Lý giải tên gọi đặc biệt của thành phố Phan Rang - Tháp Chàm

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Là thủ phủ của tỉnh Ninh Thuận, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm được cả nước biết đến qua hình tòa tháp Po Klong Garai kỳ vỹ của người Chăm. Tên gọi Phan Rang - Tháp Chàm có nguồn gốc từ đâu?Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, tên gọi Phan Rang bắt nguồn từ địa danh Chăm cổ là Pangdarang hay Pandaran. Địa danh này chỉ cả một vùng rộng lớn gồm Ninh Thuận, Bình Thuận đến giáp Đồng Nai hiện nay.Trong sử liệu Việt Nam, địa danh hành chính đạo Phan Rang xuất hiện từ năm 1697 dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Chu. Địa danh hành chính tỉnh Phan Rang xuất hiện năm 1901 khi Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Phan Rang với tỉnh lỵ cũng là Phan Rang.Địa danh hành chính ghép Phan Rang - Tháp Chàm xuất hiện năm 1948 do chính quyền Cách mạng ở tỉnh đặt. Cụ thể, vào tháng 8/1948, vùng 5 được đổi thành thị xã Phan Rang – Tháp Chàm. Tên gọi Phan Rang – Tháp Chàm chính thức được biết đến từ đó.Trong cái tên “Phan Rang – Tháp Chàm”, “Phan Rang” có nguồn gốc từ “Pangdarang” như đã đề cập ở trên. Còn "Tháp Chàm" chính là sự tôn vinh tháp Po Klong Garai, di tích Chăm nổi tiếng nhất Việt Nam khi đó (thánh địa Mỹ Sơn lúc này chưa được dân chúng biết đến rộng rãi).Có thể nói cách đặt tên Phan Rang – Tháp Chàm là trường hợp đặc biệt, khi một công trình kiến trúc cụ thể được dùng để đặt tên cho một địa danh hành chính quy mô cấp thị xã - thành phố.Từ 1976 đến 1991, khi tỉnh Ninh Thuận hợp nhất với tỉnh Bình Thuận và tỉnh Bình Tuy thành tỉnh Thuận Hải thì Phan Rang – Tháp Chàm trở thành thị xã thứ hai thuộc tỉnh Thuận Hải, sau thị xã Phan Thiết.Trong giai đoạn này có 4 năm Phan Rang và Tháp Chàm tách thành hai thị trấn, đó là giai đoạn 1977-1981. Đến năm 1981 thị xã Phan Rang – Tháp Chàm được tái lập.Năm 1992, tỉnh Ninh Thuận được tái lập, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm trở thành tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận. Ngày 8/2/2007, thị xã Phan Rang – Tháp Chàm trở thành thành phố theo Nghị định của Chính phủ.Ngày nay Phan Rang - Tháp Chàm là thành phố có tên dài nhất trên bản đồ hành chính Việt Nam. Gắn liền với tên gọi Phan Rang - Tháp Chàm, tháp Po Klong Garai luôn là địa điểm thu hút khách tham quan hàng đầu của thành phố này...Mời quý độc giả xem video: Choáng ngợp tuyệt tác kiến trúc bằng tăm giang của nghệ nhân Việt | VTV TSTC.


Là thủ phủ của tỉnh Ninh Thuận, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm được cả nước biết đến qua hình tòa tháp Po Klong Garai kỳ vỹ của người Chăm. Tên gọi Phan Rang - Tháp Chàm có nguồn gốc từ đâu?


Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, tên gọi Phan Rang bắt nguồn từ địa danh Chăm cổ là Pangdarang hay Pandaran. Địa danh này chỉ cả một vùng rộng lớn gồm Ninh Thuận, Bình Thuận đến giáp Đồng Nai hiện nay.


Trong sử liệu Việt Nam, địa danh hành chính đạo Phan Rang xuất hiện từ năm 1697 dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Chu. Địa danh hành chính tỉnh Phan Rang xuất hiện năm 1901 khi Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Phan Rang với tỉnh lỵ cũng là Phan Rang.


Địa danh hành chính ghép Phan Rang - Tháp Chàm xuất hiện năm 1948 do chính quyền Cách mạng ở tỉnh đặt. Cụ thể, vào tháng 8/1948, vùng 5 được đổi thành thị xã Phan Rang – Tháp Chàm. Tên gọi Phan Rang – Tháp Chàm chính thức được biết đến từ đó.


Trong cái tên “Phan Rang – Tháp Chàm”, “Phan Rang” có nguồn gốc từ “Pangdarang” như đã đề cập ở trên. Còn "Tháp Chàm" chính là sự tôn vinh tháp Po Klong Garai, di tích Chăm nổi tiếng nhất Việt Nam khi đó (thánh địa Mỹ Sơn lúc này chưa được dân chúng biết đến rộng rãi).


Có thể nói cách đặt tên Phan Rang – Tháp Chàm là trường hợp đặc biệt, khi một công trình kiến trúc cụ thể được dùng để đặt tên cho một địa danh hành chính quy mô cấp thị xã - thành phố.


Từ 1976 đến 1991, khi tỉnh Ninh Thuận hợp nhất với tỉnh Bình Thuận và tỉnh Bình Tuy thành tỉnh Thuận Hải thì Phan Rang – Tháp Chàm trở thành thị xã thứ hai thuộc tỉnh Thuận Hải, sau thị xã Phan Thiết.


Trong giai đoạn này có 4 năm Phan Rang và Tháp Chàm tách thành hai thị trấn, đó là giai đoạn 1977-1981. Đến năm 1981 thị xã Phan Rang – Tháp Chàm được tái lập.


Năm 1992, tỉnh Ninh Thuận được tái lập, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm trở thành tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận. Ngày 8/2/2007, thị xã Phan Rang – Tháp Chàm trở thành thành phố theo Nghị định của Chính phủ.


Ngày nay Phan Rang - Tháp Chàm là thành phố có tên dài nhất trên bản đồ hành chính Việt Nam. Gắn liền với tên gọi Phan Rang - Tháp Chàm, tháp Po Klong Garai luôn là địa điểm thu hút khách tham quan hàng đầu của thành phố này...


Mời quý độc giả xem video: Choáng ngợp tuyệt tác kiến trúc bằng tăm giang của nghệ nhân Việt | VTV TSTC.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top