Ly kỳ màn cứu công chúa Việt khỏi giàn hỏa thiêu cùng chồng

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Huyền Trân công chúa (1287-1340) là một nhân vật lịch sử đặc biệt của nhà Trần. Bà là con gái vua Trần Nhân Tông và hoàng hậu Thiên Cảm, em gái của Trần Anh Tông.Huyền Trân công chúa nổi tiếng thông minh, xinh đẹp. Tương truyền lúc Chiêm Vương Chế Mân thời còn là Thái tử đã từng sang thăm kinh thành Thăng Long và để ý nàng công chúa "cành vàng lá ngọc" của nhà Trần.Sách Việt sử giai thoại viết: "Tháng 6 năm Bính Ngọ (1306), thực hiện lời hứa trước đó của Thượng hoàng Trần Nhân Tông, vua Trần Anh Tông đem Công chúa Huyền Trân gả cho Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân"."Đáp lại, Chế Mân đã đem đất hai châu Ô và Lý - vùng tương ứng với phần phía Nam tỉnh Quảng Trị và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên ngày nay - dâng cho Đại Việt làm sính lễ".Huyền Trân công chúa lên xe hoa về nhà chồng. Truyền thuyết của người Chăm kể lại đích thân Chế Mân ra đón, mặc bộ quần áo màu trắng, giày đen thêu chim thần Garuda. Hôn lễ cử hành suốt ba ngày ba đêm.Lúc bấy giờ Chế Mân đã có vợ chính thức người xứ Java – hoàng hậu Tapasi. Khi về Chiêm Thành, Huyền Trân công chúa được phong chức Paramecvari.Hạnh phúc chẳng tày gang, chỉ một thời gian ngắn sau đó, Chế Mân chết, Huyền Trân công chúa được vua Anh Tông sai tướng Trần Khắc Chung cướp về (vì theo tục lệ Chiêm Thành, hễ vua mất thì hoàng hậu phải lên giàn hỏa thiêu để chết theo).Nhiều nguồn sử liệu cho rằng, Chiêm Thành phát tang vua chậm nên triều đình ở Thăng Long có đủ thời giờ chuẩn bị kế hoạch giải thoát công chúa. Sự việc xảy ra vào tháng Mười, năm 1307, Thượng thư Tả bộc xạ Trần Khắc Chung được giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch.Vì muốn rút chạy bằng đường biển, Trần Khắc Chung thuyết phục phía chủ tang đưa Huyền Trân từ kinh đô Đồ Bàn (Vijaya) ra cửa bể là cảng Thị Nại (Sri Vinaya) ở vịnh Qui Nhơn ngày nay, lấy cớ là để đón linh hồn Chế Mân về chiêu hồn rồi sau lễ thiêu sẽ cùng hồn hoàng hậu lên trời.Theo phong tục các tộc Mã Lai - Đa đảo, biển là nơi rước mời, tống tiễn; Thủy quân của ta chở sứ bộ và công chúa ra khơi về thẳng Đại Việt. Con thuyền đưa Huyền Trân công chúa lênh đênh mãi trên biển cả, bất chấp mọi hiểm nguy, gần một năm ròng mới về đến kinh thành Thăng Long. Tuy nhiên, nhiều nhà sử học cho rằng, việc Huyền Trân công bị đưa lên giàn hỏa thiêu và cuộc giải cứu kịch tính là không chính xác vì theo phong tục của Chiêm Thành, chỉ hoàng hậu mới được làm việc này, công chúa Việt không phải là hoàng hậu.Hơn thế, việc hỏa táng theo vua chỉ dành cho hoàng hậu nào tự nguyện và có cả một hội đồng để xét duyệt nên trong suốt lịch sử của Chiêm Thành chỉ có vài hoàng hậu được hỏa táng theo vua.Cũng có thông tin cho rằng không có chuyện cướp công chúa mà chính Trần Khắc Chung bằng tài ngoại giao của mình đã thuyết phục Chiêm Thành cho đưa Huyền Trân về lại đất Việt.Đặc biệt, còn có giai thoại cho rằng giữa Huyền Trân công chúa và tướng Trần Khắc Chung có mối tình thầm kín. Tuy nhiên, chi tiết này cũng gây tranh cãi bởi theo phân tích, tướng tài Trần Khắc Chung và Huyền Trân công chúa chênh lệch tuổi tác khá lớn.Về cuộc hôn nhân của Huyền Trân công chúa, đặc biệt là sự kiện bà được đưa về Việt Nam sau cái chết của chồng và mối tình với tướng Trần Khắc Chung còn nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, có một điều rất hiển nhiên là bà rất được nhân dân yêu quý.Sau khi trở lại Việt Nam bà xuất gia và mất năm 1340, thọ 53 tuổi. Sau khi bà mất, nhân dân đã lập đền thờ và tôn là thần mẫu.Mời độc giả xem video: 4 người ở TP. Sa Đéc tụ tập ăn nhậu bị phạt 60 triệu đồng. Nguồn: THDT.


Huyền Trân công chúa (1287-1340) là một nhân vật lịch sử đặc biệt của nhà Trần. Bà là con gái vua Trần Nhân Tông và hoàng hậu Thiên Cảm, em gái của Trần Anh Tông.


Huyền Trân công chúa nổi tiếng thông minh, xinh đẹp. Tương truyền lúc Chiêm Vương Chế Mân thời còn là Thái tử đã từng sang thăm kinh thành Thăng Long và để ý nàng công chúa "cành vàng lá ngọc" của nhà Trần.


Sách Việt sử giai thoại viết: "Tháng 6 năm Bính Ngọ (1306), thực hiện lời hứa trước đó của Thượng hoàng Trần Nhân Tông, vua Trần Anh Tông đem Công chúa Huyền Trân gả cho Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân".


"Đáp lại, Chế Mân đã đem đất hai châu Ô và Lý - vùng tương ứng với phần phía Nam tỉnh Quảng Trị và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên ngày nay - dâng cho Đại Việt làm sính lễ".


Huyền Trân công chúa lên xe hoa về nhà chồng. Truyền thuyết của người Chăm kể lại đích thân Chế Mân ra đón, mặc bộ quần áo màu trắng, giày đen thêu chim thần Garuda. Hôn lễ cử hành suốt ba ngày ba đêm.


Lúc bấy giờ Chế Mân đã có vợ chính thức người xứ Java – hoàng hậu Tapasi. Khi về Chiêm Thành, Huyền Trân công chúa được phong chức Paramecvari.


Hạnh phúc chẳng tày gang, chỉ một thời gian ngắn sau đó, Chế Mân chết, Huyền Trân công chúa được vua Anh Tông sai tướng Trần Khắc Chung cướp về (vì theo tục lệ Chiêm Thành, hễ vua mất thì hoàng hậu phải lên giàn hỏa thiêu để chết theo).


Nhiều nguồn sử liệu cho rằng, Chiêm Thành phát tang vua chậm nên triều đình ở Thăng Long có đủ thời giờ chuẩn bị kế hoạch giải thoát công chúa. Sự việc xảy ra vào tháng Mười, năm 1307, Thượng thư Tả bộc xạ Trần Khắc Chung được giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch.


Vì muốn rút chạy bằng đường biển, Trần Khắc Chung thuyết phục phía chủ tang đưa Huyền Trân từ kinh đô Đồ Bàn (Vijaya) ra cửa bể là cảng Thị Nại (Sri Vinaya) ở vịnh Qui Nhơn ngày nay, lấy cớ là để đón linh hồn Chế Mân về chiêu hồn rồi sau lễ thiêu sẽ cùng hồn hoàng hậu lên trời.


Theo phong tục các tộc Mã Lai - Đa đảo, biển là nơi rước mời, tống tiễn; Thủy quân của ta chở sứ bộ và công chúa ra khơi về thẳng Đại Việt. Con thuyền đưa Huyền Trân công chúa lênh đênh mãi trên biển cả, bất chấp mọi hiểm nguy, gần một năm ròng mới về đến kinh thành Thăng Long.


Tuy nhiên, nhiều nhà sử học cho rằng, việc Huyền Trân công bị đưa lên giàn hỏa thiêu và cuộc giải cứu kịch tính là không chính xác vì theo phong tục của Chiêm Thành, chỉ hoàng hậu mới được làm việc này, công chúa Việt không phải là hoàng hậu.


Hơn thế, việc hỏa táng theo vua chỉ dành cho hoàng hậu nào tự nguyện và có cả một hội đồng để xét duyệt nên trong suốt lịch sử của Chiêm Thành chỉ có vài hoàng hậu được hỏa táng theo vua.


Cũng có thông tin cho rằng không có chuyện cướp công chúa mà chính Trần Khắc Chung bằng tài ngoại giao của mình đã thuyết phục Chiêm Thành cho đưa Huyền Trân về lại đất Việt.


Đặc biệt, còn có giai thoại cho rằng giữa Huyền Trân công chúa và tướng Trần Khắc Chung có mối tình thầm kín. Tuy nhiên, chi tiết này cũng gây tranh cãi bởi theo phân tích, tướng tài Trần Khắc Chung và Huyền Trân công chúa chênh lệch tuổi tác khá lớn.


Về cuộc hôn nhân của Huyền Trân công chúa, đặc biệt là sự kiện bà được đưa về Việt Nam sau cái chết của chồng và mối tình với tướng Trần Khắc Chung còn nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, có một điều rất hiển nhiên là bà rất được nhân dân yêu quý.


Sau khi trở lại Việt Nam bà xuất gia và mất năm 1340, thọ 53 tuổi. Sau khi bà mất, nhân dân đã lập đền thờ và tôn là thần mẫu.


Mời độc giả xem video: 4 người ở TP. Sa Đéc tụ tập ăn nhậu bị phạt 60 triệu đồng. Nguồn: THDT.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top