Theo đó, với các câu hỏi lí thuyết dễ, học sinh thường hay đọc lướt qua và chọn ngay đáp án nên hay chọn sai.
Với các câu hỏi tính toán học sinh thấy quen thuộc, các em hay chủ quan, áp dụng ngay công thức tính nhanh. Tuy nhiên, trên thực tế có trường hợp đúng, nhưng cũng có không ít trường hợp bị sai.
Các câu hỏi lí thuyết tổng hợp, học sinh thường mắc lỗi chủ yếu do nắm chưa sâu lí thuyết.
Với các câu tính toán dài, tổng hợp, học sinh thường đọc lướt qua và không phát hiện ra những điểm nhấn của bài.
Kỹ năng làm bài thi Hóa học
Chia sẻ kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa học, cô Chu Thị Hoa cho biết: Theo phân phối cấu trúc đề thi Hoá học thi THPT quốc gia, các câu biết và hiểu thường được xếp trước.
Do đó, khi nhận được đề thi, học sinh cần đọc và bắt đầu làm ngay từ những câu đầu tiên.
Nên bắt đầu làm bài từ câu trắc nghiệm số 1; lần lượt “lướt qua” khá nhanh, quyết định làm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đánh dấu trong đề thi những câu chưa làm được; lần lượt thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong đề.
Sau đó, quay trở lại “giải quyết” những câu đã tạm thời bỏ qua. Cô Hoa lưu ý, thí sinh nên không mất quá 2 phút cho 1 câu. Sau khi giải quyết hết câu khác mà còn thời gian thì mới tập trung giải quyết những câu còn lại.
Trường hợp đã sát thời gian (còn dưới 5 phút), thí sinh nên cân nhắc, tính toán đánh “lụi” để đạt xác suất cao nhất.
Với các câu tính toán khó, cô Chu Thị Hoa khuyên thí sinh nên gạch chân các dữ kiện quan trọng và các số liệu bài cho.
Từ đó, tìm ra mối liên hệ, quan hệ giữa các chất đã cho với câu hỏi đề bài và lập phương trình toán học hoặc tìm ra cách giải để có đáp số.
Với các bài tập khó thường tổng hợp nhiều kiến thức và có mẹo giải riêng nên nếu gặp lần đầu, học sinh sẽ làm mất nhiều thời gian.
“Một trong những kĩ năng cần thiết để hoàn thiện bài thi trắc nghiệm Hoá là đầu tư thời gian làm quen với nhiều đề thi thử THPT quốc Gia của các trường trong năm học.
Qua mỗi đề thi, học sinh sẽ rút ra được những kinh nghiệm nhất định và quan trọng là ôn tập được nhiều phần lí thuyết và làm quen với nhiều dạng bài tập khó” – cô Chu Thị Hoa chia sẻ.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Với các câu hỏi tính toán học sinh thấy quen thuộc, các em hay chủ quan, áp dụng ngay công thức tính nhanh. Tuy nhiên, trên thực tế có trường hợp đúng, nhưng cũng có không ít trường hợp bị sai.
Các câu hỏi lí thuyết tổng hợp, học sinh thường mắc lỗi chủ yếu do nắm chưa sâu lí thuyết.
Với các câu tính toán dài, tổng hợp, học sinh thường đọc lướt qua và không phát hiện ra những điểm nhấn của bài.
Kỹ năng làm bài thi Hóa học
Chia sẻ kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa học, cô Chu Thị Hoa cho biết: Theo phân phối cấu trúc đề thi Hoá học thi THPT quốc gia, các câu biết và hiểu thường được xếp trước.
Do đó, khi nhận được đề thi, học sinh cần đọc và bắt đầu làm ngay từ những câu đầu tiên.
Nên bắt đầu làm bài từ câu trắc nghiệm số 1; lần lượt “lướt qua” khá nhanh, quyết định làm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đánh dấu trong đề thi những câu chưa làm được; lần lượt thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong đề.
Sau đó, quay trở lại “giải quyết” những câu đã tạm thời bỏ qua. Cô Hoa lưu ý, thí sinh nên không mất quá 2 phút cho 1 câu. Sau khi giải quyết hết câu khác mà còn thời gian thì mới tập trung giải quyết những câu còn lại.
Trường hợp đã sát thời gian (còn dưới 5 phút), thí sinh nên cân nhắc, tính toán đánh “lụi” để đạt xác suất cao nhất.
Với các câu tính toán khó, cô Chu Thị Hoa khuyên thí sinh nên gạch chân các dữ kiện quan trọng và các số liệu bài cho.
Từ đó, tìm ra mối liên hệ, quan hệ giữa các chất đã cho với câu hỏi đề bài và lập phương trình toán học hoặc tìm ra cách giải để có đáp số.
Với các bài tập khó thường tổng hợp nhiều kiến thức và có mẹo giải riêng nên nếu gặp lần đầu, học sinh sẽ làm mất nhiều thời gian.
“Một trong những kĩ năng cần thiết để hoàn thiện bài thi trắc nghiệm Hoá là đầu tư thời gian làm quen với nhiều đề thi thử THPT quốc Gia của các trường trong năm học.
Qua mỗi đề thi, học sinh sẽ rút ra được những kinh nghiệm nhất định và quan trọng là ôn tập được nhiều phần lí thuyết và làm quen với nhiều dạng bài tập khó” – cô Chu Thị Hoa chia sẻ.
Nguồn: giaoducthoidai.vn