Chẳng hiểu sao người lớn lại can thiệp quá sâu vào những nhận thức hồn nhiên của trẻ em, áp đặt cho các em các nhiệm vụ mà người lớn cũng không làm được!
Xin hãy hiểu, nhiệm vụ của các em chỉ xoay quanh các hoạt động gắn với học tập và vui chơi thôi.
Mỗi một hành động, mỗi một việc làm, mỗi một câu nói… dành cho trẻ em đều cần có sự định hướng của người lớn, với học sinh là sự định hướng có chủ định của thầy/cô giáo, bố/mẹ, ông/bà...
Quay trở lại với HĐTQ lớp học, tên này có gì đáng bàn không nhỉ?
Để trả lời câu hỏi này trước tiên chúng ta cần nhìn nhận “Hội đồng tự quản học sinh” là gì? Hội đồng tự quản học sinh là do học sinh tự đề xuất, tự bầu, tự tổ chức và thực hiện dưới sự hướng dẫn, trợ giúp của thầy/cô giáo và Ban đại diện CMHS trong các trường tiểu học áp dụng Mô hình Trường học mới VNEN.
Hội đồng tự quản học sinh bao gồm các thành viên là học sinh trong lớp, được thành lập là vì học sinh.
Để đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ, tích cực, thầy/cô luôn theo dõi, động viên, hỗ trợ trong cả quá trình các em tham gia vào các hoạt động của nhà trường, phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết của học sinh.
Như vậy có thể thấy được rõ ràng so với mô hình lớp học truyền thống là lớp trưởng thì HĐTQ có tính ưu việt hơn đó là mỗi học sinh phải thể hiện được tinh thần trách nhiệm, hợp tác, đoàn kết của cá nhân mình chứ không thụ động trông chờ vào sự phân công của các bạn khác…
Đặc biệt tên gọi này hoàn toàn phù hợp với các em Hội đồng tự quản chứ không phải Hội đồng quản trị như nhiều người vẫn nhầm lẫn.
Hội đồng tự quản học sinh gồm chủ tịch HĐTQ, phó chủ tịch HĐTQ và các trưởng ban phụ trách học tập, văn nghệ, thư viện lớp học… dành cho học sinh. Hoạt động theo kế hoạch các em đề xuất và định hướng có chủ định của thầy/cô giáo, nội dung phù hợp với lứa tuổi tạo cho các em linh hoạt, chủ động, tự tin tổ chức, tham gia các hoạt động.
Một điểm nổi bật trong Hội đồng tự quản học sinh là hội đồng không cố định trong cả năm học mà được tổ chức bầu chọn nhiều lần trong năm học, tạo cơ hội cho tất cả các em trong lớp được tham gia tranh cử thể hiện chính mình.
Từ trước tới nay, chúng ta đã quen với việc gọi học sinh đứng đầu lớp là “lớp trưởng”, sau đó là “lớp phó”, “tổ trưởng”. Nếu hiểu một cách rạch ròi ra thì các “chức danh” ấy khoác lên mình các em một nhiệm vụ, một “quyền lực” vô cùng to lớn, tức là các em đó có quyền theo dõi nhắc nhở các bạn, ghi tên các bạn để báo cáo thầy/cô giáo, thậm chí là phạt các bạn, các bạn trong lớp phải “nể phục”.
Còn với chức danh Chủ tịch” “phó chủ tịch”… khi thực hiện một nhiệm vụ nào đó phải có sự đồng thuận của cả tập thể lớp (HĐTQ).
Ở đây không có ý so sánh giữa tổ chức lớp học truyền thống với tổ chức lớp học theo mô hình mới, bởi mỗi tổ chức lớp ấy đều phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội để có sự thay đổi cho phù hợp xu thế chung.
Tham khảo ý kiến của rất nhiều học sinh ở nhiều địa bàn khác nhau, các em chia sẻ rằng trước kia bạn lớp trưởng “hách” lắm vì bạn ấy hay ghi tên phạt và báo cáo cô giáo, giờ nếu có lỗi đã có các trưởng ban phụ trách nhắc nhở, góp ý.
Có hôm quên bút và thước kẻ ở nhà các bạn trong Ban học tập liền cho em mượn ngay. Thầy/cô giáo chỉ theo dõi quá trình họp của các em và gợi ý cách tổ chức các hoạt động, cách giải quyết các vấn đề để các em lần sau không mắc phải thôi chứ không định ra các hình phạt nữa.
Chúng ta, mỗi phụ huynh đều dành tất cả điều tốt đẹp cho con mình, con mình khỏe mạnh, vui vẻ khi đến lớp, sẵn sàng tham gia hòa nhập được với môi trường xung quanh thì còn niềm vui nào bằng.
Với sự cố gắng nỗ lực của các thầy/cô giáo, định hướng cho tất cả các em học sinh tham gia tích cực vào Hội đồng tự quản học sinh của lớp, của trường có thể khẳng định các em sẽ phát triển giáo dục toàn diện hơn.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Xin hãy hiểu, nhiệm vụ của các em chỉ xoay quanh các hoạt động gắn với học tập và vui chơi thôi.
Mỗi một hành động, mỗi một việc làm, mỗi một câu nói… dành cho trẻ em đều cần có sự định hướng của người lớn, với học sinh là sự định hướng có chủ định của thầy/cô giáo, bố/mẹ, ông/bà...
Quay trở lại với HĐTQ lớp học, tên này có gì đáng bàn không nhỉ?
Để trả lời câu hỏi này trước tiên chúng ta cần nhìn nhận “Hội đồng tự quản học sinh” là gì? Hội đồng tự quản học sinh là do học sinh tự đề xuất, tự bầu, tự tổ chức và thực hiện dưới sự hướng dẫn, trợ giúp của thầy/cô giáo và Ban đại diện CMHS trong các trường tiểu học áp dụng Mô hình Trường học mới VNEN.
Hội đồng tự quản học sinh bao gồm các thành viên là học sinh trong lớp, được thành lập là vì học sinh.
Để đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ, tích cực, thầy/cô luôn theo dõi, động viên, hỗ trợ trong cả quá trình các em tham gia vào các hoạt động của nhà trường, phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết của học sinh.
Như vậy có thể thấy được rõ ràng so với mô hình lớp học truyền thống là lớp trưởng thì HĐTQ có tính ưu việt hơn đó là mỗi học sinh phải thể hiện được tinh thần trách nhiệm, hợp tác, đoàn kết của cá nhân mình chứ không thụ động trông chờ vào sự phân công của các bạn khác…
Đặc biệt tên gọi này hoàn toàn phù hợp với các em Hội đồng tự quản chứ không phải Hội đồng quản trị như nhiều người vẫn nhầm lẫn.
Hội đồng tự quản học sinh gồm chủ tịch HĐTQ, phó chủ tịch HĐTQ và các trưởng ban phụ trách học tập, văn nghệ, thư viện lớp học… dành cho học sinh. Hoạt động theo kế hoạch các em đề xuất và định hướng có chủ định của thầy/cô giáo, nội dung phù hợp với lứa tuổi tạo cho các em linh hoạt, chủ động, tự tin tổ chức, tham gia các hoạt động.
Một điểm nổi bật trong Hội đồng tự quản học sinh là hội đồng không cố định trong cả năm học mà được tổ chức bầu chọn nhiều lần trong năm học, tạo cơ hội cho tất cả các em trong lớp được tham gia tranh cử thể hiện chính mình.
Từ trước tới nay, chúng ta đã quen với việc gọi học sinh đứng đầu lớp là “lớp trưởng”, sau đó là “lớp phó”, “tổ trưởng”. Nếu hiểu một cách rạch ròi ra thì các “chức danh” ấy khoác lên mình các em một nhiệm vụ, một “quyền lực” vô cùng to lớn, tức là các em đó có quyền theo dõi nhắc nhở các bạn, ghi tên các bạn để báo cáo thầy/cô giáo, thậm chí là phạt các bạn, các bạn trong lớp phải “nể phục”.
Còn với chức danh Chủ tịch” “phó chủ tịch”… khi thực hiện một nhiệm vụ nào đó phải có sự đồng thuận của cả tập thể lớp (HĐTQ).
Ở đây không có ý so sánh giữa tổ chức lớp học truyền thống với tổ chức lớp học theo mô hình mới, bởi mỗi tổ chức lớp ấy đều phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội để có sự thay đổi cho phù hợp xu thế chung.
Tham khảo ý kiến của rất nhiều học sinh ở nhiều địa bàn khác nhau, các em chia sẻ rằng trước kia bạn lớp trưởng “hách” lắm vì bạn ấy hay ghi tên phạt và báo cáo cô giáo, giờ nếu có lỗi đã có các trưởng ban phụ trách nhắc nhở, góp ý.
Có hôm quên bút và thước kẻ ở nhà các bạn trong Ban học tập liền cho em mượn ngay. Thầy/cô giáo chỉ theo dõi quá trình họp của các em và gợi ý cách tổ chức các hoạt động, cách giải quyết các vấn đề để các em lần sau không mắc phải thôi chứ không định ra các hình phạt nữa.
Chúng ta, mỗi phụ huynh đều dành tất cả điều tốt đẹp cho con mình, con mình khỏe mạnh, vui vẻ khi đến lớp, sẵn sàng tham gia hòa nhập được với môi trường xung quanh thì còn niềm vui nào bằng.
Với sự cố gắng nỗ lực của các thầy/cô giáo, định hướng cho tất cả các em học sinh tham gia tích cực vào Hội đồng tự quản học sinh của lớp, của trường có thể khẳng định các em sẽ phát triển giáo dục toàn diện hơn.
Nguồn: giaoducthoidai.vn