ThS Hoàng Mai Lan – giáo viên Trường THPT Trung Sơn (Yên Sơn, Tuyên Quang) “bật mí” bí quyết ôn thi và làm bài thi để đạt kết cao với nội dung này.
Những kiến thức cần ghi nhớ
- Giai đoạn 1930 - 1945 gồm nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Theo cô, học sinh cần chú ý đến kiến thức trọng tâm gì?
- Lịch sử Việt Nam 1930 - 1945 được chia thành 3 giai đoạn chính: 1930 - 1935; 1936 - 1939; 1939 - 1945, trong đó tập trung vào 3 phong trào: Phong trào cách mạng 1930 - 1931; Dân chủ 1936 - 1939; Giải phóng dân tộc 1939 - 1945. Đây là giai đoạn Đảng lãnh đạo cách mạng thực hiện nhiệm vụ chiến lược: Chống đế quốc và phong kiến. Những kiến thức HS cần ghi nhớ và nắm chắc: Hoàn cảnh lịch sử (thế giới và trong nước); chủ trương đường lối lãnh đạo của Đảng; diễn biến chính của các phong trào cách mạng; kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm.
- Để nắm chắc kiến thức về giai đoạn lịch sử này, học sinh cần lưu ý điều gì, thưa cô?
- Thứ nhất, HS cần nắm tổng thể nội dung chương trình, nội dung từng giai đoạn.
Cách 1: Phân kỳ các giai đoạn. Việc chia giai đoạn giúp các em xác định những sự kiện chính trong từng giai đoạn. Các em cần nắm chắc nguyên nhân; Chủ trương của Đảng; diễn biến; kết quả ý nghĩa và bài học kinh nghiệm.
Thạc sĩ Hoàng Mai Lan. Ảnh: NVCC
Cách 2: Sử dụng sơ đồ tư duy, sơ đồ nhánh để hệ thống các giai đoạn và nội dung chính. Ngoài ra, HS có thể ôn tập theo từng chủ đề: Nhóm kiến thức theo chủ đề giúp HS ôn sâu và nâng cao kiến thức. Cụ thể giai đoạn 1930 - 1945 có thể chia thành các chủ đề: Phong trào cách mạng Việt Nam từ 1930 - 1939. Chủ đề này, HS cần ôn tập và hệ thống kiến thức về phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939. Các em nên lập bảng so sánh hai phong trào này với các vấn đề như: Những điểm chung gồm: Đường lối chiến lược, nhiệm vụ chiến lược, lãnh đạo, ý nghĩa. Và những điểm khác nhau như: Xác định kẻ thù, nhiệm vụ trực tiếp trước mắt, hình thức - phương pháp đấu tranh, lực lượng, mặt trận và bài học kinh nghiệm...
Thứ hai, HS cần nắm chắc các hình thức mặt trận và vai trò của mặt trận trong những năm 1930 - 1945. Các em cần chủ động ghi chép theo cách riêng của mình. Tốt nhất nên có một sổ tay để thống kê các sự kiện chính của từng giai đoạn lịch sử. Đồng thời tăng cường giải đề trong giải đoạn “nước rút”. Trong quá trình giải đề, các em nên có lời giải chi tiết đối với các câu hỏi từ mức độ thông hiểu đến vận dụng cao.
Nhận diện từ khóa: Yêu cầu bắt buộc
- Một số GV thường dạy theo cách nhận diện từ khóa. Theo cô, ở các sự kiện lịch sử trong giai đoạn 1930 - 1945, HS học và làm bài thi theo cách này như thế nào?
- Bài thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan có kiến thức rộng, gồm cả chương trình lớp 11 và 12. Vì thế, HS không chỉ biết, mà còn phải hiểu sự kiện, vấn đề lịch sử, phải có sự xâu chuỗi giữa các sự kiện, biết phân tích, khái quát, rút ra mối liên hệ, so sánh. Việc xác định yêu cầu của câu hỏi (câu dẫn) rất quan trọng trong làm bài thi, do đó trong quá trình làm bài trắc nghiệm, nhận diện từ khóa là yêu cầu bắt buộc đối với HS. Tìm được từ khóa, các em sẽ xác định đúng giai đoạn lịch sử, kiến thức về sự kiện; từ đó nhận định, đánh giá, so sánh sự kiện để chọn đúng đáp án, loại được các phương án nhiễu. Nhận diện từ khóa không phải là mẹo mà là một phương pháp trong giải đề.
Trong quá trình ôn tập lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, các em phải xác định được các từ khóa ở các mức độ: Mức độ nhận biết: Đề cập đến sự kiện nào, nội dung của sự kiện. Mức độ thông hiểu: Hiểu về hoàn cảnh chủ quan, khách quan; về lực lượng chủ yếu, về ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm. Mức độ vận dụng: So sánh, phân tích, đánh giá, liên hệ các sự kiện, vấn đề lịch sử.
Ví dụ: Câu dẫn: Sau khi về nước (năm 1941), Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì hội nghị nào? (có 4 phương án lựa chọn). HS cần xác định từ khóa là: Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì hội nghị. Các em vận dụng kiến thức đã học ở bài 16 về Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) để chọn đáp án đúng.
Ngoài những từ khóa về sự kiện, nội dung sự kiện hay đánh giá, so sánh sự kiện, các em không được bỏ qua mốc thời gian trong câu dẫn để tránh nhầm lẫn các sự kiện.
- Cô có lưu ý gì cho HS để có thể đạt điểm cao khi làm bài thi có phần kiến thức thuộc giai đoạn lịch sử nêu trên?
- Giai đoạn lịch sử Việt Nam 1930 - 1945 có nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, trong đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT (ở cả lần 1 và lần 2) đều có các câu hỏi liên quan đến giai đoạn này. Cụ thể, lần 1 có 9 câu (22,5%), lần 2 có 8 câu (20%). Do đó, HS chủ động học tập và ôn luyện. Các em cần nắm chắc những sự kiện chính trong giai đoạn 1930 - 1945, sắp xếp sự kiện theo đúng trình tự, tìm hiểu mối liên quan giữa các sự kiện, tránh học máy móc dẫn đến khó nhớ, dễ quên.
Phần ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm, nguyên nhân thắng lợi giữa các phong trào thường khó nhớ và dễ bị nhầm lẫn. Do đó, HS không cần học dài như trong sách giáo khoa, hãy ghi tóm tắt theo ý hiểu và diễn đạt của mình, miễn không sai kiến thức là được. Đặc biệt lưu ý những điểm riêng về ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm, nguyên nhân thắng lợi của từng phong trào. Các em cũng cần rèn luyện kĩ năng làm đề thi trắc nghiệm, xác định từ khóa, câu nào biết làm trước; câu nào chưa biết làm sau…
- Xin cảm ơn cô!
“HS cần nắm chắc chủ trương của Đảng trong những năm 1939 - 1945. Lập bảng so sánh nội dung các Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 và tháng 5/1941. Đặc biệt là cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945. Các em cần ghi nhớ: Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng, diễn biến chính, tính chất, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm…”.
ThS Hoàng Mai Lan
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Những kiến thức cần ghi nhớ
- Giai đoạn 1930 - 1945 gồm nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Theo cô, học sinh cần chú ý đến kiến thức trọng tâm gì?
- Lịch sử Việt Nam 1930 - 1945 được chia thành 3 giai đoạn chính: 1930 - 1935; 1936 - 1939; 1939 - 1945, trong đó tập trung vào 3 phong trào: Phong trào cách mạng 1930 - 1931; Dân chủ 1936 - 1939; Giải phóng dân tộc 1939 - 1945. Đây là giai đoạn Đảng lãnh đạo cách mạng thực hiện nhiệm vụ chiến lược: Chống đế quốc và phong kiến. Những kiến thức HS cần ghi nhớ và nắm chắc: Hoàn cảnh lịch sử (thế giới và trong nước); chủ trương đường lối lãnh đạo của Đảng; diễn biến chính của các phong trào cách mạng; kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm.
- Để nắm chắc kiến thức về giai đoạn lịch sử này, học sinh cần lưu ý điều gì, thưa cô?
- Thứ nhất, HS cần nắm tổng thể nội dung chương trình, nội dung từng giai đoạn.
Cách 1: Phân kỳ các giai đoạn. Việc chia giai đoạn giúp các em xác định những sự kiện chính trong từng giai đoạn. Các em cần nắm chắc nguyên nhân; Chủ trương của Đảng; diễn biến; kết quả ý nghĩa và bài học kinh nghiệm.
Thạc sĩ Hoàng Mai Lan. Ảnh: NVCC
Cách 2: Sử dụng sơ đồ tư duy, sơ đồ nhánh để hệ thống các giai đoạn và nội dung chính. Ngoài ra, HS có thể ôn tập theo từng chủ đề: Nhóm kiến thức theo chủ đề giúp HS ôn sâu và nâng cao kiến thức. Cụ thể giai đoạn 1930 - 1945 có thể chia thành các chủ đề: Phong trào cách mạng Việt Nam từ 1930 - 1939. Chủ đề này, HS cần ôn tập và hệ thống kiến thức về phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939. Các em nên lập bảng so sánh hai phong trào này với các vấn đề như: Những điểm chung gồm: Đường lối chiến lược, nhiệm vụ chiến lược, lãnh đạo, ý nghĩa. Và những điểm khác nhau như: Xác định kẻ thù, nhiệm vụ trực tiếp trước mắt, hình thức - phương pháp đấu tranh, lực lượng, mặt trận và bài học kinh nghiệm...
Thứ hai, HS cần nắm chắc các hình thức mặt trận và vai trò của mặt trận trong những năm 1930 - 1945. Các em cần chủ động ghi chép theo cách riêng của mình. Tốt nhất nên có một sổ tay để thống kê các sự kiện chính của từng giai đoạn lịch sử. Đồng thời tăng cường giải đề trong giải đoạn “nước rút”. Trong quá trình giải đề, các em nên có lời giải chi tiết đối với các câu hỏi từ mức độ thông hiểu đến vận dụng cao.
Nhận diện từ khóa: Yêu cầu bắt buộc
- Một số GV thường dạy theo cách nhận diện từ khóa. Theo cô, ở các sự kiện lịch sử trong giai đoạn 1930 - 1945, HS học và làm bài thi theo cách này như thế nào?
- Bài thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan có kiến thức rộng, gồm cả chương trình lớp 11 và 12. Vì thế, HS không chỉ biết, mà còn phải hiểu sự kiện, vấn đề lịch sử, phải có sự xâu chuỗi giữa các sự kiện, biết phân tích, khái quát, rút ra mối liên hệ, so sánh. Việc xác định yêu cầu của câu hỏi (câu dẫn) rất quan trọng trong làm bài thi, do đó trong quá trình làm bài trắc nghiệm, nhận diện từ khóa là yêu cầu bắt buộc đối với HS. Tìm được từ khóa, các em sẽ xác định đúng giai đoạn lịch sử, kiến thức về sự kiện; từ đó nhận định, đánh giá, so sánh sự kiện để chọn đúng đáp án, loại được các phương án nhiễu. Nhận diện từ khóa không phải là mẹo mà là một phương pháp trong giải đề.
Trong quá trình ôn tập lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, các em phải xác định được các từ khóa ở các mức độ: Mức độ nhận biết: Đề cập đến sự kiện nào, nội dung của sự kiện. Mức độ thông hiểu: Hiểu về hoàn cảnh chủ quan, khách quan; về lực lượng chủ yếu, về ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm. Mức độ vận dụng: So sánh, phân tích, đánh giá, liên hệ các sự kiện, vấn đề lịch sử.
Ví dụ: Câu dẫn: Sau khi về nước (năm 1941), Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì hội nghị nào? (có 4 phương án lựa chọn). HS cần xác định từ khóa là: Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì hội nghị. Các em vận dụng kiến thức đã học ở bài 16 về Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) để chọn đáp án đúng.
Ngoài những từ khóa về sự kiện, nội dung sự kiện hay đánh giá, so sánh sự kiện, các em không được bỏ qua mốc thời gian trong câu dẫn để tránh nhầm lẫn các sự kiện.
- Cô có lưu ý gì cho HS để có thể đạt điểm cao khi làm bài thi có phần kiến thức thuộc giai đoạn lịch sử nêu trên?
- Giai đoạn lịch sử Việt Nam 1930 - 1945 có nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, trong đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT (ở cả lần 1 và lần 2) đều có các câu hỏi liên quan đến giai đoạn này. Cụ thể, lần 1 có 9 câu (22,5%), lần 2 có 8 câu (20%). Do đó, HS chủ động học tập và ôn luyện. Các em cần nắm chắc những sự kiện chính trong giai đoạn 1930 - 1945, sắp xếp sự kiện theo đúng trình tự, tìm hiểu mối liên quan giữa các sự kiện, tránh học máy móc dẫn đến khó nhớ, dễ quên.
Phần ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm, nguyên nhân thắng lợi giữa các phong trào thường khó nhớ và dễ bị nhầm lẫn. Do đó, HS không cần học dài như trong sách giáo khoa, hãy ghi tóm tắt theo ý hiểu và diễn đạt của mình, miễn không sai kiến thức là được. Đặc biệt lưu ý những điểm riêng về ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm, nguyên nhân thắng lợi của từng phong trào. Các em cũng cần rèn luyện kĩ năng làm đề thi trắc nghiệm, xác định từ khóa, câu nào biết làm trước; câu nào chưa biết làm sau…
- Xin cảm ơn cô!
“HS cần nắm chắc chủ trương của Đảng trong những năm 1939 - 1945. Lập bảng so sánh nội dung các Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 và tháng 5/1941. Đặc biệt là cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945. Các em cần ghi nhớ: Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng, diễn biến chính, tính chất, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm…”.
ThS Hoàng Mai Lan
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại