Các nhà khoa học Anh vừa phát hiện một loài cá kỳ dị, với những chiếc răng sắc nhọn giống như ma cà rồng huyền thoại.
> Ma cà rồng bị nhét gạch vào mồm
Răng của cá ma cà rồng là phần nhô ra của xương. Ảnh: topnews.in.
Với chiều dài khoảng 17 cm, loài cá kỳ lạ sống trong một dòng suối duy nhất tại Myanmar. Các chuyên gia của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Anh đặt cho chúng biệt danh "cá ma cà rồng", còn tên khoa học của chúng là Danionella dracula . Nhưng các con đực dùng răng để đánh nhau, chứ không để hút máu như ma cà rồng.
"Khi quan sát cá ma cà rồng trong bể chúng tôi thấy chúng dùng những chiếc răng để đánh nhau. Chúng mở rộng hàm dưới ra hết cỡ rồi húc nhau, song những cú húc không để lại vết thương", Ralf Britz, một thành viên trong nhóm chuyên gia của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Anh, cho biết.
Chúng dài khoảng 17 cm. Ảnh: BBC.
Trước đây Danionella dracula từng tới Anh trên một tàu chở cá cảnh, nhưng khi đó các nhà khoa học tưởng chúng là một loài khác.
"Sau khoảng một năm sống trong môi trường nuôi nhốt chúng lần lượt chết. Tôi giữ lại xác chúng. Một lần tôi quan sát chúng dưới kính hiển vi và nhìn thấy những chiếc răng. Tôi không dám tin rằng đó là răng. Tôi bóc tách các bó cơ và nhận thấy những chiếc răng là phần kéo dài của xương. Chúng không phải là răng thực sự", Britz kể.
Trên thực tế, xương hàm của Danionella dracula có những chỗ nhô ra khá sắc nhọn. Do xếp thành hàng nên chúng khá giống hàm răng. Những con cá đực có hai điểm nhô khá dài tạo thành răng nanh giả. Cá ma cà rồng bước vào giai đoạn động dục khi cơ thể chúng chưa phát triển hoàn toàn. Nhóm nghiên cứu cho rằng đặc tính đó giúp cá nâng cao tỷ lệ thành công trong hành vi sinh sản.
> Ma cà rồng bị nhét gạch vào mồm
Với chiều dài khoảng 17 cm, loài cá kỳ lạ sống trong một dòng suối duy nhất tại Myanmar. Các chuyên gia của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Anh đặt cho chúng biệt danh "cá ma cà rồng", còn tên khoa học của chúng là Danionella dracula . Nhưng các con đực dùng răng để đánh nhau, chứ không để hút máu như ma cà rồng.
"Khi quan sát cá ma cà rồng trong bể chúng tôi thấy chúng dùng những chiếc răng để đánh nhau. Chúng mở rộng hàm dưới ra hết cỡ rồi húc nhau, song những cú húc không để lại vết thương", Ralf Britz, một thành viên trong nhóm chuyên gia của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Anh, cho biết.
Trước đây Danionella dracula từng tới Anh trên một tàu chở cá cảnh, nhưng khi đó các nhà khoa học tưởng chúng là một loài khác.
"Sau khoảng một năm sống trong môi trường nuôi nhốt chúng lần lượt chết. Tôi giữ lại xác chúng. Một lần tôi quan sát chúng dưới kính hiển vi và nhìn thấy những chiếc răng. Tôi không dám tin rằng đó là răng. Tôi bóc tách các bó cơ và nhận thấy những chiếc răng là phần kéo dài của xương. Chúng không phải là răng thực sự", Britz kể.
Trên thực tế, xương hàm của Danionella dracula có những chỗ nhô ra khá sắc nhọn. Do xếp thành hàng nên chúng khá giống hàm răng. Những con cá đực có hai điểm nhô khá dài tạo thành răng nanh giả. Cá ma cà rồng bước vào giai đoạn động dục khi cơ thể chúng chưa phát triển hoàn toàn. Nhóm nghiên cứu cho rằng đặc tính đó giúp cá nâng cao tỷ lệ thành công trong hành vi sinh sản.
Minh Long (theo BBC)