Theo chị Phan Hồ Điệp - mẹ "thần đồng" Đỗ Nhật Nam , ai cũng biết kỷ luật hay trừng phạt con là những điều không nên. Tuy nhiên mọi người thường có sự nhầm lẫn giữa tự do và kỷ luật. Chính vì vậy, kỷ luật tích cực tức là những quy tắc theo hướng tích cực chứ không theo nghĩa là trừng phạt con.
“Tôi thường thấy là các phụ huynh cầu cứu chuyên gia và các nhà sư phạm với mong muốn cho con tốt hơn nhưng khi hỏi về những chi tiết rất nhỏ nhặt của con như hiện giờ con rất thích cái gì thì bố mẹ thường tỏ ra lúng túng. Tôi cũng nghĩ, không có chuyên gia nào tốt nhất bằng chính các bậc cha mẹ.
Chính vì vậy, các bạn nên cố gắng dành thời gian tối đa để trò chuyện, lắng nghe và quan sát con bằng cả tấm lòng. Điều này không chỉ là quan sát các khía cạnh bên ngoài mà còn là việc hiểu con theo cách mà con muốn chứ không phải là hiểu con theo cách mà bạn muốn”, chị Phan Hồ Điệp chia sẻ.
“Tôi nhớ hồi bé Nam học bình thường, chữ thì vô cùng xấu nên không bao giờ được chức vụ gì, kể cả bàn trưởng. Thế nên cô giáo cho một chức rất mơ hồ là đi chia cơm buổi trưa. Hôm nào con trai đi học về, tôi hỏi thì đều thấy Nam đều kể mình ngồi cạnh một bạn nữ.
Hóa ra là để xin thịt của bạn ấy do bạn ấy không thích ăn thịt. Xin mãi thì cũng ngại nên có hôm, Nam bảo bạn: “Cho tớ mượn miếng thịt của bạn được không”. Đó là những kỉ niệm rất đáng yêu của quãng đời ấu thơ của con mà suýt nữa tôi đã bỏ qua, nếu tôi không gần gũi con”, chị Điệp kể lại.
Chị cũng cho hay, chị áp dụng theo phương pháp Montessori cho Nam từ nhỏ. Trong đó có một nguyên tắc quan trọng là tôn trọng sự tự lập của trẻ và đặc biệt là khoảng thời gian nào trẻ làm việc thì không được can thiệp.
Theo chị Điệp, cách cư xử vừa mềm mỏng, vừa kiên quyết của người lớn có thể giúp bất kì đứa trẻ nào – từ em bé 3 tuổi chập chững tập đi, đến 1 bạn tuổi teen nổi loạn – cũng có thể học được cách hợp tác thật linh hoạt và tinh thần kỉ luật tích cực mà không bị tổn thương tới lòng tự trọng.
Chị cho hay: “Nuôi dạy con cũng phải là quá trình bạn được sống là chính mình. Nếu bạn là kiểu người nhẹ nhàng thì bạn cứ là người nhẹ nhàng. Nếu bạn là người mạnh mẽ thì bạn không cần phải dịu dàng. Không nên thay đổi, cố tỏ ra là mình mạnh mẽ, hay cố tỏ ra mình là người nhẹ nhàng hơn. Khi bạn được sống là mình, bạn sẽ tìm ra những cách rất mẹ để tiếp cận và giáo dục con.
Nếu bạn muốn con bạn hạnh phúc thì bạn phải là một người hạnh phúc trước. Nếu bạn muốn con bạn tự lập thì bạn phải là người tự chủ trước. Bạn đừng cố gắng lấy một cái cây nào đó bằng một thứ hạt mà bạn không gieo trồng. Điều đó gần như là không thể.
Bạn hãy tự do sống với con người mình, nếu bạn cáu giận, lúc buồn khổ bạn có thể tìm một chỗ để vơi đi nỗi bực tực của mình. Bạn không nên quá căng thẳng vì điều đó và mình tin là sự chân thành của bạn sẽ cảm hóa được đứa con của mình.”
"Làm cha mẹ" được coi là một nghề và không có công thức nào hoàn hảo cho từng phụ huynh trong những tình huống cụ thể, chỉ có một cách duy nhất là cha mẹ phải nỗ lực từng ngày từng ngày để thấu hiểu chính mình và thấu hiểu con cái.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
“Tôi thường thấy là các phụ huynh cầu cứu chuyên gia và các nhà sư phạm với mong muốn cho con tốt hơn nhưng khi hỏi về những chi tiết rất nhỏ nhặt của con như hiện giờ con rất thích cái gì thì bố mẹ thường tỏ ra lúng túng. Tôi cũng nghĩ, không có chuyên gia nào tốt nhất bằng chính các bậc cha mẹ.
Chính vì vậy, các bạn nên cố gắng dành thời gian tối đa để trò chuyện, lắng nghe và quan sát con bằng cả tấm lòng. Điều này không chỉ là quan sát các khía cạnh bên ngoài mà còn là việc hiểu con theo cách mà con muốn chứ không phải là hiểu con theo cách mà bạn muốn”, chị Phan Hồ Điệp chia sẻ.
“Tôi nhớ hồi bé Nam học bình thường, chữ thì vô cùng xấu nên không bao giờ được chức vụ gì, kể cả bàn trưởng. Thế nên cô giáo cho một chức rất mơ hồ là đi chia cơm buổi trưa. Hôm nào con trai đi học về, tôi hỏi thì đều thấy Nam đều kể mình ngồi cạnh một bạn nữ.
Hóa ra là để xin thịt của bạn ấy do bạn ấy không thích ăn thịt. Xin mãi thì cũng ngại nên có hôm, Nam bảo bạn: “Cho tớ mượn miếng thịt của bạn được không”. Đó là những kỉ niệm rất đáng yêu của quãng đời ấu thơ của con mà suýt nữa tôi đã bỏ qua, nếu tôi không gần gũi con”, chị Điệp kể lại.
Chị cũng cho hay, chị áp dụng theo phương pháp Montessori cho Nam từ nhỏ. Trong đó có một nguyên tắc quan trọng là tôn trọng sự tự lập của trẻ và đặc biệt là khoảng thời gian nào trẻ làm việc thì không được can thiệp.
Theo chị Điệp, cách cư xử vừa mềm mỏng, vừa kiên quyết của người lớn có thể giúp bất kì đứa trẻ nào – từ em bé 3 tuổi chập chững tập đi, đến 1 bạn tuổi teen nổi loạn – cũng có thể học được cách hợp tác thật linh hoạt và tinh thần kỉ luật tích cực mà không bị tổn thương tới lòng tự trọng.
Chị cho hay: “Nuôi dạy con cũng phải là quá trình bạn được sống là chính mình. Nếu bạn là kiểu người nhẹ nhàng thì bạn cứ là người nhẹ nhàng. Nếu bạn là người mạnh mẽ thì bạn không cần phải dịu dàng. Không nên thay đổi, cố tỏ ra là mình mạnh mẽ, hay cố tỏ ra mình là người nhẹ nhàng hơn. Khi bạn được sống là mình, bạn sẽ tìm ra những cách rất mẹ để tiếp cận và giáo dục con.
Nếu bạn muốn con bạn hạnh phúc thì bạn phải là một người hạnh phúc trước. Nếu bạn muốn con bạn tự lập thì bạn phải là người tự chủ trước. Bạn đừng cố gắng lấy một cái cây nào đó bằng một thứ hạt mà bạn không gieo trồng. Điều đó gần như là không thể.
Bạn hãy tự do sống với con người mình, nếu bạn cáu giận, lúc buồn khổ bạn có thể tìm một chỗ để vơi đi nỗi bực tực của mình. Bạn không nên quá căng thẳng vì điều đó và mình tin là sự chân thành của bạn sẽ cảm hóa được đứa con của mình.”
"Làm cha mẹ" được coi là một nghề và không có công thức nào hoàn hảo cho từng phụ huynh trong những tình huống cụ thể, chỉ có một cách duy nhất là cha mẹ phải nỗ lực từng ngày từng ngày để thấu hiểu chính mình và thấu hiểu con cái.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại