Từ kinh nghiệm thực tế, thầy Nguyễn Văn Đức (Trường THPT chuyên Hùng Vương, Phú Thọ) cho rằng, bài tập hóa học trước hết phải đảm bảo yêu cầu chính xác, khoa học. Để xây dựng được hệ thống bài tập tốt, thiết thực và sử dụng hiệu quả, đòi hỏi giáo viên không chỉ nắm kiến thức lý thuyết mà phải giải qua các đề thi học sinh giỏi hóa học các cấp.
Có như vậy, thầy cô mới có được cái nhìn bao quát về chương trình mình dạy, đồng thời biết dự đoán hướng ra đề thi học sinh giỏi các cấp. Từ đó, chất lượng bồi dưỡng mới thực sự được nâng cao.
Bài tập phần hóa nguyên tố rất rộng. Để phù hợp với mục đích rèn luyện kỹ năng và phát triển nhận thức của học sinh giỏi hóa, hệ thống bài tập được các thầy cô Trường THPT chuyên Hùng Vương xây dựng trên cơ sở tuyển chọn những bài tập ở mức độ khá cao từ các sách tham khảo, nguồn bài tập trên mạng và đề thi học sinh giỏi các cấp.
Tùy tình hình thực tế từng trường, giáo viên lọc tách bài để luyện tập cho phù hợp với nội dung và mục đích rèn luyện.
Mặt khác, theo thầy Nguyễn Văn Đức, giáo viên cần biên soạn riêng cho mình một hệ thống bài tập chuyên dụng từ hệ thống bài tập bảo đảm chuẩn xác về kiến thức, giáo viên biến đổi để được những bài tập tương đương cho học sinh giải. Từ bài tập đã giải, thay đổi, thêm, bớt các dữ kiện thành bài tập mới. Dần dần khuyến khích, yêu cầu học sinh tự biến đổi thành bài tập mới.
Như vậy, học sinh vừa được làm quen với phương pháp giải bài tập, vừa biết được phương pháp đó áp dụng trong những tình huống nào.
Ngoài ra, bài tập phải gắn liền hoá học với thực tế, phát huy vai trò tích cực, chủ động của học sinh, hướng học sinh nhìn nhận các sự vật, hiện tượng hoá học sát, đúng với thực tế, thường xuyên liên hệ với đời sống, sản xuất và vận dụng vào thực tế. Từ đó, giúp học sinh hiểu sâu sắc quá trình hoá học và giải quyết được bài tập dễ dàng và chính xác hơn, tránh được những sai lầm đáng tiếc.
Khi sử dụng bài tập để luyện tập, thầy Nguyễn Văn Đức lưu ý giáo viên cần hướng dẫn, giúp đỡ để học sinh có thể giải bài tập một cách tốt nhất trong thời gian nhanh nhất. Thường tiến hành giải theo quy trình 4 bước:
- Nghiên cứu đề bài: tìm hiểu nội dung bài tập, xác định điểm “mấu chốt” và đưa ra định hướng.
- Xác định hướng giải: đề ra các bước giải.
- Thực hiện các bước giải: trình bày các bước giải hoặc tính toán cụ thể.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả: bao gồm kết quả bài tập và cả cách giải.
Giáo viên nên tôn trọng các cách giải của học sinh; yêu cầu các em tìm được nhiều cách giải khác nhau và cách tốt nhất trong các cách đó. Rèn luyện được ý thức thường xuyên chọn lựa cách giải tốt nhất cũng chính là giúp học sinh biết kiểm tra, đánh giá kết quả bài làm của mình cũng như của người khác.
Giáo viên trường chuyên phải có phương pháp thích hợp để phát triển năng lực tư duy của học sinh; cung cấp kiến thức nâng cao ngoài những kiến thức cơ bản, đặc biệt là học sinh trong đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia, đội tuyển dự thi Olympic Hóa học quốc tế.
Giáo viên phải xác định rõ kiến thức cơ bản để xây dựng các bài tập minh họa nhằm khắc sâu dạng cơ bản nhưng đồng thời phải hình thành các tình huống vận dụng phức tạp khác nhau, liên hệ các tình huống đó nhằm phát triển ở học sinh năng lực tư duy sáng tạo. Bài tập cho học sinh chuyên luôn phải thay đổi.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Có như vậy, thầy cô mới có được cái nhìn bao quát về chương trình mình dạy, đồng thời biết dự đoán hướng ra đề thi học sinh giỏi các cấp. Từ đó, chất lượng bồi dưỡng mới thực sự được nâng cao.
Bài tập phần hóa nguyên tố rất rộng. Để phù hợp với mục đích rèn luyện kỹ năng và phát triển nhận thức của học sinh giỏi hóa, hệ thống bài tập được các thầy cô Trường THPT chuyên Hùng Vương xây dựng trên cơ sở tuyển chọn những bài tập ở mức độ khá cao từ các sách tham khảo, nguồn bài tập trên mạng và đề thi học sinh giỏi các cấp.
Tùy tình hình thực tế từng trường, giáo viên lọc tách bài để luyện tập cho phù hợp với nội dung và mục đích rèn luyện.
Mặt khác, theo thầy Nguyễn Văn Đức, giáo viên cần biên soạn riêng cho mình một hệ thống bài tập chuyên dụng từ hệ thống bài tập bảo đảm chuẩn xác về kiến thức, giáo viên biến đổi để được những bài tập tương đương cho học sinh giải. Từ bài tập đã giải, thay đổi, thêm, bớt các dữ kiện thành bài tập mới. Dần dần khuyến khích, yêu cầu học sinh tự biến đổi thành bài tập mới.
Như vậy, học sinh vừa được làm quen với phương pháp giải bài tập, vừa biết được phương pháp đó áp dụng trong những tình huống nào.
Ngoài ra, bài tập phải gắn liền hoá học với thực tế, phát huy vai trò tích cực, chủ động của học sinh, hướng học sinh nhìn nhận các sự vật, hiện tượng hoá học sát, đúng với thực tế, thường xuyên liên hệ với đời sống, sản xuất và vận dụng vào thực tế. Từ đó, giúp học sinh hiểu sâu sắc quá trình hoá học và giải quyết được bài tập dễ dàng và chính xác hơn, tránh được những sai lầm đáng tiếc.
Khi sử dụng bài tập để luyện tập, thầy Nguyễn Văn Đức lưu ý giáo viên cần hướng dẫn, giúp đỡ để học sinh có thể giải bài tập một cách tốt nhất trong thời gian nhanh nhất. Thường tiến hành giải theo quy trình 4 bước:
- Nghiên cứu đề bài: tìm hiểu nội dung bài tập, xác định điểm “mấu chốt” và đưa ra định hướng.
- Xác định hướng giải: đề ra các bước giải.
- Thực hiện các bước giải: trình bày các bước giải hoặc tính toán cụ thể.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả: bao gồm kết quả bài tập và cả cách giải.
Giáo viên nên tôn trọng các cách giải của học sinh; yêu cầu các em tìm được nhiều cách giải khác nhau và cách tốt nhất trong các cách đó. Rèn luyện được ý thức thường xuyên chọn lựa cách giải tốt nhất cũng chính là giúp học sinh biết kiểm tra, đánh giá kết quả bài làm của mình cũng như của người khác.
Giáo viên trường chuyên phải có phương pháp thích hợp để phát triển năng lực tư duy của học sinh; cung cấp kiến thức nâng cao ngoài những kiến thức cơ bản, đặc biệt là học sinh trong đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia, đội tuyển dự thi Olympic Hóa học quốc tế.
Giáo viên phải xác định rõ kiến thức cơ bản để xây dựng các bài tập minh họa nhằm khắc sâu dạng cơ bản nhưng đồng thời phải hình thành các tình huống vận dụng phức tạp khác nhau, liên hệ các tình huống đó nhằm phát triển ở học sinh năng lực tư duy sáng tạo. Bài tập cho học sinh chuyên luôn phải thay đổi.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại