Lộ lý do “sốc” Đan Mạch bán quần đảo Virgin cho Mỹ

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Đan Mạch bán quần đảo Virgin cho Mỹ năm 1917 là một sự kiện lớn trong lịch sử xứ sở cờ hoa. Thương vụ đình đám này được xúc tiến trong một thời gian dài.Cụ thể, trước khi được gọi là quần đảo Virgin (gồm các đảo St. Thomas, St. John và St. Croix), Đan Mạch gọi là quần đảo Tây Ấn. Chúng thuộc sở hữu của Đan Mạch từ thế kỷ 17.Nằm giữa miền đông nam Bắc Mỹ và miền bắc Nam Mỹ, ngăn cách biển Caribean, Mỹ nhận thấy việc kiểm soát quần đảo Virgin sẽ giúp nước này đảm bảo lợi ích tại Caribean cũng như mở rộng lãnh thổ.Thêm nữa, Mỹ quan ngại các thế lực thù địch có thể muốn nắm quyền kiểm soát quần đảo Virgin trước khi chính quyền Washington tiến hành thương vụ mua bán quần đảo này. Do vậy, chính quyền Mỹ bắt đầu các cuộc đàm phán mua quần đảo Virgin từ Đan Mạch vào năm 1865.Trong vài năm tiếp theo, thương vụ mua bán quần đảo Virgin nhiều lần bị hoãn lại với các lý do liên quan đến chính trị như xảy ra cuộc chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ năm 1898 hay Quốc hội Đan Mạch từ chối bán đảo cho Mỹ.Sau khi Thế chiến 1 nổ ra, Mỹ lo ngại Đức nắm quyền kiểm soát quần đảo Virgin. Từ đây, Đức sẽ thực hiện nhiều cuộc tấn công từ quần đảo này. Vì vậy, Tổng thống Mỹ khi ấy là Woodrow Wilson thúc đẩy việc mua quần đảo Virgin.Khi ấy, giới chức trách Đan Mạch không chấp nhận việc bán quần đảo Virgin cho Mỹ.Trong bối cảnh đó, Ngoại trưởng Mỹ Robert Lansing nói bóng gió với Đan Mạch rằng nếu nước này không bán quần đảo Virgin thì chính quyền Washington có thể tự thâu tóm để ngăn cản ý định của Đức.Chiến thuật này của Mỹ có hiệu quả khi chính phủ Đan Mạch đồng ý đàm phán bán quần đảo Virgin. Hai bên ký hiệp ước vào ngày 16/1/1917.Đến ngày 31/3/1917, Đan Mạch chính thức bán quần đảo Virgin cho Mỹ. Chính quyền Tổng thống Wilson trả cho Đan Mạch 25 triệu USD bằng đồng vàng cho thương vụ mua đảo này. Mời độc giả xem video: Sự cố tràn dầu ở Quần đảo đẹp nhất thế giới. Nguồn: THĐT1.


Đan Mạch bán quần đảo Virgin cho Mỹ năm 1917 là một sự kiện lớn trong lịch sử xứ sở cờ hoa. Thương vụ đình đám này được xúc tiến trong một thời gian dài.


Cụ thể, trước khi được gọi là quần đảo Virgin (gồm các đảo St. Thomas, St. John và St. Croix), Đan Mạch gọi là quần đảo Tây Ấn. Chúng thuộc sở hữu của Đan Mạch từ thế kỷ 17.


Nằm giữa miền đông nam Bắc Mỹ và miền bắc Nam Mỹ, ngăn cách biển Caribean, Mỹ nhận thấy việc kiểm soát quần đảo Virgin sẽ giúp nước này đảm bảo lợi ích tại Caribean cũng như mở rộng lãnh thổ.


Thêm nữa, Mỹ quan ngại các thế lực thù địch có thể muốn nắm quyền kiểm soát quần đảo Virgin trước khi chính quyền Washington tiến hành thương vụ mua bán quần đảo này. Do vậy, chính quyền Mỹ bắt đầu các cuộc đàm phán mua quần đảo Virgin từ Đan Mạch vào năm 1865.


Trong vài năm tiếp theo, thương vụ mua bán quần đảo Virgin nhiều lần bị hoãn lại với các lý do liên quan đến chính trị như xảy ra cuộc chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ năm 1898 hay Quốc hội Đan Mạch từ chối bán đảo cho Mỹ.


Sau khi Thế chiến 1 nổ ra, Mỹ lo ngại Đức nắm quyền kiểm soát quần đảo Virgin. Từ đây, Đức sẽ thực hiện nhiều cuộc tấn công từ quần đảo này. Vì vậy, Tổng thống Mỹ khi ấy là Woodrow Wilson thúc đẩy việc mua quần đảo Virgin.


Khi ấy, giới chức trách Đan Mạch không chấp nhận việc bán quần đảo Virgin cho Mỹ.


Trong bối cảnh đó, Ngoại trưởng Mỹ Robert Lansing nói bóng gió với Đan Mạch rằng nếu nước này không bán quần đảo Virgin thì chính quyền Washington có thể tự thâu tóm để ngăn cản ý định của Đức.


Chiến thuật này của Mỹ có hiệu quả khi chính phủ Đan Mạch đồng ý đàm phán bán quần đảo Virgin. Hai bên ký hiệp ước vào ngày 16/1/1917.


Đến ngày 31/3/1917, Đan Mạch chính thức bán quần đảo Virgin cho Mỹ. Chính quyền Tổng thống Wilson trả cho Đan Mạch 25 triệu USD bằng đồng vàng cho thương vụ mua đảo này.


Mời độc giả xem video: Sự cố tràn dầu ở Quần đảo đẹp nhất thế giới. Nguồn: THĐT1.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top