Theo thầy, thời điểm này các em nên có kế hoạch ôn tập như thế nào cho hợp lý nhằm đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới?
Ở huyện Mường Chà (Điện Biên), đa số thí sinh dự thi đều ở các xã ra trọ học. Vì vậy, các nhà trường phải có bản trích ngang thông tin của từng thí sinh với đầy đủ số điện thoại thí sinh, số điện thoại phụ huynh, địa chỉ nhà ở hoặc nhà trọ;
Các trường phải bố trí cán bộ, giáo viên trực “vòng ngoài” trong những ngày thi phòng trường hợp đến giờ thi mà thí sinh không có mặt thì những cán bộ đó sẽ liên lạc hoặc đến nơi trọ để tìm thí sinh.
- Theo tôi, thời gian này, các em cần chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, có kế hoạch cụ thể cho từng môn học. Việc ôn tập không thể nóng vội và đòi hỏi kết quả ngay được .
Vì thế các em cần biết cách phân chia thời gian hợp lí để có thể tiếp nhận và lĩnh hội kiến thức một cách thấu đáo, tránh tình trạng học vẹt. Đồng thời các em cũng cần chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng làm bài.
Ngoài thời gian học, các em cần có thời gian ăn uống ngủ, nghỉ hợp lí nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho kỳ thi. Quá trình ôn tập cần đi theo định hướng ôn tập của thầy/cô giáo.
Nói đến kỹ năng làm bài thi, thầy có những lưu ý gì cho các em?
- Theo tôi, kỹ năng tối thiểu là các em phải đọc kỹ đề thi. Đọc kỹ đề sẽ giúp các em hiểu chắc câu hỏi để tự tin làm bài.
Ngoài ra, các em cần trình bày một bài thi sạch sẽ, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, không gạch xóa nhờ nhoẹt. Làm đầy đủ các phần, mục, câu hỏi, tránh để trống hoặc là bỏ cách.
Ngoài ra, các em cần biết phân bổ thời gian thật hợp lí cho số câu hỏi có trong đề thi. Các em hãy ưu tiên cho câu hỏi nhiều điểm trước và chia đều thời gian còn lại cho những câu hỏi dễ. Đặc biệt các em không nên bỏ trắng bất kì câu nào, cho dù là ít điểm.
Trong quá trình làm bài, nếu cảm thấy căng thẳng thì các em có thể dành một vài phút để thư giãn, trấn tĩnh thinh thần. Hít thở thật sâu, khẽ massage cổ và phần trán để lấy lại sự thoải mái, bình tĩnh, sau đó tiếp tục làm bài.
Với những câu hỏi khó, các em không nên vội “đầu hàng”, hãy cố gắng nhớ lại những kiến thức mình đã học trước đó và đừng bỏ qua bất cứ giả thiết nào mà cho là đúng. Những giả thiết đó, các em nên ghi ra nháp, biết đâu từ đó mà các em có thể tìm được đầu mối để tháo gỡ “nút thắt” của đề bài.
Thực tế đến ngày thi nhiều thí sinh vẫn mắc phải những lỗi không đáng có. Vậy thầy có lưu ý gì cho các em để những những sai sót không đáng có?
- Đến ngày thi, mặc dù đã được nhắc nhở, lưu ý về những tình huống có thể xảy ra, nhưng các em vẫn thường hay mắc phải những lỗi hoặc những sự cố không đáng có.
Chẳng hạn như: Không đảm bảo sức khỏe, đến muộn, quên thẻ, quên giấy tờ, không chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cần thiết hoặc mang vật dụng không được phép vào phòng thi, mang điện thoại vào phòng thi; khi làm bài thì các em có thể không điền đầy đủ thông tin trong giấy thi, làm lạc đề, bỏ trống câu trả lời, phân chia thời gian làm bài không hợp lí, không kiểm tra lại bài trước khi nộp...
Vì vậy, để tránh những sai sót không đáng có như vậy, theo tôi, phụ huynh và học sinh nên có sự chuẩn bị chu đáo, chủ động lường trước mọi tình huống có thể xảy ra để đảm bảo cho kỳ thi.
Đối với phụ huynh; tạo điều kiện tối đa cho các em trong quá trình ôn tập, quan tâm, động viên và chăm sóc sức khỏe cho các em. Đặc biệt đối với thí sinh: Các em nhên nhớ không học tủ, đi thi đúng giờ, đọc kĩ quy định những vật dụng được mang vào phòng thi, không mang điện thoại di động vào phòng thi.
Để không bị quên các vật dụng cần thiết phục vụ cho từng môn thi, các em có thể liệt kê danh sách vào một tờ giấy, rồi đánh dấu vào từng vật dụng sau khi đã chuẩn bị xong.
Các em cần lưu ý: Khi nhận được đề cần kiểm tra kĩ đề, điền đầy đủ thông tin rồi mới làm bài, phân chia thời gian hợp lí làm từng phần. Chú ý trước khi nộp bài cần kiểm tra thật kỹ về thông tin cá nhân để kịp thời bổ sung, sửa chữa nếu còn thiếu hoặc có sai sót.
Xin cảm ơn thầy!
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Ở huyện Mường Chà (Điện Biên), đa số thí sinh dự thi đều ở các xã ra trọ học. Vì vậy, các nhà trường phải có bản trích ngang thông tin của từng thí sinh với đầy đủ số điện thoại thí sinh, số điện thoại phụ huynh, địa chỉ nhà ở hoặc nhà trọ;
Các trường phải bố trí cán bộ, giáo viên trực “vòng ngoài” trong những ngày thi phòng trường hợp đến giờ thi mà thí sinh không có mặt thì những cán bộ đó sẽ liên lạc hoặc đến nơi trọ để tìm thí sinh.
- Theo tôi, thời gian này, các em cần chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, có kế hoạch cụ thể cho từng môn học. Việc ôn tập không thể nóng vội và đòi hỏi kết quả ngay được .
Vì thế các em cần biết cách phân chia thời gian hợp lí để có thể tiếp nhận và lĩnh hội kiến thức một cách thấu đáo, tránh tình trạng học vẹt. Đồng thời các em cũng cần chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng làm bài.
Ngoài thời gian học, các em cần có thời gian ăn uống ngủ, nghỉ hợp lí nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho kỳ thi. Quá trình ôn tập cần đi theo định hướng ôn tập của thầy/cô giáo.
Nói đến kỹ năng làm bài thi, thầy có những lưu ý gì cho các em?
- Theo tôi, kỹ năng tối thiểu là các em phải đọc kỹ đề thi. Đọc kỹ đề sẽ giúp các em hiểu chắc câu hỏi để tự tin làm bài.
Ngoài ra, các em cần trình bày một bài thi sạch sẽ, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, không gạch xóa nhờ nhoẹt. Làm đầy đủ các phần, mục, câu hỏi, tránh để trống hoặc là bỏ cách.
Ngoài ra, các em cần biết phân bổ thời gian thật hợp lí cho số câu hỏi có trong đề thi. Các em hãy ưu tiên cho câu hỏi nhiều điểm trước và chia đều thời gian còn lại cho những câu hỏi dễ. Đặc biệt các em không nên bỏ trắng bất kì câu nào, cho dù là ít điểm.
Trong quá trình làm bài, nếu cảm thấy căng thẳng thì các em có thể dành một vài phút để thư giãn, trấn tĩnh thinh thần. Hít thở thật sâu, khẽ massage cổ và phần trán để lấy lại sự thoải mái, bình tĩnh, sau đó tiếp tục làm bài.
Với những câu hỏi khó, các em không nên vội “đầu hàng”, hãy cố gắng nhớ lại những kiến thức mình đã học trước đó và đừng bỏ qua bất cứ giả thiết nào mà cho là đúng. Những giả thiết đó, các em nên ghi ra nháp, biết đâu từ đó mà các em có thể tìm được đầu mối để tháo gỡ “nút thắt” của đề bài.
Thực tế đến ngày thi nhiều thí sinh vẫn mắc phải những lỗi không đáng có. Vậy thầy có lưu ý gì cho các em để những những sai sót không đáng có?
- Đến ngày thi, mặc dù đã được nhắc nhở, lưu ý về những tình huống có thể xảy ra, nhưng các em vẫn thường hay mắc phải những lỗi hoặc những sự cố không đáng có.
Chẳng hạn như: Không đảm bảo sức khỏe, đến muộn, quên thẻ, quên giấy tờ, không chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cần thiết hoặc mang vật dụng không được phép vào phòng thi, mang điện thoại vào phòng thi; khi làm bài thì các em có thể không điền đầy đủ thông tin trong giấy thi, làm lạc đề, bỏ trống câu trả lời, phân chia thời gian làm bài không hợp lí, không kiểm tra lại bài trước khi nộp...
Vì vậy, để tránh những sai sót không đáng có như vậy, theo tôi, phụ huynh và học sinh nên có sự chuẩn bị chu đáo, chủ động lường trước mọi tình huống có thể xảy ra để đảm bảo cho kỳ thi.
Đối với phụ huynh; tạo điều kiện tối đa cho các em trong quá trình ôn tập, quan tâm, động viên và chăm sóc sức khỏe cho các em. Đặc biệt đối với thí sinh: Các em nhên nhớ không học tủ, đi thi đúng giờ, đọc kĩ quy định những vật dụng được mang vào phòng thi, không mang điện thoại di động vào phòng thi.
Để không bị quên các vật dụng cần thiết phục vụ cho từng môn thi, các em có thể liệt kê danh sách vào một tờ giấy, rồi đánh dấu vào từng vật dụng sau khi đã chuẩn bị xong.
Các em cần lưu ý: Khi nhận được đề cần kiểm tra kĩ đề, điền đầy đủ thông tin rồi mới làm bài, phân chia thời gian hợp lí làm từng phần. Chú ý trước khi nộp bài cần kiểm tra thật kỹ về thông tin cá nhân để kịp thời bổ sung, sửa chữa nếu còn thiếu hoặc có sai sót.
Xin cảm ơn thầy!
Nguồn: giaoducthoidai.vn