Đổi mới phương pháp giảng dạy cũng đồng nghĩa với việc đổi mới hoạt động ôn tập để học sinh (HS) tham gia vào giờ học có ý nghĩa tổng kết một chặng đường tri thức đã qua một cách sinh động, hiệu quả.
Với chủ đề Tôi yêu tiếng Việt, tiết ôn tập của nhóm giáo viên bộ môn (GVBM) Trường THPT Tân Phong, Q.7, TPHCM do cô Lê Hoàng Tú Uyên và Trần Thị Kim Ngân phụ trách tại lớp 10A4 và 10A6 đã hoàn thành được mục tiêu hệ thống hóa kiến thức về các bài tiếng Việt trong chương trình.
HS làm chủ giờ học
Mở đầu tiết học, phần giới thiệu ý nghĩa, giá trị của ngôn ngữ trong đời sống chính là màn khởi động của 2 GVBM nhằm dẫn dắt hoạt động theo chủ đề cho trước. Ôn tập kiến thức chính là phần làm việc trọng tâm của thầy và trò nhằm hệ thống hóa kiến thức các bài tiếng Việt qua 2 chủ điểm ngôn ngữ và giao tiếp – tiếng Việt.
Nếu trước đây hoạt động chủ yếu dành cho GV đứng lớp theo kiểu xâu chuỗi tri thức hoặc gọi tên HS lên bảng, kiểm tra miệng thì hoạt động này được phân công cho nhóm 1 và nhóm 2. Đến lúc này, cả 2 cô giáo Tú Uyên và Kim Ngân đều bước xuống bục giảng dành chỗ cho các nhóm HS. Được làm chủ diễn đàn, đại diện các nhóm rành mạch nhắc lại đầy đủ các nội dung chính, bao gồm hoạt động gián tiếp bằng ngôn ngữ, văn bản, đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Cách học trên lớp đã song hành với những bài tự học tại nhà.
Nếu HS Phương Thảo ở lớp 10A6 trình bày trôi chảy để có thêm điểm cộng về lý thuyết mang tính hàn lâm cho nhóm 1 thì Quỳnh Như – HS lớp 10A4 lại phân tích sâu những kiến thức trọng tâm về phong cách ngôn ngữ, những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt có tính ứng dụng cao trong khâu giao tiếp. Sử dụng đúng, chuẩn mực và cao hơn là sử dụng hay, có tính nghệ thuật chính là yêu cầu thường trực bắt buộc mỗi HS cấp THPT phải biết vận dụng để biết "Học ăn học nói, học gói học mở" như cha ông đã từng khuyên. Đây chính là sợi chỉ đỏ mà GVBM định hướng cho hoạt động thực hành trong cách rèn nói, rèn viết của các em.
Phần thực hành sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn và đạt hiệu quả nghệ thuật đã có thêm chất xúc tác mạnh làm cho tiết học sôi động hơn vì mang sắc màu của một sân chơi học tập thú vị. Với tên gọi của gameshow Ai nhanh hơn, các nhóm phải phát hiện ra các lỗi sai về cách dùng từ đặt câu trong các biển hiệu, biển báo giao thông và khẩu hiệu được ban tổ chức sưu tầm trong đời sống thực tế và trên Internet.
Các lỗi này được soi từ nhiều góc độ như dùng từ thiếu chính xác, viết sai từ, đặt câu sai ngữ pháp. Đây chính là gia vị kích hoạt của tiết học, làm cho không khí sôi nổi và hào hứng hơn vì thách đố và thử tài được "đun nóng". Năng lực hoạt động nhóm có thêm cơ hội thử sức mình từ mỗi đội thi. Có thể coi đây là phần thu hoạch đầy đủ của HS không chỉ trong tiết học mà cả một quá trình đường dài về 9 bài học tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn khối 10.
Tình yêu tiếng Việt
Tuy không trực tiếp trình bày và tổng kết tri thức nhưng nhóm 3 xuất hiện với vai trò là người phản biện trên diễn đàn học tập. Chính những câu hỏi mang tính chi tiết hóa và lật ngược vấn đề đã làm cho bài học thêm sáng tỏ, gỡ rối được nhiều vướng mắc về tri thức đã qua trước đây. Phần trả lời của các bạn dù đúng hay sai thì cũng là dịp để người học rèn luyện kỹ năng nói, trình bày trước đám đông thông qua năng lực giải quyết vấn đề và giao tiếp ngôn ngữ.
Kết thúc giờ ôn tập bằng việc GVBM đưa ra một số công trình cải tiến chữ Quốc ngữ như làm cho tiết học bước sang một trang mới. Với phần minh họa sinh động và dễ thấy là 3 công trình Đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt của PGS. TS Bùi Hiền, công trình Chữ Việt nhanh của tác giả Trần Tư Bình và công trình Chữ Việt Nam song song 4.0 của 2 tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình, GVBM đã mở thêm một cánh cửa rộng hơn để nhìn ra tương lai của chữ Quốc ngữ dù còn nhiều tranh cãi. Dù cách này hay cách khác, tất cả đều đáng được trân trọng khi tác giả đã thật sự tâm huyết, thể hiện sự sáng tạo, công phu trong nghiên cứu mà căn nguyên bền vững bắt đầu từ tình yêu tiếng Việt của mỗi người.
Đó cũng là định hướng tuy chưa cụ thể nhưng rất cần thiết cho các em về thái độ tiếp nhận, bài học ứng xử và cách thức tranh luận, thái độ bác bỏ và văn hóa giao tiếp. Đó cũng là cách để thế hệ đi trước bồi dưỡng và nâng cao tình yêu tiếng Việt cho thế hệ tiếp nối. Giáo dục có hiệu quả ý thức giữ gìn, phát huy sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt như lời Bác Hồ đã dạy: "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp".
Theo dõi màn hình chiếu, người học cũng thấy được sự chăm chú, chọn lọc của người dựng hình ảnh, tạo kênh hình đẹp với nhiều phần minh họa có ý nghĩa. Tuy nhiên các ví dụ vẫn mang tính phổ quát cao, chưa đại diện cho đặc trưng khu vực. Nếu các lỗi sai xuất phát từ vùng miền được đưa ra ví dụ và tìm cách sửa thì chắc chắc các em thuộc khu vực Nam Bộ sẽ phát hiện và sửa được cách phát âm chính xác các phụ âm đầu như v, tr, s, r, d hoặc các phụ âm cuối như c, t, ch, ng, n...
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Với chủ đề Tôi yêu tiếng Việt, tiết ôn tập của nhóm giáo viên bộ môn (GVBM) Trường THPT Tân Phong, Q.7, TPHCM do cô Lê Hoàng Tú Uyên và Trần Thị Kim Ngân phụ trách tại lớp 10A4 và 10A6 đã hoàn thành được mục tiêu hệ thống hóa kiến thức về các bài tiếng Việt trong chương trình.
HS làm chủ giờ học
Mở đầu tiết học, phần giới thiệu ý nghĩa, giá trị của ngôn ngữ trong đời sống chính là màn khởi động của 2 GVBM nhằm dẫn dắt hoạt động theo chủ đề cho trước. Ôn tập kiến thức chính là phần làm việc trọng tâm của thầy và trò nhằm hệ thống hóa kiến thức các bài tiếng Việt qua 2 chủ điểm ngôn ngữ và giao tiếp – tiếng Việt.
Nếu trước đây hoạt động chủ yếu dành cho GV đứng lớp theo kiểu xâu chuỗi tri thức hoặc gọi tên HS lên bảng, kiểm tra miệng thì hoạt động này được phân công cho nhóm 1 và nhóm 2. Đến lúc này, cả 2 cô giáo Tú Uyên và Kim Ngân đều bước xuống bục giảng dành chỗ cho các nhóm HS. Được làm chủ diễn đàn, đại diện các nhóm rành mạch nhắc lại đầy đủ các nội dung chính, bao gồm hoạt động gián tiếp bằng ngôn ngữ, văn bản, đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Cách học trên lớp đã song hành với những bài tự học tại nhà.
Nếu HS Phương Thảo ở lớp 10A6 trình bày trôi chảy để có thêm điểm cộng về lý thuyết mang tính hàn lâm cho nhóm 1 thì Quỳnh Như – HS lớp 10A4 lại phân tích sâu những kiến thức trọng tâm về phong cách ngôn ngữ, những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt có tính ứng dụng cao trong khâu giao tiếp. Sử dụng đúng, chuẩn mực và cao hơn là sử dụng hay, có tính nghệ thuật chính là yêu cầu thường trực bắt buộc mỗi HS cấp THPT phải biết vận dụng để biết "Học ăn học nói, học gói học mở" như cha ông đã từng khuyên. Đây chính là sợi chỉ đỏ mà GVBM định hướng cho hoạt động thực hành trong cách rèn nói, rèn viết của các em.
Phần thực hành sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn và đạt hiệu quả nghệ thuật đã có thêm chất xúc tác mạnh làm cho tiết học sôi động hơn vì mang sắc màu của một sân chơi học tập thú vị. Với tên gọi của gameshow Ai nhanh hơn, các nhóm phải phát hiện ra các lỗi sai về cách dùng từ đặt câu trong các biển hiệu, biển báo giao thông và khẩu hiệu được ban tổ chức sưu tầm trong đời sống thực tế và trên Internet.
Các lỗi này được soi từ nhiều góc độ như dùng từ thiếu chính xác, viết sai từ, đặt câu sai ngữ pháp. Đây chính là gia vị kích hoạt của tiết học, làm cho không khí sôi nổi và hào hứng hơn vì thách đố và thử tài được "đun nóng". Năng lực hoạt động nhóm có thêm cơ hội thử sức mình từ mỗi đội thi. Có thể coi đây là phần thu hoạch đầy đủ của HS không chỉ trong tiết học mà cả một quá trình đường dài về 9 bài học tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn khối 10.
Tình yêu tiếng Việt
Tuy không trực tiếp trình bày và tổng kết tri thức nhưng nhóm 3 xuất hiện với vai trò là người phản biện trên diễn đàn học tập. Chính những câu hỏi mang tính chi tiết hóa và lật ngược vấn đề đã làm cho bài học thêm sáng tỏ, gỡ rối được nhiều vướng mắc về tri thức đã qua trước đây. Phần trả lời của các bạn dù đúng hay sai thì cũng là dịp để người học rèn luyện kỹ năng nói, trình bày trước đám đông thông qua năng lực giải quyết vấn đề và giao tiếp ngôn ngữ.
Kết thúc giờ ôn tập bằng việc GVBM đưa ra một số công trình cải tiến chữ Quốc ngữ như làm cho tiết học bước sang một trang mới. Với phần minh họa sinh động và dễ thấy là 3 công trình Đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt của PGS. TS Bùi Hiền, công trình Chữ Việt nhanh của tác giả Trần Tư Bình và công trình Chữ Việt Nam song song 4.0 của 2 tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình, GVBM đã mở thêm một cánh cửa rộng hơn để nhìn ra tương lai của chữ Quốc ngữ dù còn nhiều tranh cãi. Dù cách này hay cách khác, tất cả đều đáng được trân trọng khi tác giả đã thật sự tâm huyết, thể hiện sự sáng tạo, công phu trong nghiên cứu mà căn nguyên bền vững bắt đầu từ tình yêu tiếng Việt của mỗi người.
Đó cũng là định hướng tuy chưa cụ thể nhưng rất cần thiết cho các em về thái độ tiếp nhận, bài học ứng xử và cách thức tranh luận, thái độ bác bỏ và văn hóa giao tiếp. Đó cũng là cách để thế hệ đi trước bồi dưỡng và nâng cao tình yêu tiếng Việt cho thế hệ tiếp nối. Giáo dục có hiệu quả ý thức giữ gìn, phát huy sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt như lời Bác Hồ đã dạy: "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp".
Theo dõi màn hình chiếu, người học cũng thấy được sự chăm chú, chọn lọc của người dựng hình ảnh, tạo kênh hình đẹp với nhiều phần minh họa có ý nghĩa. Tuy nhiên các ví dụ vẫn mang tính phổ quát cao, chưa đại diện cho đặc trưng khu vực. Nếu các lỗi sai xuất phát từ vùng miền được đưa ra ví dụ và tìm cách sửa thì chắc chắc các em thuộc khu vực Nam Bộ sẽ phát hiện và sửa được cách phát âm chính xác các phụ âm đầu như v, tr, s, r, d hoặc các phụ âm cuối như c, t, ch, ng, n...
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại