Chương 20
Không thể nào đi chặng đường từ phố 63 Đông, khu Manhattan, New York đến thành phố Boston, bang Massachusetts dưới ba giờ hai mươi phút. Tôi nói thật, chặng đường đó tôi đã thử lái tới giới hạn tối đa, tôi tin chắc không có một loại xe hơi nào, dù là xe nước ngoài hay xe nội địa, dù ngồi ở tay lái là Graham Hill, có thể đi nhanh hơn. Trên xa lộ, tôi giữ chiếc MG của tôi liên tục ở tốc độ 170 km/giờ trong suốt cuộc hành trình.
Tôi đem theo một con dao cạo râu chạy pin và xin cam đoan là tôi đã cạo râu kỹ và thay áo sơ mi trong xe trước khi bước vào những phòng làm việc thâm nghiêm ở đường State. Tuy lúc ấy mới tám giờ sáng mà đã có một vài nhân vật tai to mặt lớn ở Boston đang chờ vào gặp Oliver Barrett III. Cô thư ký của ông có biết tôi – vẫn điềm nhiên như không khi báo tên tôi qua hệ thống liên lạc nội bộ hữu tuyến.
Cha tôi không ra lệnh “Mời vào”.
Cửa phòng ông mở và đích thân ông hiện ra. Ông nói: “Oliver!”
Tính tôi vốn hay quan sát diện mạo con người, tôi nhận thấy ông có vẻ hơi xanh, tóc ông lốm đốm bạc (và có lẽ thưa hơn) so với ba năm trước. Ông bảo:
- Vào đi con.
Giọng nói của ông không bộc lộ gì hết. Tôi bước vào phòng làm việc của ông và ngồi vào “ghế khách”.
Cha tôi và tôi nhìn nhau, rồi quay nhìn vơ vẩn những đồ đạc khác trong phòng. Về phần tôi, tôi chọn những thứ trên mặt bàn làm việc của ông để nhìn: cái kéo đặt trong bao da, con dao rọc giấy cán da, một bức tranh mẹ tôi chụp từ lâu, một bức ảnh của tôi (chụp hôm nhận bằng tốt nghiệp trường trung học Exeter).
- Thế nào, con dạo này ra sao? – Ông hỏi tôi.
- Thưa ba, tốt ạ.
- Jenny ra sao?
Tôi không nói dối và lẩn tránh câu hỏi, bằng cách đi thẳng vào vấn đề, nói ngay lý do vì sao tôi xuất hiện lại đột ngột.
- Thưa ba, con cần vay năm nghìn đô la, vì lý do cần thiết.
Ông nhìn tôi. Tôi thấy hình như ông gật đầu.
- Sao thế? – Ông hỏi.
- Dạ? – Tôi hỏi lại.
- Ba có thể biết lý do được không?
- Con không thể nói với ba được. Chỉ xin ba cho con mượn số tiền ấy.
Tôi có cảm giác – nếu như người ta có thể cảm nhận được gì ở Oliver Barrett III – là ông có ý đưa cho tôi số tiền. Tôi cũng còn cảm thấy ông không muốn thuyết giáo tôi một bài – Tuy nhiên ông muốn một điều là … nói.
- Ở hãng “Jonas và Marsh” họ trả lương con không đủ tiêu à?
- Thưa ba đủ.
Tôi toan kể với ông tôi được bao nhiêu lương, chỉ cốt để ông biết rằng tôi đã lập được một kỷ lục, nhưng sau tôi tự nhủ nếu ông đã biết chỗ làm việc của tôi, hẳn ông cũng biết lương tôi.
- Cô ấy không dạy học à? – Cha tôi hỏi.
Dù sao ông cũng chưa biết hết mọi chuyện.
- Ba đừng gọi vợ con bằng “cô ấy”
- Jenny không dạy học à? – Cha tôi hỏi lại một cách đúng mực.
- Xin ba đừng dính nhà con vào chuyện này. Đây là một việc riêng, một việc riêng rất quan trọng.
- Con đã gây rắc rối cho một cô gái à? – Ông hỏi nhưng giọng hoàn toàn không có ý chê trách.
- Thưa ba vâng - tôi nói – Đúng thế. Xin ba cho con mượn số tiền ấy.
Tôi chắc ông không tin lời tôi một chút nào. Tôi không nghĩ ông thực sự muốn biết lý do. Ông hỏi tôi chỉ để, như tôi đã nói khi nãy, được… nói mà thôi.
Ông mở ngăn kéo, rút ra quyển séc cũng bọc bằng loại da quý coocdoba như cán dao rọc giấy và bao kéo của ông. Ông chầm chậm mở quyển séc, không phải để hành hạ tôi – tôi biết – mà là để kéo dài thời gian, tìm ra những chuyện để nói, những chuyện không làm mếch lòng nhau.
Ông ghi vào một tờ séc, xé ra rồi chìa ra cho tôi. Có lẽ tôi hiểu ra chậm mất một phần giây là tôi phải chìa tay ra đón lấy. Cho nên ông lúng túng (tôi nghĩ vậy), rụt tay về và đặt tờ séc ở mép bàn. Sau đó ông nhìn tôi và hất nhẹ đầu. Vẻ mặt ông dường như nói: “Đây, con cầm lấy”. Nhưng thực ra, ông chỉ hất nhẹ đầu, thế thôi.
Tôi cũng vậy, không muốn bỏ đi ngay. Nhưng chỉ phải cái tôi không tìm ra được điều gì chung chung để nói. Và hai cha con chúng tôi không thể cứ ở đó mãi cho đến tận cùng thời gian muốn nói với nhau mà dẫu vậy không nhìn nổi vào mặt nhau.
Tôi ngả người cầm lấy tờ séc. Séc ghi đúng năm nghìn đôla, ký tên Oliver Barrett III. Mực đã khô. Tôi gấp lại cẩn thận đút vào túi áo sơmi, trong khi đứng dậy, bước về phía cửa, hơi kéo lê chân một chút. Ít nhất tôi có thể nói rằng tôi biết vì tôi mà những nhân vật rất quan trọng của Boston (có thể cả Washington nữa) đã phải chờ lâu ngoài phòng đợi, và dẫu vậy, nếu như hai cha con chúng tôi có nhiều chuyện để nói với nhau hơn thì con vẫn có thể ở lại một lúc trong phòng làm việc của ba, ba ạ, và ba có lẽ sẽ hủy bỏ các cuộc gặp mà ba đã hẹn với người ta vào bữa trưa… vân vân.
Tôi dừng lại bên cánh cửa hé mở, lấy hết can đảm nhìn ông và nói:
- Cảm ơn ba.
Chương 21
Tôi phải gánh lấy nhiệm vụ báo tin cho ông Phil Calliveri biết. Còn ai vào đây nữa? Ông không gục ngã như tôi lo sợ mà bình tĩnh đóng cửa ngôi nhà ở Cranston rồi đến ở tại nhà chúng tôi. Mỗi người chúng ta đều có cách riêng của mình để đương đầu với nỗi đau buồn. Cách của ông Phil là làm việc quét dọn, lau chùi, cọ sàn. Tâm trạng của ông diễn biến như thế nào tôi không được rõ lắm nhưng thôi lạy Chúa, cứ để ông làm.
Phải chăng ông còn ấp ủ hy vọng Jenny sẽ trở về?
Chắc đúng thế rồi, tội nghiệp ông Phil! Vì lẽ đó mà ông cứ lau chùi dọn dẹp nhà cửa. Ông thực không chịu chấp nhận sự thể như nó đã diễn ra. Cố nhiên ông không thú nhận với tôi, nhưng tôi biết là ông nghĩ vậy.
Bởi vì cả tôi nữa tôi cũng nghĩ như vậy.
---O0O0O0O0O---
Khi Jenny đã vào viện, tôi gọi dây nói cho ông Jonas biết vì sao tôi không đến làm việc được. Nói xong, tôi bảo liền ngay là tôi có việc bận, phải bỏ máy, vì tôi biết ông đau buồn và muốn nói lên những điều ông không thể diễn đạt nữa. Kể từ đó, ngày của tôi được chia một cách đơn giản làm hai phần, một phần là những giờ đến thăm nàng và một phần là tất cả những công việc khác. Tất cả những công việc khác ấy tất nhiên chẳng là gì cả: ăn mà không thấy đói, nhìn ông Phil lau chùi nhà cửa (lại lau chùi!) và không ngủ được mặc dù đã uống thuốc ngủ mà Ackerman đã kê cho tôi.
Có lần tôi nghe thấy ông Phil lẩm bẩm một mình: “Tôi không thể chịu đựng nổi nữa rồi”. Ông đang ở phòng bên, rửa bát đĩa của bữa tối (rửa bằng tay). Tôi không trả lời ông nhưng nghĩ bụng tôi thì tôi chịu đựng được. Hỡi ông Đấng Tối Cao, ông ở trên trời điều khiển mọi việc dưới thế gian, ông cứ tiếp tục đi, tôi có thể chịu đựng được vô cùng tận. Bởi vì hiện tại Jenny vẫn còn là Jenny.
Tối hôm đó nàng đuổi tôi ra khỏi phòng nàng. Nàng muốn nói với cha nàng một chuyện “giữa đàn ông với nhau?".
- Cuộc nói chuyện này chỉ dành cho những người gốc Ý thôi – nàng nói, mặt trắng bệch như mặt gối trên giường – vậy anh đi ra đi, anh Barrett.
- Anh ra nhé.
- Nhưng đừng đi đâu xa, - nàng nhắn với khi tôi ra tới cửa.
Tôi ra ngồi ở chiếc ghế đợi bên ngoài. Chẳng mấy chốc ông Phil lại chỗ tôi bảo tôi:
- Jenny bảo con vào đi – ông thì thầm bằng một giọng khàn khàn đùng đục như thể trong người ông đâu cũng rỗng cả – còn bố, bố đi mua thuốc lá đây.
---O0O0O0O0O---
- Đóng cái cửa chết tiệt ấy lại anh – nàng ra lệnh cho tôi khi tôi bước vào.
Tôi làm theo lời nàng, đóng cửa thật nhẹ. Trong lúc bước lại để ngồi cạnh giường nàng, tôi nhìn thấy Jenny đầy đủ hơn, tôi muốn nói là thấy cả những cái ống cắm vào cánh tay phải nàng mà nàng thường lấy chăn đắp lên. Tôi muốn được ngồi sát nàng, chỉ nhìn gương mặt nàng thôi, vì nàng dù nhợt nhạt đến thế song đôi mắt vẫn sáng long lanh.
Vì vậy, tôi bước nhanh lại giường nàng và ngồi thật sát nàng.
- Em không đau đâu. Ollie ạ, thật đấy. Anh biết không, y như rơi chầm chậm từ trên bờ vực cao xuống.
Trong tôi có một cái gì đó nó làm quặn lòng tôi. Nó sắp sửa kéo lên cổ tôi và làm tôi bật khóc. Nhưng tôi sẽ không khóc. Tôi chưa bao giờ khóc. Tôi là một đứa cứng cỏi. Đúng không? Tôi sẽ không khóc.
Nhưng nếu không khóc thì không mở miệng nổi. Tôi chỉ gật đầu được mà thôi.
- Dớ dẩn – nàng nói.
- Gì hả em? – tôi ậm ừ hỏi lại, giọng nhòe đi không thành tiếng.
- Anh chưa biết thế nào là rơi từ bờ vực cao xuống đâu. Việc đó chưa bao giờ xảy ra với anh.
- Rồi chứ, tôi trả lời với giọng nghẹn ngào – đó là lúc anh gặp em.
- Ừ nhỉ – nàng nói và một nụ cười yếu ớt thoáng qua trên gương mặt nàng – “Ôi – Rơi mới chóng mặt làm sao!” Ai đã nói câu ấy nhỉ?
- Anh không biết - tôi đáp – Shakespeare thì phải.
- Ừ, mà ai cơ – Nàng lại nói, giọng não nùng – Em không nhớ nổi ở vở nào nữa. Hồi em vào Radcliffe, em phải thuộc nhiều lắm. Hồi ấy, em thuộc lòng số hiệu tất cả các tác phẩm của Mozart.
- Anh phục thật!
- Phục chứ! – Nàng nói, rồi cau mày hỏi tôi – Bản concerto cho piano cung đô thứ là số mấy nhỉ?
- Để anh xem lại.
Tôi biết chỗ nàng để sách: ở nhà, trên cái giá cạnh cây đàn piano. Tôi sẽ xem lại và sẽ đến bảo nàng ngay sáng mai.
- Trước em nhớ. Trước em nhớ hết cơ.
- Này em - tôi nói với giọng Boga – Em muốn nói chuyện với anh về âm nhạc à?
- Anh muốn nói chuyện về đám tang ư?
- Không phải - tôi hối tiếc đã ngắt lời nàng.
- Em đã bàn với bố rồi - Anh nghe em đấy chứ. Ollie?
Tôi đã ngoảnh mặt đi.
- Có chứ, Jenny, anh nghe em nói đây.
- Em đã bảo với bố là có thể làm một lễ cầu siêu theo đạo Thiên chúa, và anh sẽ đồng ý. Được không anh?
- Được chứ em.
Đến lúc này tôi lại cảm thấy hơi nhẹ nhõm, bởi vì bất kể chuyện gì chúng tôi nói bây giờ cũng phải là vui hơn.
Nhưng tôi nhầm.
- Em bảo này, Oliver - Jenny nói, lần này với giọng nàng thường dùng những khi nổi giận, tuy vẫn dịu dàng – Anh bỏ cái kiểu ấy đi nhé, không hay đâu. Em muốn anh thôi đi.
- Em bảo anh thôi đi cái gì hả em?
- Cái vẻ có lỗi trên mặt, Oliver, không hay đâu.
Tôi thành thực cố gắng, làm đổi thay nét mặt, nhưng các cơ mặt của tôi đã bị cứng đờ ra cả rồi.
- Không phải là lỗi của ai cả, anh ạ, vậy thì anh đừng có tự trách mình nữa. Anh có chịu nghe lời em không?
Tôi muốn tiếp tục nhìn nàng vì không muốn rời mắt khỏi nàng một giây nào, nhưng tôi đành phải sụp mắt xuống. Tôi rất hổ thẹn là ngay đến tận lúc này, Jenny của tôi vẫn còn đọc được rõ những gì diễn ra trong tâm hồn tôi.
- Em bảo này, Oliver, đó là điều duy nhất em yêu cầu anh. Ngoài ra, em biết là anh sẽ ổn.
Cái gì đó ở dưới đáy lòng tôi lại bắt đầu quặn lên đến nỗi tôi không dám “ừ” đáp lại nữa, sợ bật ra tiếng khóc. Tôi chỉ nhìn Jenny mà không nói gì. Bỗng nàng nói:
- Mặc xác Paris.
- Gì hả em?
- Mặc xác Paris và âm nhạc lẫn tất cả những thứ vớ vẩn mà anh cứ nghĩ là anh đã cướp đi mất của em. Em không tiếc gì hết, anh ạ. Anh có tin em không?
- Không - tôi thành thực trả lời.
- Thế thì anh đi đi. Em không muốn có anh bên giường chết của em.
Nàng nghĩ như thế thật. Tôi biết những khi nào Jenny nghĩ đúng những điều nàng nói. Tôi đành phải dùng lời nói dối để được phép ở lại.
- Anh tin lời em.
- Thế thì em bằng lòng. Bây giờ, em yêu cầu anh một việc nhé.
Đâu đó trong tôi cuồn cuộn dân lên một lực gì ghê gớm chỉ chực làm tôi bật khóc. Nhưng tôi cưỡng lại. Tôi sẽ không khóc. Tôi chỉ ra hiệu cho Jenny hiểu rằng – bằng cách gật đầu – Tôi sẵn sàng làm bất cứ việc gì nàng yêu cầu.
- Anh ơi, anh ôm em thật chặt vào nhé.
Tôi đặt bàn tay tôi lên cánh tay nàng – Trời ơi, sao tay nàng gầy thế! – Và bóp nhẹ một chút.
- Không, Oliver, ôm thật sự cơ. Thật chặt vào. Cẩn thận chú ý đến những cái ống và dây nhợ lằng nhằng, tôi duỗi mình trên giường bên cạnh nàng và ôm nàng trong đôi tay tôi.
- Cảm ơn anh, Ollie.
Đó là lời cuối cùng của nàng.
Không thể nào đi chặng đường từ phố 63 Đông, khu Manhattan, New York đến thành phố Boston, bang Massachusetts dưới ba giờ hai mươi phút. Tôi nói thật, chặng đường đó tôi đã thử lái tới giới hạn tối đa, tôi tin chắc không có một loại xe hơi nào, dù là xe nước ngoài hay xe nội địa, dù ngồi ở tay lái là Graham Hill, có thể đi nhanh hơn. Trên xa lộ, tôi giữ chiếc MG của tôi liên tục ở tốc độ 170 km/giờ trong suốt cuộc hành trình.
Tôi đem theo một con dao cạo râu chạy pin và xin cam đoan là tôi đã cạo râu kỹ và thay áo sơ mi trong xe trước khi bước vào những phòng làm việc thâm nghiêm ở đường State. Tuy lúc ấy mới tám giờ sáng mà đã có một vài nhân vật tai to mặt lớn ở Boston đang chờ vào gặp Oliver Barrett III. Cô thư ký của ông có biết tôi – vẫn điềm nhiên như không khi báo tên tôi qua hệ thống liên lạc nội bộ hữu tuyến.
Cha tôi không ra lệnh “Mời vào”.
Cửa phòng ông mở và đích thân ông hiện ra. Ông nói: “Oliver!”
Tính tôi vốn hay quan sát diện mạo con người, tôi nhận thấy ông có vẻ hơi xanh, tóc ông lốm đốm bạc (và có lẽ thưa hơn) so với ba năm trước. Ông bảo:
- Vào đi con.
Giọng nói của ông không bộc lộ gì hết. Tôi bước vào phòng làm việc của ông và ngồi vào “ghế khách”.
Cha tôi và tôi nhìn nhau, rồi quay nhìn vơ vẩn những đồ đạc khác trong phòng. Về phần tôi, tôi chọn những thứ trên mặt bàn làm việc của ông để nhìn: cái kéo đặt trong bao da, con dao rọc giấy cán da, một bức tranh mẹ tôi chụp từ lâu, một bức ảnh của tôi (chụp hôm nhận bằng tốt nghiệp trường trung học Exeter).
- Thế nào, con dạo này ra sao? – Ông hỏi tôi.
- Thưa ba, tốt ạ.
- Jenny ra sao?
Tôi không nói dối và lẩn tránh câu hỏi, bằng cách đi thẳng vào vấn đề, nói ngay lý do vì sao tôi xuất hiện lại đột ngột.
- Thưa ba, con cần vay năm nghìn đô la, vì lý do cần thiết.
Ông nhìn tôi. Tôi thấy hình như ông gật đầu.
- Sao thế? – Ông hỏi.
- Dạ? – Tôi hỏi lại.
- Ba có thể biết lý do được không?
- Con không thể nói với ba được. Chỉ xin ba cho con mượn số tiền ấy.
Tôi có cảm giác – nếu như người ta có thể cảm nhận được gì ở Oliver Barrett III – là ông có ý đưa cho tôi số tiền. Tôi cũng còn cảm thấy ông không muốn thuyết giáo tôi một bài – Tuy nhiên ông muốn một điều là … nói.
- Ở hãng “Jonas và Marsh” họ trả lương con không đủ tiêu à?
- Thưa ba đủ.
Tôi toan kể với ông tôi được bao nhiêu lương, chỉ cốt để ông biết rằng tôi đã lập được một kỷ lục, nhưng sau tôi tự nhủ nếu ông đã biết chỗ làm việc của tôi, hẳn ông cũng biết lương tôi.
- Cô ấy không dạy học à? – Cha tôi hỏi.
Dù sao ông cũng chưa biết hết mọi chuyện.
- Ba đừng gọi vợ con bằng “cô ấy”
- Jenny không dạy học à? – Cha tôi hỏi lại một cách đúng mực.
- Xin ba đừng dính nhà con vào chuyện này. Đây là một việc riêng, một việc riêng rất quan trọng.
- Con đã gây rắc rối cho một cô gái à? – Ông hỏi nhưng giọng hoàn toàn không có ý chê trách.
- Thưa ba vâng - tôi nói – Đúng thế. Xin ba cho con mượn số tiền ấy.
Tôi chắc ông không tin lời tôi một chút nào. Tôi không nghĩ ông thực sự muốn biết lý do. Ông hỏi tôi chỉ để, như tôi đã nói khi nãy, được… nói mà thôi.
Ông mở ngăn kéo, rút ra quyển séc cũng bọc bằng loại da quý coocdoba như cán dao rọc giấy và bao kéo của ông. Ông chầm chậm mở quyển séc, không phải để hành hạ tôi – tôi biết – mà là để kéo dài thời gian, tìm ra những chuyện để nói, những chuyện không làm mếch lòng nhau.
Ông ghi vào một tờ séc, xé ra rồi chìa ra cho tôi. Có lẽ tôi hiểu ra chậm mất một phần giây là tôi phải chìa tay ra đón lấy. Cho nên ông lúng túng (tôi nghĩ vậy), rụt tay về và đặt tờ séc ở mép bàn. Sau đó ông nhìn tôi và hất nhẹ đầu. Vẻ mặt ông dường như nói: “Đây, con cầm lấy”. Nhưng thực ra, ông chỉ hất nhẹ đầu, thế thôi.
Tôi cũng vậy, không muốn bỏ đi ngay. Nhưng chỉ phải cái tôi không tìm ra được điều gì chung chung để nói. Và hai cha con chúng tôi không thể cứ ở đó mãi cho đến tận cùng thời gian muốn nói với nhau mà dẫu vậy không nhìn nổi vào mặt nhau.
Tôi ngả người cầm lấy tờ séc. Séc ghi đúng năm nghìn đôla, ký tên Oliver Barrett III. Mực đã khô. Tôi gấp lại cẩn thận đút vào túi áo sơmi, trong khi đứng dậy, bước về phía cửa, hơi kéo lê chân một chút. Ít nhất tôi có thể nói rằng tôi biết vì tôi mà những nhân vật rất quan trọng của Boston (có thể cả Washington nữa) đã phải chờ lâu ngoài phòng đợi, và dẫu vậy, nếu như hai cha con chúng tôi có nhiều chuyện để nói với nhau hơn thì con vẫn có thể ở lại một lúc trong phòng làm việc của ba, ba ạ, và ba có lẽ sẽ hủy bỏ các cuộc gặp mà ba đã hẹn với người ta vào bữa trưa… vân vân.
Tôi dừng lại bên cánh cửa hé mở, lấy hết can đảm nhìn ông và nói:
- Cảm ơn ba.
Chương 21
Tôi phải gánh lấy nhiệm vụ báo tin cho ông Phil Calliveri biết. Còn ai vào đây nữa? Ông không gục ngã như tôi lo sợ mà bình tĩnh đóng cửa ngôi nhà ở Cranston rồi đến ở tại nhà chúng tôi. Mỗi người chúng ta đều có cách riêng của mình để đương đầu với nỗi đau buồn. Cách của ông Phil là làm việc quét dọn, lau chùi, cọ sàn. Tâm trạng của ông diễn biến như thế nào tôi không được rõ lắm nhưng thôi lạy Chúa, cứ để ông làm.
Phải chăng ông còn ấp ủ hy vọng Jenny sẽ trở về?
Chắc đúng thế rồi, tội nghiệp ông Phil! Vì lẽ đó mà ông cứ lau chùi dọn dẹp nhà cửa. Ông thực không chịu chấp nhận sự thể như nó đã diễn ra. Cố nhiên ông không thú nhận với tôi, nhưng tôi biết là ông nghĩ vậy.
Bởi vì cả tôi nữa tôi cũng nghĩ như vậy.
---O0O0O0O0O---
Khi Jenny đã vào viện, tôi gọi dây nói cho ông Jonas biết vì sao tôi không đến làm việc được. Nói xong, tôi bảo liền ngay là tôi có việc bận, phải bỏ máy, vì tôi biết ông đau buồn và muốn nói lên những điều ông không thể diễn đạt nữa. Kể từ đó, ngày của tôi được chia một cách đơn giản làm hai phần, một phần là những giờ đến thăm nàng và một phần là tất cả những công việc khác. Tất cả những công việc khác ấy tất nhiên chẳng là gì cả: ăn mà không thấy đói, nhìn ông Phil lau chùi nhà cửa (lại lau chùi!) và không ngủ được mặc dù đã uống thuốc ngủ mà Ackerman đã kê cho tôi.
Có lần tôi nghe thấy ông Phil lẩm bẩm một mình: “Tôi không thể chịu đựng nổi nữa rồi”. Ông đang ở phòng bên, rửa bát đĩa của bữa tối (rửa bằng tay). Tôi không trả lời ông nhưng nghĩ bụng tôi thì tôi chịu đựng được. Hỡi ông Đấng Tối Cao, ông ở trên trời điều khiển mọi việc dưới thế gian, ông cứ tiếp tục đi, tôi có thể chịu đựng được vô cùng tận. Bởi vì hiện tại Jenny vẫn còn là Jenny.
Tối hôm đó nàng đuổi tôi ra khỏi phòng nàng. Nàng muốn nói với cha nàng một chuyện “giữa đàn ông với nhau?".
- Cuộc nói chuyện này chỉ dành cho những người gốc Ý thôi – nàng nói, mặt trắng bệch như mặt gối trên giường – vậy anh đi ra đi, anh Barrett.
- Anh ra nhé.
- Nhưng đừng đi đâu xa, - nàng nhắn với khi tôi ra tới cửa.
Tôi ra ngồi ở chiếc ghế đợi bên ngoài. Chẳng mấy chốc ông Phil lại chỗ tôi bảo tôi:
- Jenny bảo con vào đi – ông thì thầm bằng một giọng khàn khàn đùng đục như thể trong người ông đâu cũng rỗng cả – còn bố, bố đi mua thuốc lá đây.
---O0O0O0O0O---
- Đóng cái cửa chết tiệt ấy lại anh – nàng ra lệnh cho tôi khi tôi bước vào.
Tôi làm theo lời nàng, đóng cửa thật nhẹ. Trong lúc bước lại để ngồi cạnh giường nàng, tôi nhìn thấy Jenny đầy đủ hơn, tôi muốn nói là thấy cả những cái ống cắm vào cánh tay phải nàng mà nàng thường lấy chăn đắp lên. Tôi muốn được ngồi sát nàng, chỉ nhìn gương mặt nàng thôi, vì nàng dù nhợt nhạt đến thế song đôi mắt vẫn sáng long lanh.
Vì vậy, tôi bước nhanh lại giường nàng và ngồi thật sát nàng.
- Em không đau đâu. Ollie ạ, thật đấy. Anh biết không, y như rơi chầm chậm từ trên bờ vực cao xuống.
Trong tôi có một cái gì đó nó làm quặn lòng tôi. Nó sắp sửa kéo lên cổ tôi và làm tôi bật khóc. Nhưng tôi sẽ không khóc. Tôi chưa bao giờ khóc. Tôi là một đứa cứng cỏi. Đúng không? Tôi sẽ không khóc.
Nhưng nếu không khóc thì không mở miệng nổi. Tôi chỉ gật đầu được mà thôi.
- Dớ dẩn – nàng nói.
- Gì hả em? – tôi ậm ừ hỏi lại, giọng nhòe đi không thành tiếng.
- Anh chưa biết thế nào là rơi từ bờ vực cao xuống đâu. Việc đó chưa bao giờ xảy ra với anh.
- Rồi chứ, tôi trả lời với giọng nghẹn ngào – đó là lúc anh gặp em.
- Ừ nhỉ – nàng nói và một nụ cười yếu ớt thoáng qua trên gương mặt nàng – “Ôi – Rơi mới chóng mặt làm sao!” Ai đã nói câu ấy nhỉ?
- Anh không biết - tôi đáp – Shakespeare thì phải.
- Ừ, mà ai cơ – Nàng lại nói, giọng não nùng – Em không nhớ nổi ở vở nào nữa. Hồi em vào Radcliffe, em phải thuộc nhiều lắm. Hồi ấy, em thuộc lòng số hiệu tất cả các tác phẩm của Mozart.
- Anh phục thật!
- Phục chứ! – Nàng nói, rồi cau mày hỏi tôi – Bản concerto cho piano cung đô thứ là số mấy nhỉ?
- Để anh xem lại.
Tôi biết chỗ nàng để sách: ở nhà, trên cái giá cạnh cây đàn piano. Tôi sẽ xem lại và sẽ đến bảo nàng ngay sáng mai.
- Trước em nhớ. Trước em nhớ hết cơ.
- Này em - tôi nói với giọng Boga – Em muốn nói chuyện với anh về âm nhạc à?
- Anh muốn nói chuyện về đám tang ư?
- Không phải - tôi hối tiếc đã ngắt lời nàng.
- Em đã bàn với bố rồi - Anh nghe em đấy chứ. Ollie?
Tôi đã ngoảnh mặt đi.
- Có chứ, Jenny, anh nghe em nói đây.
- Em đã bảo với bố là có thể làm một lễ cầu siêu theo đạo Thiên chúa, và anh sẽ đồng ý. Được không anh?
- Được chứ em.
Đến lúc này tôi lại cảm thấy hơi nhẹ nhõm, bởi vì bất kể chuyện gì chúng tôi nói bây giờ cũng phải là vui hơn.
Nhưng tôi nhầm.
- Em bảo này, Oliver - Jenny nói, lần này với giọng nàng thường dùng những khi nổi giận, tuy vẫn dịu dàng – Anh bỏ cái kiểu ấy đi nhé, không hay đâu. Em muốn anh thôi đi.
- Em bảo anh thôi đi cái gì hả em?
- Cái vẻ có lỗi trên mặt, Oliver, không hay đâu.
Tôi thành thực cố gắng, làm đổi thay nét mặt, nhưng các cơ mặt của tôi đã bị cứng đờ ra cả rồi.
- Không phải là lỗi của ai cả, anh ạ, vậy thì anh đừng có tự trách mình nữa. Anh có chịu nghe lời em không?
Tôi muốn tiếp tục nhìn nàng vì không muốn rời mắt khỏi nàng một giây nào, nhưng tôi đành phải sụp mắt xuống. Tôi rất hổ thẹn là ngay đến tận lúc này, Jenny của tôi vẫn còn đọc được rõ những gì diễn ra trong tâm hồn tôi.
- Em bảo này, Oliver, đó là điều duy nhất em yêu cầu anh. Ngoài ra, em biết là anh sẽ ổn.
Cái gì đó ở dưới đáy lòng tôi lại bắt đầu quặn lên đến nỗi tôi không dám “ừ” đáp lại nữa, sợ bật ra tiếng khóc. Tôi chỉ nhìn Jenny mà không nói gì. Bỗng nàng nói:
- Mặc xác Paris.
- Gì hả em?
- Mặc xác Paris và âm nhạc lẫn tất cả những thứ vớ vẩn mà anh cứ nghĩ là anh đã cướp đi mất của em. Em không tiếc gì hết, anh ạ. Anh có tin em không?
- Không - tôi thành thực trả lời.
- Thế thì anh đi đi. Em không muốn có anh bên giường chết của em.
Nàng nghĩ như thế thật. Tôi biết những khi nào Jenny nghĩ đúng những điều nàng nói. Tôi đành phải dùng lời nói dối để được phép ở lại.
- Anh tin lời em.
- Thế thì em bằng lòng. Bây giờ, em yêu cầu anh một việc nhé.
Đâu đó trong tôi cuồn cuộn dân lên một lực gì ghê gớm chỉ chực làm tôi bật khóc. Nhưng tôi cưỡng lại. Tôi sẽ không khóc. Tôi chỉ ra hiệu cho Jenny hiểu rằng – bằng cách gật đầu – Tôi sẵn sàng làm bất cứ việc gì nàng yêu cầu.
- Anh ơi, anh ôm em thật chặt vào nhé.
Tôi đặt bàn tay tôi lên cánh tay nàng – Trời ơi, sao tay nàng gầy thế! – Và bóp nhẹ một chút.
- Không, Oliver, ôm thật sự cơ. Thật chặt vào. Cẩn thận chú ý đến những cái ống và dây nhợ lằng nhằng, tôi duỗi mình trên giường bên cạnh nàng và ôm nàng trong đôi tay tôi.
- Cảm ơn anh, Ollie.
Đó là lời cuối cùng của nàng.