Cô Phan Hồ Điệp cho biết, rất nhiều cha mẹ từng "bó tay" vì không biết dạy con như thế nào: Con tôi không bao giờ chịu nghe lời. Con tôi nói dối và gây rối. Con tôi ném đồ, la hét. Con tôi rất lười, không chịu làm gì cả. Con tôi thích thắng trong mọi trò chơi. Con tôi không biết giữ đồ chơi…
Theo cô Phan Hồ Điệp, cha mẹ hãy bình tĩnh và thử 14 "công thức" (CT) dưới đây để dạy con.
Đôi khi, cha mẹ cũng cần giống như các thầy cô giáo ở trường, có thể một mình quản lý được rất nhiều trẻ "khó bảo". Và vì thế, hãy thử làm giáo viên để áp dụng những CT này:
CT1: Thiết lập quyền lực sớm - cần cho trẻ biết, người “lãnh đạo” là ai bằng cách thiết lập những quy định và luôn tuân thủ quy định đó. Giáo viên nói rõ ràng về quy định, sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Giọng nói không gay gắt nhưng thật cương quyết. Các quy định bao gồm các giới hạn cho phép, sự mong đợi và hậu quả của việc không nghe lời.
Ngoài ra, giáo viên cũng LUÔN để trẻ trong tầm mắt khi nói chuyện. Muốn có được sự tôn trọng và chú ý với trẻ, giáo viên có thể bị chai đầu gối ( vì quỳ xuống nói chuyện với trẻ).
CT2: Kể với đứa trẻ về những lỗi lầm của chính cô giáo khi còn nhỏ. Cho trẻ thấy mọi người đều phạm sai lầm. Điều đó khiến đứa trẻ dễ dàng chia sẻ hơn.
CT3: Thừa nhận cảm xúc của trẻ. Không gán ghép bất cứ từ ngữ không hay nào cho trẻ. Kiên nhẫn lắng nghe, ôm, kể chuyện, vỗ về trẻ.
CT4: Không cần bắt ép trẻ xin lỗi. Vì khi đó trẻ sẽ chỉ xin lỗi mà không nhận được bài học.
CT5: Giáo viên sẽ giúp trẻ HÍT THỞ, giúp trẻ QUẢN LÝ cơ thể bằng cách thực hiện trò chơi: Rùa rụt mai. Tưởng tượng như con rùa rụt đầu trong cổ sau đó hít thở thật sâu. Hoặc để trẻ tưởng tượng nở ra như một bông hoa hoặc thổi tắt một ngọn nến.
CT6: Giải quyết “kiện cáo”: Trong lớp học, nếu cứ đi giải quyết những rắc rối, các vụ thưa và “kiện cáo” thì sẽ rất mệt. Cho nên câu hỏi thường hỏi của giáo viên sẽ là: Con có muốn nói với cô về bạn nào cần giúp không? Con định làm gì để giúp bạn? Trừ trường hợp trẻ bị nguy hiểm về thể chất, còn lại giáo viên sẽ giao trách nhiệm cho các học sinh tự giải quyết.
CT7: Có một “Góc ấm cúng” có thể làm bằng cái lều trong đó để vài quyển sách, quả bóng bình tĩnh… Góc đó không phải để trách phạt. Trẻ có thể đến đó ngồi những lúc mệt mỏi, buồn bã.
CT8: Luôn thực hiện theo lịch hoạt động. Điều đó giúp cho trẻ không bị bối rối, không cảm thấy mệt mỏi hoặc lo lắng về hành động sắp diễn ra.
CT9: Luôn thu hút sự chú ý của trẻ trước khi đưa ra hướng dẫn. Có giáo viên quy ước, khi cô bật cái ô, nghĩa là cô sẽ nói nhỏ và cả lớp yên lặng để nghe. Có giáo viên sẽ hát thì thầm và yêu cầu trẻ lặp lại. Có giáo viên yêu cầu trẻ đi nhón gót thật khẽ đến thảm chơi.
CT10: Những chỉ dẫn của giáo viên ngắn gọn, đơn giản. Tăng dần các yêu cầu theo chuỗi. Ví dụ: Trước tiên, con để áo trong tủ đồ. Sau đó con mang hộp đồ ăn để vào bếp. Khi trẻ đã thực hiện được hai chỉ dẫn, có thể hỏi lại và thêm chỉ dẫn tiếp theo: Còn bây giờ, con ngồi vào ghế nghe cô đọc thơ nhé!
CT1: Kiên nhẫn và giữ niềm tin là trẻ có thể làm được. Ghi danh sách các nhiệm vụ phù hợp cho từng độ tuổi và đánh dấu những việc trẻ đã làm được.
Các giáo viên đều hiểu nguyên tắc: Đừng “nhảy vào” làm hộ khi trẻ đang làm. Giáo viên hướng dẫn trẻ cách thức: Hãy đến hỏi ba người khác rồi mới hỏi tôi. Tức là trẻ phải tìm sự giúp đỡ ở bạn bè trước, nhờ vậy trẻ có kĩ năng tự giải quyết vấn đề.
CT12: Hãy để trẻ mắc lỗi: Trong quá trình trẻ làm, không cô giáo nào đến gần và nói: Con làm sai rồi.
Hãy dạy trẻ “sợ” chứ không chỉ dạy trẻ về giới hạn an toàn. Khi trẻ bị ngã ở sân chơi nếu không quá đau, để trẻ tự đứng dậy và hỏi: Cô đã nhìn thấy con ngã rồi con lại tự đứng dậy. Nếu con tiếp tục chơi, con nghĩ con nên làm thế nào để khỏi ngã.
CT13: Dán nhãn cho đồ vật: Điều này sẽ khiến trẻ biết để đồ vật vào đúng chỗ, hãy ghi tên đồ vật kèm hình ảnh.
CT14: Nếu muốn được chơi, hãy tìm ra nó: Nếu trẻ làm mất đồ, trẻ sẽ phải tìm ra thì mới có cơ hội được chơi tiếp với đồ vật đó. Bằng cách này, trẻ phải “săn lùng” những thứ đã lỡ làm mất.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Theo cô Phan Hồ Điệp, cha mẹ hãy bình tĩnh và thử 14 "công thức" (CT) dưới đây để dạy con.
Đôi khi, cha mẹ cũng cần giống như các thầy cô giáo ở trường, có thể một mình quản lý được rất nhiều trẻ "khó bảo". Và vì thế, hãy thử làm giáo viên để áp dụng những CT này:
CT1: Thiết lập quyền lực sớm - cần cho trẻ biết, người “lãnh đạo” là ai bằng cách thiết lập những quy định và luôn tuân thủ quy định đó. Giáo viên nói rõ ràng về quy định, sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Giọng nói không gay gắt nhưng thật cương quyết. Các quy định bao gồm các giới hạn cho phép, sự mong đợi và hậu quả của việc không nghe lời.
Ngoài ra, giáo viên cũng LUÔN để trẻ trong tầm mắt khi nói chuyện. Muốn có được sự tôn trọng và chú ý với trẻ, giáo viên có thể bị chai đầu gối ( vì quỳ xuống nói chuyện với trẻ).
CT2: Kể với đứa trẻ về những lỗi lầm của chính cô giáo khi còn nhỏ. Cho trẻ thấy mọi người đều phạm sai lầm. Điều đó khiến đứa trẻ dễ dàng chia sẻ hơn.
CT3: Thừa nhận cảm xúc của trẻ. Không gán ghép bất cứ từ ngữ không hay nào cho trẻ. Kiên nhẫn lắng nghe, ôm, kể chuyện, vỗ về trẻ.
CT4: Không cần bắt ép trẻ xin lỗi. Vì khi đó trẻ sẽ chỉ xin lỗi mà không nhận được bài học.
CT5: Giáo viên sẽ giúp trẻ HÍT THỞ, giúp trẻ QUẢN LÝ cơ thể bằng cách thực hiện trò chơi: Rùa rụt mai. Tưởng tượng như con rùa rụt đầu trong cổ sau đó hít thở thật sâu. Hoặc để trẻ tưởng tượng nở ra như một bông hoa hoặc thổi tắt một ngọn nến.
CT6: Giải quyết “kiện cáo”: Trong lớp học, nếu cứ đi giải quyết những rắc rối, các vụ thưa và “kiện cáo” thì sẽ rất mệt. Cho nên câu hỏi thường hỏi của giáo viên sẽ là: Con có muốn nói với cô về bạn nào cần giúp không? Con định làm gì để giúp bạn? Trừ trường hợp trẻ bị nguy hiểm về thể chất, còn lại giáo viên sẽ giao trách nhiệm cho các học sinh tự giải quyết.
CT7: Có một “Góc ấm cúng” có thể làm bằng cái lều trong đó để vài quyển sách, quả bóng bình tĩnh… Góc đó không phải để trách phạt. Trẻ có thể đến đó ngồi những lúc mệt mỏi, buồn bã.
CT8: Luôn thực hiện theo lịch hoạt động. Điều đó giúp cho trẻ không bị bối rối, không cảm thấy mệt mỏi hoặc lo lắng về hành động sắp diễn ra.
CT9: Luôn thu hút sự chú ý của trẻ trước khi đưa ra hướng dẫn. Có giáo viên quy ước, khi cô bật cái ô, nghĩa là cô sẽ nói nhỏ và cả lớp yên lặng để nghe. Có giáo viên sẽ hát thì thầm và yêu cầu trẻ lặp lại. Có giáo viên yêu cầu trẻ đi nhón gót thật khẽ đến thảm chơi.
CT10: Những chỉ dẫn của giáo viên ngắn gọn, đơn giản. Tăng dần các yêu cầu theo chuỗi. Ví dụ: Trước tiên, con để áo trong tủ đồ. Sau đó con mang hộp đồ ăn để vào bếp. Khi trẻ đã thực hiện được hai chỉ dẫn, có thể hỏi lại và thêm chỉ dẫn tiếp theo: Còn bây giờ, con ngồi vào ghế nghe cô đọc thơ nhé!
CT1: Kiên nhẫn và giữ niềm tin là trẻ có thể làm được. Ghi danh sách các nhiệm vụ phù hợp cho từng độ tuổi và đánh dấu những việc trẻ đã làm được.
Các giáo viên đều hiểu nguyên tắc: Đừng “nhảy vào” làm hộ khi trẻ đang làm. Giáo viên hướng dẫn trẻ cách thức: Hãy đến hỏi ba người khác rồi mới hỏi tôi. Tức là trẻ phải tìm sự giúp đỡ ở bạn bè trước, nhờ vậy trẻ có kĩ năng tự giải quyết vấn đề.
CT12: Hãy để trẻ mắc lỗi: Trong quá trình trẻ làm, không cô giáo nào đến gần và nói: Con làm sai rồi.
Hãy dạy trẻ “sợ” chứ không chỉ dạy trẻ về giới hạn an toàn. Khi trẻ bị ngã ở sân chơi nếu không quá đau, để trẻ tự đứng dậy và hỏi: Cô đã nhìn thấy con ngã rồi con lại tự đứng dậy. Nếu con tiếp tục chơi, con nghĩ con nên làm thế nào để khỏi ngã.
CT13: Dán nhãn cho đồ vật: Điều này sẽ khiến trẻ biết để đồ vật vào đúng chỗ, hãy ghi tên đồ vật kèm hình ảnh.
CT14: Nếu muốn được chơi, hãy tìm ra nó: Nếu trẻ làm mất đồ, trẻ sẽ phải tìm ra thì mới có cơ hội được chơi tiếp với đồ vật đó. Bằng cách này, trẻ phải “săn lùng” những thứ đã lỡ làm mất.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại