Loài người ra đời cách đây hàng triệu năm, và từ đó loài người đã sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần.Nhưng mãi đến cuối thế kỷ IV TCN, xã hội nguyên thuỷ bắt đầu tan rã ở Ai Cập, nhà nước bắt đầu ra đời,từ đó loài người mới bắt đầu bước vào thời kỳ văn minh.
Trong thời cổ đại (cuối thiên niên kỷ IV, đầu thiên kiên kỷ III TCN,đến những thế kỷ SCN), ở phương Đông (châu Á và Đông Bắc châu Phi), có bốn trung tâm văn minh lớn: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Có một tình hình chung nổi bật là cả bốn trung tâm văn minh này đều nằm trên những vùng chảy qua của những con sông lớn. Muộn hơn một tí, ở phương Tây đã xuất hiện nền văn minh Hy Lạp cổ đại.Nền văn minh Hy Lạp có cơ sở đầu tiên từ thiên niên kỷ III TCN,nhưng tiêu biểu cho nền văn minh Hy Lạp là những thành tựu từ khoảng thế kỷ VII TCN trở về sau. Đến thế kỷ VI TCN, nhà nước La Mã bắt đầu thành lập, trở thành trung tâm văn minh thứ hai ở phương Tây.Văn minh La Mã vốn chịu ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp, vốn có cùng một phong cách, giờ đây lại hoà làm một, nên hai nền văn minh này được gọi chung là văn minh Hy-La.
Như vậy, trên thế giới có hai khu vực văn minh lớn: phương Đông và phương Tây. Thời cổ đại, phương Đông có bốn trung tâm văn minh là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Thời trung đại, cả Tây Á và Ai Cập đều nằm trong bản đồ đế quốc Ả Rập nên phương Đông chỉ còn lại ba trung tâm văn mình: Ả Rập, Ấn Độ và Trung Quốc. Trong các nền văn minh ấy, văn minh Ấn Độ và Trung Quốc được phát triển liên tục trong tiến trình lịch sử.
Ở phương Tây, thời cổ đại chỉ có nền văn minh Hy-La, đến thời trung đại cũng chỉ có một trung tâm văn minh mà chủ yếu là ở Tây Âu. Ngoài những nền văn minh ở lục địa Á, Âu, Phi, ở châu Mỹ trước khi bị người da trắng chinh phục, tại Mexico và Peru đã từng tồn tại nền văn minh của người Maya, Azteque và Inca.
Đến thời cận đại, do sự phát triển nhanh chóng về khoa học kỹ thuật, nhiều nước phương Tây đã trở thành những quốc gia phát triển về mặt kinh tế và hùng mạnh về quân sự. Cùng với việc biến hầu hết các nước ở Á, Phi, Mỹ La Tinh thành thuộc địa của các cường quốc châu Âu, văn minh phương Tây đã truyền bá khắp thế giới.
VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI
I. Tổng quan:
1. Địa lý và cư dân:
Ai Cập nằm ở Đông Bắc châu Phi, dọc vùng hạ lưu của lưu vực sông Nil, sông Nil bắt nguồn từ vùng xích đạo của châu Phi, dài 6700 km, nhưng phần chảy qua Ai Cập chỉ dài 700 km. Miền đất đai do sống Nil bồi đắp chỉ rộng 15-25 km, phía Bắc có nơi rộng 50 km vì ở dây sông Nil chia thành nhiều nhánh trước khi đổ ra biển. Hằng năm từ tháng 6-11, nước sông Nil dâng cao đem theo một lượng phù sa phong phú bồi đắp cho vùng đồng bằng hai bên bờ ngày càng thêm màu mỡ. Do đó, nền kinh tế nơi đây phát triển sớm tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới. Nhà sử học Hêrôđôp đã nói rằng: "Ai Cập là tặng phẩm của sông Nil".
Ai Cập chịu ảnh hưởng của khí hậu Ai Cập, ngoại trừ khu vực phía Bắc chịu ảnh của Địa Trung Hải, vì vậy ở Ai Cập số ngày mưa rất ít, quang năm trời nắng, bầu trời luôn trong xanh, độ ẩm không khí thấp. Tuy nhiên, cũng nhờ điều này mà người Ai Cập lại thuận lợi trong việc quan sát thiên văn và giữ gìn khá lâu những di sản của nền văn mình Ai Cập, cụ thể là bảo quản được loại giấy Papyrus.
Tuy nhiên, về địa hình, Ai Cập là một nước tương đối bị đóng kín, phía Bắc là Địa Trung Hải, phía Đông giáp Biển Đỏ, phía Tây giáp sa mạc Xahara, phía Nam giáp Nubi, nới giáp ấy là một vùng núi hiểm trở khó qua lại. Chỉ có ở Đông Bắc, vùng kênh đào Xuyê sau này, người Ai Cập cổ đại mới có thể qua lại với vùng Tây Á.
Ai Cập chia làm hai miền rõ rệt theo dòng chảy của sông Nil từ Nam lên Bắc: miền Thượng Ai Cập (miền Nam) là một dải lưu vực hẹp, miền Hạ Ai Cập (miền Bắc) là một đồng bằng hình tam giác.
Về tài nguyên, thiên nhiên, Ai Cập có rất nhiều loại đá quý như đã vôi, badan, hoa cương, mã não...Kim loại thì có đồng, vàng, còn sắt thì phải đưa từ bên ngoài vào,
Ngay từ thời rất sớm, trên lãnh thổ Ai Cập đã có con người, họ chính là những thổ dân châu Phi. Châu Phi là một trong những cái nôi, địa bàn hình thành con người và trong quá trình săn bắt, hái lượm ở vùng phía Đông châu Phi, các thổ dân này đi đến thung lũng sông Nil bởi nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi: nguồn nước phong phú, đất phù sa phì nhiêu nên họ đã chọn nơi này để định cư. Về sau có một dân tộc khác, vốn cư trú ở vùng Palestine theo ngã Đông Bắc của Ai Cập tràn vào chiếm lĩnh vùng thung lũng sông Nil và chinh phục các thổ dân ở đây và trải qua một quá trình chung sống lâu dài, tạo nên một hỗn hợp chủng tộc và đó chính là tổ tiên của người Ai Cập hiện nay, đồng thời chính họ là chủ nhận của nền văn minh sông Nil. Như vậy, tóm lại, cư dân chủ yếu của Ai Cập ngày nay là người Ả Rập nhưng thời cổ đại là người Libi, người da đen và người Xêmit từ châu Á tới.
2.Thời kỳ hình thành và phát triển:
Về cơ bản, hiện nay chúng ta có thể chia thành 5 thời kỳ:
1.Thời kỳ Tảo Vương Quốc (3200-3000 TCN)
2.Thời kỳ Cổ Vương Quốc (3000-2200 TCN)
3.Thời kỳ Trung Vương Quốc (2200-1570 TCN)
4.Thời kỳ Tân Vương Quốc (1570-1100 TCN)
5.Ai Cập từ TK V-I TCN
2.1Thời kỳ Tảo Vương Quốc:
Vào khoảng nửa sau thiên niên kỷ IV TCN, do sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân hoá giàu nghèo, các công xã nông thôn đã liên hiệp lại thành những nhà nước nhỏ đầu tiên gọi là châu. Dần dần, những châu ấy hợp lại thành hai miền Thương và Hạ Ai Cập. Tiếp đó, qua đấu tranh, hai miền Thượng-Hạ Ai Cập mới thống nhất thành Ai Cập. Từ khi nhà nước Ai Cập thống nhất ra đời cho đến năm 3000 TCN, ở Ai Cập đã trả qua hai vương triều: vương triều I và II gọi chung là thời Tảo Vương Quốc.
Vào thời kỳ này, người Ai Cập đã biết sử dụng công cụ bằng đồng đỏ, biết dùng cày và súc vật để kéo cày. Người đứng đầu nhà nước là một ông vua chuyên chế gọi là Pharaon.
2.2 Thời kỳ Cổ Vương Quốc:
Bao gồm 8 vương triều, từ vương triều III đến vương triều X. Đầu thời Cổ Vương Quốc, chế độ tập quyền trung ương càng được củng cố, kinh tế phát triển hơn trước. Trên cơ sở ấy, các Pharaon đã huy động sức người, sức của để xây dựng cho mình những Kim tự tháp rất đồ sộ. Nhưng từ vương triều V, thế lực của chính quyền trung ương bắt đầu suy giảm, đến vương triều VII, nền thống nhất không duy trì được nữa.
2.3 Thời kỳ Trung Vương Quốc:
Bao gồm 7 vương triều, từ vương triều XI đến vương triều XI đến vương triều XII là thời kỳ ổn định nhất. Nhưng đến năm 1570 TCN, ở Ai Cập đã nổ ra một cuộc khởi nghĩa của dân nghèo. Từ đó Ai Cập bị suy yếu. Đến năm 1710 TCN, miền bắc Ai Cập bị người Hichxốt ở Palestine chinh phục và thống trị 140 năm. Trong thời gian ấy, miền Nam Ai Cập cũng phải thần phục vương triều ngoại tộc.
2.4 Thời kỳ Tân Vương Quốc:
Năm 1570 TCN, người Hichxot bị đánh đuổi khỏi Ai Cập, đất nước thống nhất, thời Tân Vương Quốc bắt đầu. Thời kỳ này gồm 3 vương triều, từ vương triều XVIII đến XX. Các vua đầu vương triều XVIII tích cực thi hành chính sách xâm lược bên ngoài đã chinh phục được Xyri, Phênixi, Palestine ở châu Á và Libi, Nubi ở châu Phi.
Cuối vương triều XVIII, do thế lực của tầng lớp tăng lữ thờ thần mặt trời Amon phát triển quá mạnh, lấn át cả uy quyền của vua, vì vậy, để làm suy yếu thế lực của tầng lớp tăng lữ, vua Ichnaton đã tiến hành một cuộc cải cách tôn giáo, nhưng chính sách cải cách này chỉ được thi hành một thời gian ngắn mà thôi.
Về công cụ sản xuất, từ thời Trung Vương Quốc , đồng thau đã ra đời nhưng chất lượng còn kém và còn ít. Đến thời Tân Vương Quốc, đồng thau mới được sử dụng rộng rãi, đồng thời sắt đã bắt đầu xuất hiện nhưng còn rất hiếm.
2.5 Ai Cập từ thế kỷ X-I TCN
Từ thế kỷ X TCN, Ai Cập hết bị chia cắt lại bị ngoại tộc thống trị. Đặc biệt, từ năm 525 TCN, Ai Cập bị nhập vào đế quốc Ba Tư ở Tây Á. Năm 323 TCN, Ai Cập bị Alexandre ở Machedonia chinh phục. Sau khi đế quốc Machedonia tan rã, Ai Cập thuộc quyền thống trị của một vương triều Hy Lạp gọi là vương triều Ptoleme. Đến năm 30 TCN, Ai Cập thành một tỉnh của đế quốc La Mã.
II. Những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Trên cơ sở công cụ bằng đồng và nền kinh tế nông nghiệp, cư dân Ai Cập cổ đại từ rất sớm đã sáng tạo nên một nền văn minh tinh thần vô cùng rực rỡ, trong đó, những thành tựu chủ yếu là chữ viết, văn học, kiến trúc và các kiến thức khoa học tự nhiên.
1. Chữ viết:
Từ khi xã hội có giai cấp bắt đầu hình thành, chữ viết ở Ai Cập đã ra đời. Chữ viết của Ai Cập lúc đầu là chữ tượng hình, tức là muốn viết chữ để biểu thị một vật gì thì vẽ hình thù của vật ấy. Vì vậy, nhìn vào các bản chữ viết Ai Cập cổ đại, ta thấy các hình vẽ như người, các loại động vật (chim, gia súc, dã thú, côn trùng), cây cối, mặt trời, mặt trăng, sao nước, núi non…
Đối với các khái niệm trừu tượng hoặc phức tạp thì phải dùng phương pháp mượn ý. Ví dụ muốn viết chữ khát thì vẽ hình con bò đứng bên cạnh chữ nước, chữ chính nghĩa thì vẽ lông đà điểu, vì lông đà điểu hầu như dài bằng nhau. Tuy nhiên, hai phương pháp ấy chưa đủ để ghi mọi khái niệm, vì vậy dần dần xuất hiện những hình vẽ biểu thị âm tiết. Những hình vẽ biểu thị âm tiết này vốn là những chữ biểu thị một từ nhưng đồng âm với âm tiết mà người ta muốn sử dụng. Ví dụ, con mắt trong tiếng Ai Cập là ar, do đó hình con mắt biểu thị âm tiết ar. Dần dần, những chữ chỉ âm tiết biến thành chữ cái, ví dụ “hòn núi nhỏ” đọc là “ca” được dung để biểu thị âm k. Tổng số chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại có khoảng 1000 chữ, trong đó số chữ cái có 24 chữ.
Vào thiên niên kỷ II TCN, người Hichxot đã học tập chữ cái của người Ai Cập để ghi ngôn ngữ của mình. Về sau, loại chữ viết ấy được truyền sang Phenixi, trên cơ sở ấy, người Phenixi đã sáng tạo ra vần chữ cái đầu tiên trên thế giới.
Chữ viết cổ của Ai Cập thường được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vải gai, da… nhưng chất liệu dùng để viết phổ biến nhất là giấy papyrus. Vốn là ở hai bên bờ sông Nil có loại cây tên papyrus, người Ai Cập lấy thân loại cây nè chẻ thành từng thanh mỏng, ghép các thanh ấy thành những tờ giấy, ép mỏng rồi phơi khô. Đó là loại giấy sớm nhất thế giới. Do vậy, về sau trong ngôn ngữ nhiều nước châu Âu, giấy được gọi là papier, paper… Để viết trên loại giấy đó, người Ai Cập cổ dùng bút làm bằng thân cây sậy, còn mực thì làm bằng bồ hóng. Loại chữ tượng hình này được dùng trong hơn 3000 năm, sau đó, không còn ai biết đọc loại chữ này nữa.
Vào thế kỷ V, một học giả Ai Cập tên Ghêrapôlông đã nghiên cứu cách đọc loại chữ cổ này nhưng không thành công. 1000 năm sau, đến thế kỷ XVII mới có một số người đặt lại vấn đề đó nhưng vẫn chưa có kết quả.
Năm 1798, Bônapác (tức Napoleon sau này) viễn chinh sang Ai Cập. Tại một địa điểm gần thành phố Rosetta, trong khi đào chiến hào, binh lính Pháp đã phát hiện được một tấm bia, đặt tên là tấm bia Rosetta, trên tấm bia này khắc hai thứ chữ: phần trên khắc chữ Ai Cập cổ, phần dưới khắc chữ Hy Lạp. Ngay sau đó, các học giả tìm cách giải mã thứ chữ đó nhưng kết quả vẫn chưa hơn gì những lần trước. Mãi đến năm 1822, Champollion, một nhà ngôn ngữ học người Pháp 32 tuổi mới tìm được cách đọc thứ chữ này. Chính từ đó, một môn khoa học mới ra đời, đó là môn Ai Cập học. Học giả nhiều nước như Pháp, Đức, Anh… đã nghiên cứu ngôn ngữ Ai Cập, biên soạn sách tiếng Ai Cập cổ, đặc biệt biên soạn cuốn Từ điển tượng hình Ai Cập. Nhờ đọc được chữ Ai Cập cổ, người ta mới biết được nhiều tư liệu quý giá thuộc các lĩnh vực như lịch sử, văn học, thiên văn, toán học…của Ai Cập cổ đại.
2.Văn học:
Ai Cập cổ đại có một kho tàng văn học khá phong phú, bao gồm tục ngữ, thơ ca trữ tình, các câu chuyện mang tính chất đại lý, giáo huấn, trào phúng, truyện thần thoại…Trong số đó, Truyện hai anh em, Nói Thật và Nói Láo, Lời răn dạy của Đuaup, Sống sót sau vụ đắm thuyền v.v…là những truyện tương đối tiêu biểu.
Truyện Nói Thật và Nói Láo kể chuyện hai anh em, người anh tên là Nói Láo, người em tên là Nói Thật. Nói Láo huênh hoang rằng có một vật có thể chứa được cả núi rừng. Nói Thật không chứng minh được như thế là nói láo nên đã bị móc mắt. Nói Thật trở thành đầy tớ của người anh và bị đày đọa rất cực khổ. Nhưng có một cô gái xinh đẹp đã yêu và lấy anh chàng mù lòa và sinh được một đứa con trai. Lớn lên đứa con quyết báo thù cho cha. Một hôm, nó dắt một con bò của mình đến nhà của Nói Láo. Nói Láo muốn đổi con bò, nhưng đứa bé không đồng ý, lại còn bịa ra nhiều chuyện hoang đường về con bò của mình. Hơn nữa nó còn xin các thần phán xử Nói Láo. Các thần không tin những lời bịa đặt về con bò, và nhớ lại những chuyện hoang đường mà trước kia Nói Láo đã bịa đặt, vì vậy cuối cùng đứa bé đã thắng được kiện.
Lời kể của Ipuxe nói về những biến động lớn lao trong xã hội do cuộc khởi nghĩa quần chúng năm 1750 TCN đem lại:
“Hãy xem: Sự việc hình như không bao giờ xảy ra ấy cuối cùng đã xảy ra rồi. Nhà vua đã bị những người nghèo khổ bắt.”
“Hãy xem: Những người trong cung đình đã bị đuổi ra khỏi cung điện của nhà vua.”
“Hãy xem: Dân thường trong nước đã biến thành phú ông. Những người giàu có đã biến thành những người không có của cải.”
“Hãy xem: Những người vốn bị quản lý thì lại biến thành chủ nô. Những kẻ bản thân mình vốn bị người khác sai khiến thì nay lại sai khiến người khác.”
Lời răn dạy của Đuaup là những lời của người cha trên đường tiễn con lên kinh đô để học, khuyên con phải chăm chỉ học tập để sau này làm quan, nếu không sẽ phải làm thợ thủ công, mà làm thợ gì cũng rất cực khổ:
“Ta chưa hề thấy người thợ điêu khắc hoặc người thợ làm đồ trang sức được làm sứ giả, nhưng ta lại thấy một người thợ đồng làm việc bên lò. Ngón tay của anh ta giống như da cá sấu, mùi trên mình anh ta còn hôi hơn cá”.
“Con xem, ngoài nghề làm quan ra, không có một nghề nghiệp nào là không có người cai quản, vì bản thân ông quan mới là người cai quản”.
Truyện Sống sót sau vụ đắm thuyền nói về một người vâng lệnh vua cùng 120 thủy thủ đi thuyền đến một vùng mỏ. Giữa biển, thuyền gặp bão, tất cả thủy thủ đều chết, chỉ có một mình người ấy nhờ có một khúc gỗ nên được sống sót. Anh ta bị giạt vào một hòn đảo. Chúa đảo là một con rắn lớn, đã dùng mồm cắp anh về chỗ ở của rắn. Rắn bảo anh ta cứ yên tâm ở lại đó, sau 4 tháng sẽ có thuyền từ kinh thành đến đón anh về. Sự việc xảy ra đúng như lời rắn nói. Anh hết lời cảm ơn rắn. Khi rời đảo, rắn tặng anh nhiều tặng phẩm, chúc anh lên đường mạnh khỏe và nói anh rằng sau khi rời hòn đảo thì đảo sẽ biến thành làn sóng. Hai tháng sau, thuyền về đến kinh thành, anh yết kiến vua, dâng lễ vật từ đảo đem về, được vua phong cho làm thị vệ.
Trong thời cổ đại (cuối thiên niên kỷ IV, đầu thiên kiên kỷ III TCN,đến những thế kỷ SCN), ở phương Đông (châu Á và Đông Bắc châu Phi), có bốn trung tâm văn minh lớn: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Có một tình hình chung nổi bật là cả bốn trung tâm văn minh này đều nằm trên những vùng chảy qua của những con sông lớn. Muộn hơn một tí, ở phương Tây đã xuất hiện nền văn minh Hy Lạp cổ đại.Nền văn minh Hy Lạp có cơ sở đầu tiên từ thiên niên kỷ III TCN,nhưng tiêu biểu cho nền văn minh Hy Lạp là những thành tựu từ khoảng thế kỷ VII TCN trở về sau. Đến thế kỷ VI TCN, nhà nước La Mã bắt đầu thành lập, trở thành trung tâm văn minh thứ hai ở phương Tây.Văn minh La Mã vốn chịu ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp, vốn có cùng một phong cách, giờ đây lại hoà làm một, nên hai nền văn minh này được gọi chung là văn minh Hy-La.
Như vậy, trên thế giới có hai khu vực văn minh lớn: phương Đông và phương Tây. Thời cổ đại, phương Đông có bốn trung tâm văn minh là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Thời trung đại, cả Tây Á và Ai Cập đều nằm trong bản đồ đế quốc Ả Rập nên phương Đông chỉ còn lại ba trung tâm văn mình: Ả Rập, Ấn Độ và Trung Quốc. Trong các nền văn minh ấy, văn minh Ấn Độ và Trung Quốc được phát triển liên tục trong tiến trình lịch sử.
Ở phương Tây, thời cổ đại chỉ có nền văn minh Hy-La, đến thời trung đại cũng chỉ có một trung tâm văn minh mà chủ yếu là ở Tây Âu. Ngoài những nền văn minh ở lục địa Á, Âu, Phi, ở châu Mỹ trước khi bị người da trắng chinh phục, tại Mexico và Peru đã từng tồn tại nền văn minh của người Maya, Azteque và Inca.
Đến thời cận đại, do sự phát triển nhanh chóng về khoa học kỹ thuật, nhiều nước phương Tây đã trở thành những quốc gia phát triển về mặt kinh tế và hùng mạnh về quân sự. Cùng với việc biến hầu hết các nước ở Á, Phi, Mỹ La Tinh thành thuộc địa của các cường quốc châu Âu, văn minh phương Tây đã truyền bá khắp thế giới.
VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI
I. Tổng quan:
1. Địa lý và cư dân:
Ai Cập nằm ở Đông Bắc châu Phi, dọc vùng hạ lưu của lưu vực sông Nil, sông Nil bắt nguồn từ vùng xích đạo của châu Phi, dài 6700 km, nhưng phần chảy qua Ai Cập chỉ dài 700 km. Miền đất đai do sống Nil bồi đắp chỉ rộng 15-25 km, phía Bắc có nơi rộng 50 km vì ở dây sông Nil chia thành nhiều nhánh trước khi đổ ra biển. Hằng năm từ tháng 6-11, nước sông Nil dâng cao đem theo một lượng phù sa phong phú bồi đắp cho vùng đồng bằng hai bên bờ ngày càng thêm màu mỡ. Do đó, nền kinh tế nơi đây phát triển sớm tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới. Nhà sử học Hêrôđôp đã nói rằng: "Ai Cập là tặng phẩm của sông Nil".
Ai Cập chịu ảnh hưởng của khí hậu Ai Cập, ngoại trừ khu vực phía Bắc chịu ảnh của Địa Trung Hải, vì vậy ở Ai Cập số ngày mưa rất ít, quang năm trời nắng, bầu trời luôn trong xanh, độ ẩm không khí thấp. Tuy nhiên, cũng nhờ điều này mà người Ai Cập lại thuận lợi trong việc quan sát thiên văn và giữ gìn khá lâu những di sản của nền văn mình Ai Cập, cụ thể là bảo quản được loại giấy Papyrus.
Tuy nhiên, về địa hình, Ai Cập là một nước tương đối bị đóng kín, phía Bắc là Địa Trung Hải, phía Đông giáp Biển Đỏ, phía Tây giáp sa mạc Xahara, phía Nam giáp Nubi, nới giáp ấy là một vùng núi hiểm trở khó qua lại. Chỉ có ở Đông Bắc, vùng kênh đào Xuyê sau này, người Ai Cập cổ đại mới có thể qua lại với vùng Tây Á.
Ai Cập chia làm hai miền rõ rệt theo dòng chảy của sông Nil từ Nam lên Bắc: miền Thượng Ai Cập (miền Nam) là một dải lưu vực hẹp, miền Hạ Ai Cập (miền Bắc) là một đồng bằng hình tam giác.
Về tài nguyên, thiên nhiên, Ai Cập có rất nhiều loại đá quý như đã vôi, badan, hoa cương, mã não...Kim loại thì có đồng, vàng, còn sắt thì phải đưa từ bên ngoài vào,
Ngay từ thời rất sớm, trên lãnh thổ Ai Cập đã có con người, họ chính là những thổ dân châu Phi. Châu Phi là một trong những cái nôi, địa bàn hình thành con người và trong quá trình săn bắt, hái lượm ở vùng phía Đông châu Phi, các thổ dân này đi đến thung lũng sông Nil bởi nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi: nguồn nước phong phú, đất phù sa phì nhiêu nên họ đã chọn nơi này để định cư. Về sau có một dân tộc khác, vốn cư trú ở vùng Palestine theo ngã Đông Bắc của Ai Cập tràn vào chiếm lĩnh vùng thung lũng sông Nil và chinh phục các thổ dân ở đây và trải qua một quá trình chung sống lâu dài, tạo nên một hỗn hợp chủng tộc và đó chính là tổ tiên của người Ai Cập hiện nay, đồng thời chính họ là chủ nhận của nền văn minh sông Nil. Như vậy, tóm lại, cư dân chủ yếu của Ai Cập ngày nay là người Ả Rập nhưng thời cổ đại là người Libi, người da đen và người Xêmit từ châu Á tới.
2.Thời kỳ hình thành và phát triển:
Về cơ bản, hiện nay chúng ta có thể chia thành 5 thời kỳ:
1.Thời kỳ Tảo Vương Quốc (3200-3000 TCN)
2.Thời kỳ Cổ Vương Quốc (3000-2200 TCN)
3.Thời kỳ Trung Vương Quốc (2200-1570 TCN)
4.Thời kỳ Tân Vương Quốc (1570-1100 TCN)
5.Ai Cập từ TK V-I TCN
2.1Thời kỳ Tảo Vương Quốc:
Vào khoảng nửa sau thiên niên kỷ IV TCN, do sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân hoá giàu nghèo, các công xã nông thôn đã liên hiệp lại thành những nhà nước nhỏ đầu tiên gọi là châu. Dần dần, những châu ấy hợp lại thành hai miền Thương và Hạ Ai Cập. Tiếp đó, qua đấu tranh, hai miền Thượng-Hạ Ai Cập mới thống nhất thành Ai Cập. Từ khi nhà nước Ai Cập thống nhất ra đời cho đến năm 3000 TCN, ở Ai Cập đã trả qua hai vương triều: vương triều I và II gọi chung là thời Tảo Vương Quốc.
Vào thời kỳ này, người Ai Cập đã biết sử dụng công cụ bằng đồng đỏ, biết dùng cày và súc vật để kéo cày. Người đứng đầu nhà nước là một ông vua chuyên chế gọi là Pharaon.
2.2 Thời kỳ Cổ Vương Quốc:
Bao gồm 8 vương triều, từ vương triều III đến vương triều X. Đầu thời Cổ Vương Quốc, chế độ tập quyền trung ương càng được củng cố, kinh tế phát triển hơn trước. Trên cơ sở ấy, các Pharaon đã huy động sức người, sức của để xây dựng cho mình những Kim tự tháp rất đồ sộ. Nhưng từ vương triều V, thế lực của chính quyền trung ương bắt đầu suy giảm, đến vương triều VII, nền thống nhất không duy trì được nữa.
2.3 Thời kỳ Trung Vương Quốc:
Bao gồm 7 vương triều, từ vương triều XI đến vương triều XI đến vương triều XII là thời kỳ ổn định nhất. Nhưng đến năm 1570 TCN, ở Ai Cập đã nổ ra một cuộc khởi nghĩa của dân nghèo. Từ đó Ai Cập bị suy yếu. Đến năm 1710 TCN, miền bắc Ai Cập bị người Hichxốt ở Palestine chinh phục và thống trị 140 năm. Trong thời gian ấy, miền Nam Ai Cập cũng phải thần phục vương triều ngoại tộc.
2.4 Thời kỳ Tân Vương Quốc:
Năm 1570 TCN, người Hichxot bị đánh đuổi khỏi Ai Cập, đất nước thống nhất, thời Tân Vương Quốc bắt đầu. Thời kỳ này gồm 3 vương triều, từ vương triều XVIII đến XX. Các vua đầu vương triều XVIII tích cực thi hành chính sách xâm lược bên ngoài đã chinh phục được Xyri, Phênixi, Palestine ở châu Á và Libi, Nubi ở châu Phi.
Cuối vương triều XVIII, do thế lực của tầng lớp tăng lữ thờ thần mặt trời Amon phát triển quá mạnh, lấn át cả uy quyền của vua, vì vậy, để làm suy yếu thế lực của tầng lớp tăng lữ, vua Ichnaton đã tiến hành một cuộc cải cách tôn giáo, nhưng chính sách cải cách này chỉ được thi hành một thời gian ngắn mà thôi.
Về công cụ sản xuất, từ thời Trung Vương Quốc , đồng thau đã ra đời nhưng chất lượng còn kém và còn ít. Đến thời Tân Vương Quốc, đồng thau mới được sử dụng rộng rãi, đồng thời sắt đã bắt đầu xuất hiện nhưng còn rất hiếm.
2.5 Ai Cập từ thế kỷ X-I TCN
Từ thế kỷ X TCN, Ai Cập hết bị chia cắt lại bị ngoại tộc thống trị. Đặc biệt, từ năm 525 TCN, Ai Cập bị nhập vào đế quốc Ba Tư ở Tây Á. Năm 323 TCN, Ai Cập bị Alexandre ở Machedonia chinh phục. Sau khi đế quốc Machedonia tan rã, Ai Cập thuộc quyền thống trị của một vương triều Hy Lạp gọi là vương triều Ptoleme. Đến năm 30 TCN, Ai Cập thành một tỉnh của đế quốc La Mã.
II. Những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Trên cơ sở công cụ bằng đồng và nền kinh tế nông nghiệp, cư dân Ai Cập cổ đại từ rất sớm đã sáng tạo nên một nền văn minh tinh thần vô cùng rực rỡ, trong đó, những thành tựu chủ yếu là chữ viết, văn học, kiến trúc và các kiến thức khoa học tự nhiên.
1. Chữ viết:
Từ khi xã hội có giai cấp bắt đầu hình thành, chữ viết ở Ai Cập đã ra đời. Chữ viết của Ai Cập lúc đầu là chữ tượng hình, tức là muốn viết chữ để biểu thị một vật gì thì vẽ hình thù của vật ấy. Vì vậy, nhìn vào các bản chữ viết Ai Cập cổ đại, ta thấy các hình vẽ như người, các loại động vật (chim, gia súc, dã thú, côn trùng), cây cối, mặt trời, mặt trăng, sao nước, núi non…
Đối với các khái niệm trừu tượng hoặc phức tạp thì phải dùng phương pháp mượn ý. Ví dụ muốn viết chữ khát thì vẽ hình con bò đứng bên cạnh chữ nước, chữ chính nghĩa thì vẽ lông đà điểu, vì lông đà điểu hầu như dài bằng nhau. Tuy nhiên, hai phương pháp ấy chưa đủ để ghi mọi khái niệm, vì vậy dần dần xuất hiện những hình vẽ biểu thị âm tiết. Những hình vẽ biểu thị âm tiết này vốn là những chữ biểu thị một từ nhưng đồng âm với âm tiết mà người ta muốn sử dụng. Ví dụ, con mắt trong tiếng Ai Cập là ar, do đó hình con mắt biểu thị âm tiết ar. Dần dần, những chữ chỉ âm tiết biến thành chữ cái, ví dụ “hòn núi nhỏ” đọc là “ca” được dung để biểu thị âm k. Tổng số chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại có khoảng 1000 chữ, trong đó số chữ cái có 24 chữ.
Vào thiên niên kỷ II TCN, người Hichxot đã học tập chữ cái của người Ai Cập để ghi ngôn ngữ của mình. Về sau, loại chữ viết ấy được truyền sang Phenixi, trên cơ sở ấy, người Phenixi đã sáng tạo ra vần chữ cái đầu tiên trên thế giới.
Chữ viết cổ của Ai Cập thường được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vải gai, da… nhưng chất liệu dùng để viết phổ biến nhất là giấy papyrus. Vốn là ở hai bên bờ sông Nil có loại cây tên papyrus, người Ai Cập lấy thân loại cây nè chẻ thành từng thanh mỏng, ghép các thanh ấy thành những tờ giấy, ép mỏng rồi phơi khô. Đó là loại giấy sớm nhất thế giới. Do vậy, về sau trong ngôn ngữ nhiều nước châu Âu, giấy được gọi là papier, paper… Để viết trên loại giấy đó, người Ai Cập cổ dùng bút làm bằng thân cây sậy, còn mực thì làm bằng bồ hóng. Loại chữ tượng hình này được dùng trong hơn 3000 năm, sau đó, không còn ai biết đọc loại chữ này nữa.
Vào thế kỷ V, một học giả Ai Cập tên Ghêrapôlông đã nghiên cứu cách đọc loại chữ cổ này nhưng không thành công. 1000 năm sau, đến thế kỷ XVII mới có một số người đặt lại vấn đề đó nhưng vẫn chưa có kết quả.
Năm 1798, Bônapác (tức Napoleon sau này) viễn chinh sang Ai Cập. Tại một địa điểm gần thành phố Rosetta, trong khi đào chiến hào, binh lính Pháp đã phát hiện được một tấm bia, đặt tên là tấm bia Rosetta, trên tấm bia này khắc hai thứ chữ: phần trên khắc chữ Ai Cập cổ, phần dưới khắc chữ Hy Lạp. Ngay sau đó, các học giả tìm cách giải mã thứ chữ đó nhưng kết quả vẫn chưa hơn gì những lần trước. Mãi đến năm 1822, Champollion, một nhà ngôn ngữ học người Pháp 32 tuổi mới tìm được cách đọc thứ chữ này. Chính từ đó, một môn khoa học mới ra đời, đó là môn Ai Cập học. Học giả nhiều nước như Pháp, Đức, Anh… đã nghiên cứu ngôn ngữ Ai Cập, biên soạn sách tiếng Ai Cập cổ, đặc biệt biên soạn cuốn Từ điển tượng hình Ai Cập. Nhờ đọc được chữ Ai Cập cổ, người ta mới biết được nhiều tư liệu quý giá thuộc các lĩnh vực như lịch sử, văn học, thiên văn, toán học…của Ai Cập cổ đại.
2.Văn học:
Ai Cập cổ đại có một kho tàng văn học khá phong phú, bao gồm tục ngữ, thơ ca trữ tình, các câu chuyện mang tính chất đại lý, giáo huấn, trào phúng, truyện thần thoại…Trong số đó, Truyện hai anh em, Nói Thật và Nói Láo, Lời răn dạy của Đuaup, Sống sót sau vụ đắm thuyền v.v…là những truyện tương đối tiêu biểu.
Truyện Nói Thật và Nói Láo kể chuyện hai anh em, người anh tên là Nói Láo, người em tên là Nói Thật. Nói Láo huênh hoang rằng có một vật có thể chứa được cả núi rừng. Nói Thật không chứng minh được như thế là nói láo nên đã bị móc mắt. Nói Thật trở thành đầy tớ của người anh và bị đày đọa rất cực khổ. Nhưng có một cô gái xinh đẹp đã yêu và lấy anh chàng mù lòa và sinh được một đứa con trai. Lớn lên đứa con quyết báo thù cho cha. Một hôm, nó dắt một con bò của mình đến nhà của Nói Láo. Nói Láo muốn đổi con bò, nhưng đứa bé không đồng ý, lại còn bịa ra nhiều chuyện hoang đường về con bò của mình. Hơn nữa nó còn xin các thần phán xử Nói Láo. Các thần không tin những lời bịa đặt về con bò, và nhớ lại những chuyện hoang đường mà trước kia Nói Láo đã bịa đặt, vì vậy cuối cùng đứa bé đã thắng được kiện.
Lời kể của Ipuxe nói về những biến động lớn lao trong xã hội do cuộc khởi nghĩa quần chúng năm 1750 TCN đem lại:
“Hãy xem: Sự việc hình như không bao giờ xảy ra ấy cuối cùng đã xảy ra rồi. Nhà vua đã bị những người nghèo khổ bắt.”
“Hãy xem: Những người trong cung đình đã bị đuổi ra khỏi cung điện của nhà vua.”
“Hãy xem: Dân thường trong nước đã biến thành phú ông. Những người giàu có đã biến thành những người không có của cải.”
“Hãy xem: Những người vốn bị quản lý thì lại biến thành chủ nô. Những kẻ bản thân mình vốn bị người khác sai khiến thì nay lại sai khiến người khác.”
Lời răn dạy của Đuaup là những lời của người cha trên đường tiễn con lên kinh đô để học, khuyên con phải chăm chỉ học tập để sau này làm quan, nếu không sẽ phải làm thợ thủ công, mà làm thợ gì cũng rất cực khổ:
“Ta chưa hề thấy người thợ điêu khắc hoặc người thợ làm đồ trang sức được làm sứ giả, nhưng ta lại thấy một người thợ đồng làm việc bên lò. Ngón tay của anh ta giống như da cá sấu, mùi trên mình anh ta còn hôi hơn cá”.
“Con xem, ngoài nghề làm quan ra, không có một nghề nghiệp nào là không có người cai quản, vì bản thân ông quan mới là người cai quản”.
Truyện Sống sót sau vụ đắm thuyền nói về một người vâng lệnh vua cùng 120 thủy thủ đi thuyền đến một vùng mỏ. Giữa biển, thuyền gặp bão, tất cả thủy thủ đều chết, chỉ có một mình người ấy nhờ có một khúc gỗ nên được sống sót. Anh ta bị giạt vào một hòn đảo. Chúa đảo là một con rắn lớn, đã dùng mồm cắp anh về chỗ ở của rắn. Rắn bảo anh ta cứ yên tâm ở lại đó, sau 4 tháng sẽ có thuyền từ kinh thành đến đón anh về. Sự việc xảy ra đúng như lời rắn nói. Anh hết lời cảm ơn rắn. Khi rời đảo, rắn tặng anh nhiều tặng phẩm, chúc anh lên đường mạnh khỏe và nói anh rằng sau khi rời hòn đảo thì đảo sẽ biến thành làn sóng. Hai tháng sau, thuyền về đến kinh thành, anh yết kiến vua, dâng lễ vật từ đảo đem về, được vua phong cho làm thị vệ.