: “No, you can’t”.
Sau đó bạn có thể dễ dàng đưa ra cấu trúc bằng cách nói:
“You’re right. No, I can’t because it’s too high to touch”.

3. Giới thiệu vấn đề, cấu trúc ngữ pháp thông qua tình huống
Cách thức giới thiệu ngữ pháp thông qua hình ảnh khá thú vị nhưng không phải lúc nào ta cũng có thể làm được, đặc biệt trong những trường hợp cấu trúc hay vấn đề ngữ pháp khó và phức tạp. Trong những trường hợp như thế này thì việc giới thiệu vấn đề hay cấu trúc ngữ pháp trong một tình huống thực tế cụ thể sẽ là cách giúp học viên tiếp cận vấn đề tốt và nhanh hơn. Ngoài ra, cách giới thiệu này cũng rất có ích trong quá trình thực hành sau này bởi học viên đã biết cách sử dụng cấu trúc ngữ pháp trong tình huống cụ thể ngoài đời. Đây là phương pháp giảng dạy ngữ pháp phổ biến nhất từ trước đến nay ở Việt Nam vì các giáo viên luôn đưa ra các câu ví dụ điển hình rồi mới phân tích cấu trúc ngữ pháp có trong các câu ví dụ đó.
Khi giới thiệu một vấn đề ngữ pháp mới, bạn nên dùng những từ mà học viên đã biết để làm vấn đề ngữ pháp trở nên dễ hiểu hơn và học viên cũng có thể tập trung vào bản thân cấu trúc ngữ pháp đó. Hơn nữa, bất cứ khi nào một vấn đề mới được giới thiệu thì bạn cũng nên nhắc lại những vấn đề liên quan mà học viên đã được học trước đây để kiến thức của học viên có thể dần dần được nâng lên thông qua biện pháp ôn tập cuốn chiếu này
Ngoài ra, bạn cũng có thể cùng lúc kết hợp các phương pháp giảng dạy trên sao cho linh hoạt, không nhất thiết chỉ sử dụng một phương pháp hay một cách thức cụ thể nào, miễn sao chúng ta phải đảm bảo rằng ngữ pháp luôn được dạy trong bối cảnh, tình huống và được học vì mục đích giao tiếp trong xã hội.
Tham khảo thêm các kinh nghiệm dạy ngữ pháp khác:
Chiếc dập ghim và mệnh đề quan hệ
Để giờ học ngữ pháp trở nên hiệu quả


Bích Hòa - Global Education (tổng hợp)
 

Bình luận bằng Facebook

Top