Theo cô Phạm Thị Kiều Oanh - Giáo viên Trường THPT Mỹ Tho (Nam Định) - yêu cầu của thao tác này là chỉ ra nét giống nhau và khác nhau của các đối tượng so sánh.
Vì thế, nó gắn với hai loại: So sánh tương đồng và so sánh tương phản. Sử dụng thao tác này đòi hỏi người viết phải có kiến thức rộng, có sự tinh nhạy và linh hoạt.
Những lưu ý khi làm bài
Cô Phạm Thị Kiều Oanh cho biết, đề thi bao giờ cũng đưa ra các đối tượng để so sánh: Hai đoạn thơ, hai đoạn văn, hai nhân vật, hai chi tiết…
Do đó, trước hết, cần phân lập đối tượng thành nhiều bình diện để đối sánh. Bước này nhằm phát huy trí tuệ sắc sảo và mĩ cảm của học sinh.
Trên đại thể, hai bình diện bao trùm là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Tùy từng đối tượng được yêu cầu so sánh mà có cách chia tách ra các khía cạnh nhỏ khác nhau từ ngôn từ, hình ảnh, chi tiết, kết cấu, âm hưởng, giọng điệu đến đề tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật.
Sau đó, cần nhận xét, đối chiếu để chỉ ra điểm giống và khác nhau. Bước này đòi hỏi học sinh cần có sự quan sát tinh tường, phát hiện chính xác và diễn đạt thật nổi bật, rõ nét, tránh nói chung chung, mơ hồ.
Cuối cùng là đánh giá, nhận xét và lí giải nguyên nhân của sự giống và khác nhau đó. Bước này đòi hỏi những tiêu chuẩn chắc chắn và bản lĩnh vững vàng cùng những hiểu biết sâu sắc ngoài văn bản để tránh những suy diễn tùy tiện, chủ quan, thiếu sức thuyết phục.
Hai cách trình bày thường gặp
Theo cô Phạm Thị Kiều Oanh, kiểu bài so sánh thông thường có hai cách trình bày là nối tiếp và song song.
Theo đó, nối tiếp là lần lượt phân tích từng đối tượng sau đó chỉ ra cái giống và khác nhau. Cách này dễ làm nhưng khó hay, nhiều khi trùng lặp ý và sắc thái so sánh bị chìm. Tuy nhiên, vì yêu cầu cho đại trà nên đáp án đại học những năm qua thường gợi ý theo cách này.
Song song tức là song hành so sánh trên mọi bình diện của hai đối tượng. Cách này hay nhưng khó, đòi hỏi khả năng tư duy chặt chẽ, lôgic, sự tinh nhạy trong phát hiện vấn đề của học sinh.
Dạng bài đối sánh ở cấp độ tác phẩm
Với dạng bài này, cô Phạm Thị Kiều Oanh lưu ý, học sinh phải nắm chắc đặc trưng thể loại, từ đó mới có thể phân tách các đối tượng ra thành những bình diện tương ứng với đặc trưng thể loại để so sánh.
Với thể loại thơ, khi phân tích, đối sánh, cần lưu ý đến các bình diện: Bối cảnh trữ tình (hoàn cảnh thời gian, không gian... khơi nguồn cho thi cảm); nội dung trữ tình (các cung bậc cảm xúc của chủ thể trữ tình); các phương thức nghệ thuật (thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, bút pháp...); phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những bài thơ đang phân tích.
Với thể loại truyện ngắn, có thể phân tích, đối sánh cần lưu ý đến các bình diện: Nội dung hiện thực được phản ánh (bức tranh về đời sống và con người được khắc hoạ trong tác phẩm); nội dung tư tưởng; vẻ đẹp nhân vật…
Các phương thức nghệ thuật (nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, diễn tả tâm lí nhân vật, ngôn từ, giọng điệu...); phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những truyện ngắn đang phân tích.
Dạng bài đối sánh ở cấp độ đoạn thơ, đoạn văn
Đối với dạng bài này, học sinh vừa phải thâm nhập được vào các đoạn thơ, đoạn văn, xem xét chúng như những đơn vị nghệ thuật độc lập lại vừa phải đặt chúng trong mối liên hệ với chỉnh thể tác phẩm để việc phân tích, luận giải được xác thực, thoả đáng hơn. Học sinh cũng phải nắm được đặc trưng thể loại để lấy đó làm hệ quy chiếu cho quá trình giải quyết vấn đề.
Với đoạn thơ, bám vào đặc trưng thể loại, có thể phân tích và chỉ ra điểm giống nhau, khác nhau theo các bình diện: Bối cảnh trữ tình được nói đến trong các đoạn thơ; nội dung cảm xúc của chủ thể trữ tình (hình tượng trữ tình) trong các đoạn thơ; các yếu tố nghệ thuật được sử dụng; phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những đoạn thơ đang phân tích.
Với dạng đề cảm nhận về các đoạn văn, có thể phân tích, chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau theo các bình diện: Nội dung hiện thực được phản ánh trong các đoạn văn; nội dung tư tưởng của các đoạn văn; những yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong các đoạn văn; ý nghĩa của các đoạn văn trong việc thể hiện giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm; phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những đoạn văn ấy.
Riêng đối với các đoạn văn thuộc thể kí, ngoài những nội dung trên, học sinh còn phải chú ý đến phương diện cái “tôi” của người cầm bút được thể hiện trên những trang kí, vì sức hấp dẫn của thể loại này phụ thuộc rất nhiều vào sự thể hiện cái “tôi” của tác giả trên trang văn.
Dạng bài đối sánh các vấn đề nội dung tư tưởng của tác phẩm
Dạng bài này, cô Phạm Thị Kiều Oanh đưa ra các dạng nhỏ: Dạng bài đối sánh tư tưởng hiện thực, tư tưởng nhân đạo và dạng bài phân tích, đối sánh tư tưởng (hoặc cảm hứng, chủ nghĩa yêu nước).
Với dạng bài đối sánh tư tưởng hiện thực, khi phân tích, đối sánh tư tưởng hiện thực của các nhà văn, cần chú ý các bình diện: Cách nhìn nhận, quan niệm của các nhà văn ấy về cuộc sống và con người; tư tưởng hiện thực của các nhà văn ấy mang tính lạc quan hay bi quan, thể hiện được điều gì trong tấm lòng nhân đạo của tác giả; các phương thức, phương tiện nghệ thuật góp phần thể hiện tư tưởng hiện thực của các nhà văn ấy.
Với dạng bài phân tích, so sánh tư tưởng nhân đạo, trên cơ sở nắm chắc khái niệm, các biểu hiện của phạm trù này, học sinh lưu ý đến các bình diện:
Sự trân trọng, ngợi ca của các tác giả đối với những giá trị, vẻ đẹp, phẩm chất của con người; thái độ bênh vực, đồng tình của các tác giả đối với những khát vọng sống chính đáng của con người. Niềm cảm thương của các tác giả đối với những khổ đau, bất hạnh của con người; thái độ lên án, tố cáo của các tác giả với những đối tượng chà đạp lên quyền sống con người.
Với dạng bài phân tích, đối sánh tư tưởng (hoặc cảm hứng, chủ nghĩa) yêu nước, học sinh chú ý đến các bình diện: Lòng tự hào dân tộc, ý thức tự tôn dân tộc (ý thức về chủ quyền đất nước, về phong tục, tập quán, cương vực lãnh thổ, truyền thống văn hoá...); tình yêu thương đồng bào, nhân dân…; lòng căm thù giặc, ý chí chiến đấu, tinh thần xả thân vì Tổ quốc; khát vọng dựng xây đất nước giàu mạnh; lòng yêu mến, gắn bó với cảnh trí non sông; các yếu tố nghệ thuật thể hiện lòng yêu nước…
Dạng bài đối sánh các vấn đề hình thức nghệ thuật của tác phẩm
Với vấn đề nghệ thuật xây dựng tình huống truyện ở các tác phẩm khác nhau, khi phân tích, đối sánh, học sinh cần chú ý đến các bình diện: Các tình huống truyện ấy thuộc loại nào? (tình huống hành động, tình huống tâm trạng hay tình huống nhận thức).
Việc tổ chức tình tiết, tổ chức mối quan hệ giữa các nhân vật trong tình huống truyện được thực hiện như thế nào? Ngôn ngữ xây dựng tình huống truyện được sử dụng ra sao? Tình huống truyện được xây dựng như vậy góp phần thể hiện các giá trị nội dung như thế nào?
Với nghệ thuật phân tích và diễn tả và tâm lý nhân vật, cần chú ý đến các bình diện: Các yếu tố bên ngoài góp phần thể hiện nội tâm (cử chỉ, điệu bộ, diện mạo, hành động, ngôn ngữ đối thoại); yếu tố bên trong thể hiện nội tâm (độc thoại nội tâm);
Tương quan giữa các yếu tố trên (mức độ sử dụng các yếu tố ấy - yếu tố nào được sử dụng nhiều hơn, yếu tố nào được sử dụng ít hơn). Phương thức diễn tả tâm lý theo hình thức tuyến tính hoặc hồi cố (nhân vật suy nghĩ trong hiện tại theo mạch thời gian tuyến tính hoặc hồi tưởng lại những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ).
Với nghệ thuật sử dụng ngôn từ, cần chú ý các bình diện dưới đây khi phân tích, đối sánh: Mô hình ngữ pháp của ngôn từ (các kiểu câu theo chức năng ngữ pháp được sử dụng; thể thức cấu tạo của câu văn, câu thơ; cách thức liên kết giữa các câu văn, câu thơ...);
Tính tạo hình của ngôn từ (qua việc sử dụng hình ảnh, các từ ngữ gợi đường nét, màu sắc...); tính nhạc của ngôn từ (qua sự tổ chức nhịp điệu, phối hợp thanh điệu...của câu văn, câu thơ); các phương tiện, biện pháp tu từ được sử dụng; tính cổ điển, tính hiện đại (nếu có) của ngôn từ.
Ngôn ngữ thơ khác với ngôn ngữ văn xuôi, học sinh cần tuỳ theo đối tượng so sánh mà ứng biến cho phù hợp. Nếu đề bài yêu cầu so sánh toàn bộ các yếu tố hình thức nghệ thuật giữa hai tác phẩm (hay hai đoạn văn, đoạn thơ) thì học sinh phải linh hoạt, dựa vào đặc trưng thể loại để phân tích, đối sánh một cách hợp lý.
Dạng bài đối sánh ở cấp độ hình tượng
Với hình tượng nhân vật trong tác phẩm tự sự, cô Phạm Thị Kiều Oanh lưu ý các bình diện sau khi phân tích, đối sánh: Loại hình của các nhân vật (đó là nhân vật hành động hay nhân vật tư tưởng...); lai lịch, ngoại hình, hoàn cảnh sinh sống của các nhân vật; số phận của các nhân vật; đặc điểm tính cách, phẩm chất của nhân vật; ý nghĩa của các nhân vật trong việc thể hiện giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm; nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Với hình tượng cái “tôi” trong tác phẩm trữ tình hoặc tác phẩm kí, cần chú ý các bình diện sau đây khi phân tích, đối sánh: Hoàn cảnh xuất hiện của cái “tôi” (không gian, thời gian); cảm xúc, suy tư của cái “tôi”; quan niệm, cảm nhận của cái “tôi” về thế giới khách quan; các yếu tố nghệ thuật góp phần thể hiện cái “tôi”; hình tượng cái “tôi” nói lên đặc điểm gì trong phong cách nghệ thuật của các tác giả?
Với hình tượng thiên nhiên, có thể chú ý các bình diện sau đây khi phân tích, đối sánh: Hình tượng thiên nhiên được thể hiện qua những yếu tố không gian, thời gian như thế nào? Hình tượng thiên nhiên đặc trưng cho miền đất nào, vùng quê nào? Sắc diện, tính chất của hình tượng thiên nhiên (hùng vĩ, dữ dội hay thơ mộng, trữ tình; lớn lao, kì vĩ hay bình dị, gần gũi...).
Hình tượng thiên nhiên thể hiện điều gì trong cách nhìn, quan niệm của người cầm bút về thế giới khách quan, thể hiện vẻ đẹp gì trong tâm hồn tác giả, trong mối quan hệ của tác giả với quê hương đất nước? Các yếu tố nghệ thuật góp phần xây dựng, khắc tả hình tượng thiên nhiên? Hình tượng thiên nhiên cho thấy điều gì trong phong cách nghệ thuật của người cầm bút?
Dạng bài đối sánh ở cấp độ chi tiết
Dạng bài này cần chú ý đến các bình diện: Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết; chi tiết thể hiện điều gì trong số phận, tính cách, tâm hồn của nhân vật? Chi tiết thể hiện điều gì trong giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm và trong quan niệm nhân sinh của người cầm bút? Chi tiết được thể hiện qua một ngôn ngữ, giọng điệu như thế nào? Việc sử dụng chi tiết như vậy có phản ánh điều gì trong phong cách nghệ thuật của nhà văn không?
“Với các đối tượng so sánh khác nhau, học sinh nên lưu ý những bình diện tương ứng để hệ thống ý được triển khai thoả đáng và đầy đủ” - Cô Phạm Thị Kiều Oanh lưu ý.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Vì thế, nó gắn với hai loại: So sánh tương đồng và so sánh tương phản. Sử dụng thao tác này đòi hỏi người viết phải có kiến thức rộng, có sự tinh nhạy và linh hoạt.
Những lưu ý khi làm bài
Cô Phạm Thị Kiều Oanh cho biết, đề thi bao giờ cũng đưa ra các đối tượng để so sánh: Hai đoạn thơ, hai đoạn văn, hai nhân vật, hai chi tiết…
Do đó, trước hết, cần phân lập đối tượng thành nhiều bình diện để đối sánh. Bước này nhằm phát huy trí tuệ sắc sảo và mĩ cảm của học sinh.
Trên đại thể, hai bình diện bao trùm là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Tùy từng đối tượng được yêu cầu so sánh mà có cách chia tách ra các khía cạnh nhỏ khác nhau từ ngôn từ, hình ảnh, chi tiết, kết cấu, âm hưởng, giọng điệu đến đề tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật.
Sau đó, cần nhận xét, đối chiếu để chỉ ra điểm giống và khác nhau. Bước này đòi hỏi học sinh cần có sự quan sát tinh tường, phát hiện chính xác và diễn đạt thật nổi bật, rõ nét, tránh nói chung chung, mơ hồ.
Cuối cùng là đánh giá, nhận xét và lí giải nguyên nhân của sự giống và khác nhau đó. Bước này đòi hỏi những tiêu chuẩn chắc chắn và bản lĩnh vững vàng cùng những hiểu biết sâu sắc ngoài văn bản để tránh những suy diễn tùy tiện, chủ quan, thiếu sức thuyết phục.
Hai cách trình bày thường gặp
Theo cô Phạm Thị Kiều Oanh, kiểu bài so sánh thông thường có hai cách trình bày là nối tiếp và song song.
Theo đó, nối tiếp là lần lượt phân tích từng đối tượng sau đó chỉ ra cái giống và khác nhau. Cách này dễ làm nhưng khó hay, nhiều khi trùng lặp ý và sắc thái so sánh bị chìm. Tuy nhiên, vì yêu cầu cho đại trà nên đáp án đại học những năm qua thường gợi ý theo cách này.
Song song tức là song hành so sánh trên mọi bình diện của hai đối tượng. Cách này hay nhưng khó, đòi hỏi khả năng tư duy chặt chẽ, lôgic, sự tinh nhạy trong phát hiện vấn đề của học sinh.
Dạng bài đối sánh ở cấp độ tác phẩm
Với dạng bài này, cô Phạm Thị Kiều Oanh lưu ý, học sinh phải nắm chắc đặc trưng thể loại, từ đó mới có thể phân tách các đối tượng ra thành những bình diện tương ứng với đặc trưng thể loại để so sánh.
Với thể loại thơ, khi phân tích, đối sánh, cần lưu ý đến các bình diện: Bối cảnh trữ tình (hoàn cảnh thời gian, không gian... khơi nguồn cho thi cảm); nội dung trữ tình (các cung bậc cảm xúc của chủ thể trữ tình); các phương thức nghệ thuật (thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, bút pháp...); phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những bài thơ đang phân tích.
Với thể loại truyện ngắn, có thể phân tích, đối sánh cần lưu ý đến các bình diện: Nội dung hiện thực được phản ánh (bức tranh về đời sống và con người được khắc hoạ trong tác phẩm); nội dung tư tưởng; vẻ đẹp nhân vật…
Các phương thức nghệ thuật (nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, diễn tả tâm lí nhân vật, ngôn từ, giọng điệu...); phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những truyện ngắn đang phân tích.
Dạng bài đối sánh ở cấp độ đoạn thơ, đoạn văn
Đối với dạng bài này, học sinh vừa phải thâm nhập được vào các đoạn thơ, đoạn văn, xem xét chúng như những đơn vị nghệ thuật độc lập lại vừa phải đặt chúng trong mối liên hệ với chỉnh thể tác phẩm để việc phân tích, luận giải được xác thực, thoả đáng hơn. Học sinh cũng phải nắm được đặc trưng thể loại để lấy đó làm hệ quy chiếu cho quá trình giải quyết vấn đề.
Với đoạn thơ, bám vào đặc trưng thể loại, có thể phân tích và chỉ ra điểm giống nhau, khác nhau theo các bình diện: Bối cảnh trữ tình được nói đến trong các đoạn thơ; nội dung cảm xúc của chủ thể trữ tình (hình tượng trữ tình) trong các đoạn thơ; các yếu tố nghệ thuật được sử dụng; phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những đoạn thơ đang phân tích.
Với dạng đề cảm nhận về các đoạn văn, có thể phân tích, chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau theo các bình diện: Nội dung hiện thực được phản ánh trong các đoạn văn; nội dung tư tưởng của các đoạn văn; những yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong các đoạn văn; ý nghĩa của các đoạn văn trong việc thể hiện giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm; phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những đoạn văn ấy.
Riêng đối với các đoạn văn thuộc thể kí, ngoài những nội dung trên, học sinh còn phải chú ý đến phương diện cái “tôi” của người cầm bút được thể hiện trên những trang kí, vì sức hấp dẫn của thể loại này phụ thuộc rất nhiều vào sự thể hiện cái “tôi” của tác giả trên trang văn.
Dạng bài đối sánh các vấn đề nội dung tư tưởng của tác phẩm
Dạng bài này, cô Phạm Thị Kiều Oanh đưa ra các dạng nhỏ: Dạng bài đối sánh tư tưởng hiện thực, tư tưởng nhân đạo và dạng bài phân tích, đối sánh tư tưởng (hoặc cảm hứng, chủ nghĩa yêu nước).
Với dạng bài đối sánh tư tưởng hiện thực, khi phân tích, đối sánh tư tưởng hiện thực của các nhà văn, cần chú ý các bình diện: Cách nhìn nhận, quan niệm của các nhà văn ấy về cuộc sống và con người; tư tưởng hiện thực của các nhà văn ấy mang tính lạc quan hay bi quan, thể hiện được điều gì trong tấm lòng nhân đạo của tác giả; các phương thức, phương tiện nghệ thuật góp phần thể hiện tư tưởng hiện thực của các nhà văn ấy.
Với dạng bài phân tích, so sánh tư tưởng nhân đạo, trên cơ sở nắm chắc khái niệm, các biểu hiện của phạm trù này, học sinh lưu ý đến các bình diện:
Sự trân trọng, ngợi ca của các tác giả đối với những giá trị, vẻ đẹp, phẩm chất của con người; thái độ bênh vực, đồng tình của các tác giả đối với những khát vọng sống chính đáng của con người. Niềm cảm thương của các tác giả đối với những khổ đau, bất hạnh của con người; thái độ lên án, tố cáo của các tác giả với những đối tượng chà đạp lên quyền sống con người.
Với dạng bài phân tích, đối sánh tư tưởng (hoặc cảm hứng, chủ nghĩa) yêu nước, học sinh chú ý đến các bình diện: Lòng tự hào dân tộc, ý thức tự tôn dân tộc (ý thức về chủ quyền đất nước, về phong tục, tập quán, cương vực lãnh thổ, truyền thống văn hoá...); tình yêu thương đồng bào, nhân dân…; lòng căm thù giặc, ý chí chiến đấu, tinh thần xả thân vì Tổ quốc; khát vọng dựng xây đất nước giàu mạnh; lòng yêu mến, gắn bó với cảnh trí non sông; các yếu tố nghệ thuật thể hiện lòng yêu nước…
Dạng bài đối sánh các vấn đề hình thức nghệ thuật của tác phẩm
Với vấn đề nghệ thuật xây dựng tình huống truyện ở các tác phẩm khác nhau, khi phân tích, đối sánh, học sinh cần chú ý đến các bình diện: Các tình huống truyện ấy thuộc loại nào? (tình huống hành động, tình huống tâm trạng hay tình huống nhận thức).
Việc tổ chức tình tiết, tổ chức mối quan hệ giữa các nhân vật trong tình huống truyện được thực hiện như thế nào? Ngôn ngữ xây dựng tình huống truyện được sử dụng ra sao? Tình huống truyện được xây dựng như vậy góp phần thể hiện các giá trị nội dung như thế nào?
Với nghệ thuật phân tích và diễn tả và tâm lý nhân vật, cần chú ý đến các bình diện: Các yếu tố bên ngoài góp phần thể hiện nội tâm (cử chỉ, điệu bộ, diện mạo, hành động, ngôn ngữ đối thoại); yếu tố bên trong thể hiện nội tâm (độc thoại nội tâm);
Tương quan giữa các yếu tố trên (mức độ sử dụng các yếu tố ấy - yếu tố nào được sử dụng nhiều hơn, yếu tố nào được sử dụng ít hơn). Phương thức diễn tả tâm lý theo hình thức tuyến tính hoặc hồi cố (nhân vật suy nghĩ trong hiện tại theo mạch thời gian tuyến tính hoặc hồi tưởng lại những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ).
Với nghệ thuật sử dụng ngôn từ, cần chú ý các bình diện dưới đây khi phân tích, đối sánh: Mô hình ngữ pháp của ngôn từ (các kiểu câu theo chức năng ngữ pháp được sử dụng; thể thức cấu tạo của câu văn, câu thơ; cách thức liên kết giữa các câu văn, câu thơ...);
Tính tạo hình của ngôn từ (qua việc sử dụng hình ảnh, các từ ngữ gợi đường nét, màu sắc...); tính nhạc của ngôn từ (qua sự tổ chức nhịp điệu, phối hợp thanh điệu...của câu văn, câu thơ); các phương tiện, biện pháp tu từ được sử dụng; tính cổ điển, tính hiện đại (nếu có) của ngôn từ.
Ngôn ngữ thơ khác với ngôn ngữ văn xuôi, học sinh cần tuỳ theo đối tượng so sánh mà ứng biến cho phù hợp. Nếu đề bài yêu cầu so sánh toàn bộ các yếu tố hình thức nghệ thuật giữa hai tác phẩm (hay hai đoạn văn, đoạn thơ) thì học sinh phải linh hoạt, dựa vào đặc trưng thể loại để phân tích, đối sánh một cách hợp lý.
Dạng bài đối sánh ở cấp độ hình tượng
Với hình tượng nhân vật trong tác phẩm tự sự, cô Phạm Thị Kiều Oanh lưu ý các bình diện sau khi phân tích, đối sánh: Loại hình của các nhân vật (đó là nhân vật hành động hay nhân vật tư tưởng...); lai lịch, ngoại hình, hoàn cảnh sinh sống của các nhân vật; số phận của các nhân vật; đặc điểm tính cách, phẩm chất của nhân vật; ý nghĩa của các nhân vật trong việc thể hiện giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm; nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Với hình tượng cái “tôi” trong tác phẩm trữ tình hoặc tác phẩm kí, cần chú ý các bình diện sau đây khi phân tích, đối sánh: Hoàn cảnh xuất hiện của cái “tôi” (không gian, thời gian); cảm xúc, suy tư của cái “tôi”; quan niệm, cảm nhận của cái “tôi” về thế giới khách quan; các yếu tố nghệ thuật góp phần thể hiện cái “tôi”; hình tượng cái “tôi” nói lên đặc điểm gì trong phong cách nghệ thuật của các tác giả?
Với hình tượng thiên nhiên, có thể chú ý các bình diện sau đây khi phân tích, đối sánh: Hình tượng thiên nhiên được thể hiện qua những yếu tố không gian, thời gian như thế nào? Hình tượng thiên nhiên đặc trưng cho miền đất nào, vùng quê nào? Sắc diện, tính chất của hình tượng thiên nhiên (hùng vĩ, dữ dội hay thơ mộng, trữ tình; lớn lao, kì vĩ hay bình dị, gần gũi...).
Hình tượng thiên nhiên thể hiện điều gì trong cách nhìn, quan niệm của người cầm bút về thế giới khách quan, thể hiện vẻ đẹp gì trong tâm hồn tác giả, trong mối quan hệ của tác giả với quê hương đất nước? Các yếu tố nghệ thuật góp phần xây dựng, khắc tả hình tượng thiên nhiên? Hình tượng thiên nhiên cho thấy điều gì trong phong cách nghệ thuật của người cầm bút?
Dạng bài đối sánh ở cấp độ chi tiết
Dạng bài này cần chú ý đến các bình diện: Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết; chi tiết thể hiện điều gì trong số phận, tính cách, tâm hồn của nhân vật? Chi tiết thể hiện điều gì trong giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm và trong quan niệm nhân sinh của người cầm bút? Chi tiết được thể hiện qua một ngôn ngữ, giọng điệu như thế nào? Việc sử dụng chi tiết như vậy có phản ánh điều gì trong phong cách nghệ thuật của nhà văn không?
“Với các đối tượng so sánh khác nhau, học sinh nên lưu ý những bình diện tương ứng để hệ thống ý được triển khai thoả đáng và đầy đủ” - Cô Phạm Thị Kiều Oanh lưu ý.
Nguồn: giaoducthoidai.vn