Khi được hỏi, hầu hết phụ huynh đều ủng hộ việc để các cháu trở lại trường học vì thời gian nghỉ đã quá dài, dịch bệnh hiện tại cũng được kiểm soát. Bên cạnh đó, việc phòng, chống dịch tại trường, lớp cũng được các vị phụ huynh kết hợp với nhà trường nhằm bảo đảm an toàn chặt chẽ.
Chị Nguyễn Thị Tuyền, lao động tự do đang sống tại Gò Vấp, TPHCM chia sẻ: “Khi cháu trở lại trường học sau nhiều tháng nghỉ học dài, tôi khá lo lắng liệu con có theo kịp được việc học hành cùng các bạn. Nghỉ dài sẽ ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt, học tập khiến cháu lười và mất một thời gian để thích nghi. Còn về phần an toàn trong dịch bệnh, tôi đã trang bị cho cháu đầy đủ kiến thức cơ bản để bảo vệ mình. Bên cạnh đó, sau thời gian tan trường, tôi sẽ đón con luôn, ít nhất là trong khoảng 1 tháng tới đây. Tôi cũng căn dặn cháu hạn chế nói chuyện hay tiếp xúc với người lạ”.
Cùng chung nỗi lo lắng với chị Tuyền, chị Nguyễn Thị Thơ (công nhân đang làm việc tại Công ty Tỷ Xuân, KCN Hòa Phú) - có con học lớp 2 vừa mừng, vừa lo: “Cuối cùng thì con tôi cũng đi học, vợ chồng làm ăn yên ổn. Khi cháu nhà tôi nghỉ học, một trong hai vợ chồng phải nghỉ để trông con và dạy cháu học hành. Tôi chỉ lo cháu không theo kịp việc học trở lại. Tôi cũng dạy bảo con những việc cơ bản để bảo đảm an toàn trong lớp học. Tan học là trở về nhà ngay, không la cà”.
Các trường ĐH cùng vào cuộc bảo đảm an toàn cho học viên.
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT, tại TPHCM, số lượng HS tham gia học trực tuyến thời gian qua chưa đầy đủ, hình thức kiểm soát kết quả học tập có nhiều khó khăn. Trong đó, khoảng 15 - 20% HS tiểu học không tham gia học trực tuyến. Do còn nhỏ tuổi, các em chưa phù hợp với hình thức học này khi không có sự hỗ trợ của phụ huynh, đặc biệt là HS từ lớp 1 đến lớp 3. Việc duy trì nền nếp, kỷ cương học tập ở nhà cũng không dễ dàng.
Từ thực tế đó, Sở GD&ĐT TPHCM dự báo một bộ phận nhỏ HS lớp 1 gặp khó khăn để đạt yêu cầu đọc thông, viết thạo vào cuối năm học.
Đối với bậc trung học, tính đến ngày 5/4, toàn thành phố có 461/483 trường dạy trực tuyến, chiếm 95,45%. Số học sinh tham gia học trực tuyến cao nhất là khối 12 (88,31%); khối 11 (81,88%); khối 10 (77,29%).
Ở bậc THCS, 70,15% học sinh khối 9 tham gia học trực tuyến. Tỷ lệ này ở khối 8 là 57,59%; khối 7 là 56,2% và khối 6 chỉ có 55,4%.
Theo Sở GD&ĐT TPHCM, phần lớn gia đình học sinh không trang bị các thiết bị, hạ tầng mạng để học trực tuyến. Các em có khả năng tự học còn hạn chế. Với việc học trực tuyến tại nhà, giáo viên khó giám sát quá trình học tập. Chưa kể, một số học sinh không cư trú tại thành phố trong thời gian ngừng đến trường.
Sở cũng cho rằng, việc tiếp thu kiến thức của học sinh các cấp trong thời gian nghỉ học vì dịch bệnh là không đồng đều.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Chị Nguyễn Thị Tuyền, lao động tự do đang sống tại Gò Vấp, TPHCM chia sẻ: “Khi cháu trở lại trường học sau nhiều tháng nghỉ học dài, tôi khá lo lắng liệu con có theo kịp được việc học hành cùng các bạn. Nghỉ dài sẽ ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt, học tập khiến cháu lười và mất một thời gian để thích nghi. Còn về phần an toàn trong dịch bệnh, tôi đã trang bị cho cháu đầy đủ kiến thức cơ bản để bảo vệ mình. Bên cạnh đó, sau thời gian tan trường, tôi sẽ đón con luôn, ít nhất là trong khoảng 1 tháng tới đây. Tôi cũng căn dặn cháu hạn chế nói chuyện hay tiếp xúc với người lạ”.
Cùng chung nỗi lo lắng với chị Tuyền, chị Nguyễn Thị Thơ (công nhân đang làm việc tại Công ty Tỷ Xuân, KCN Hòa Phú) - có con học lớp 2 vừa mừng, vừa lo: “Cuối cùng thì con tôi cũng đi học, vợ chồng làm ăn yên ổn. Khi cháu nhà tôi nghỉ học, một trong hai vợ chồng phải nghỉ để trông con và dạy cháu học hành. Tôi chỉ lo cháu không theo kịp việc học trở lại. Tôi cũng dạy bảo con những việc cơ bản để bảo đảm an toàn trong lớp học. Tan học là trở về nhà ngay, không la cà”.
Các trường ĐH cùng vào cuộc bảo đảm an toàn cho học viên.
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT, tại TPHCM, số lượng HS tham gia học trực tuyến thời gian qua chưa đầy đủ, hình thức kiểm soát kết quả học tập có nhiều khó khăn. Trong đó, khoảng 15 - 20% HS tiểu học không tham gia học trực tuyến. Do còn nhỏ tuổi, các em chưa phù hợp với hình thức học này khi không có sự hỗ trợ của phụ huynh, đặc biệt là HS từ lớp 1 đến lớp 3. Việc duy trì nền nếp, kỷ cương học tập ở nhà cũng không dễ dàng.
Từ thực tế đó, Sở GD&ĐT TPHCM dự báo một bộ phận nhỏ HS lớp 1 gặp khó khăn để đạt yêu cầu đọc thông, viết thạo vào cuối năm học.
Đối với bậc trung học, tính đến ngày 5/4, toàn thành phố có 461/483 trường dạy trực tuyến, chiếm 95,45%. Số học sinh tham gia học trực tuyến cao nhất là khối 12 (88,31%); khối 11 (81,88%); khối 10 (77,29%).
Ở bậc THCS, 70,15% học sinh khối 9 tham gia học trực tuyến. Tỷ lệ này ở khối 8 là 57,59%; khối 7 là 56,2% và khối 6 chỉ có 55,4%.
Theo Sở GD&ĐT TPHCM, phần lớn gia đình học sinh không trang bị các thiết bị, hạ tầng mạng để học trực tuyến. Các em có khả năng tự học còn hạn chế. Với việc học trực tuyến tại nhà, giáo viên khó giám sát quá trình học tập. Chưa kể, một số học sinh không cư trú tại thành phố trong thời gian ngừng đến trường.
Sở cũng cho rằng, việc tiếp thu kiến thức của học sinh các cấp trong thời gian nghỉ học vì dịch bệnh là không đồng đều.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại