Lá mơ - dược thiện cho mọi nhà

hoangtungoc

Thành viên
#1
Trị lỵ, đau dạ dày, co giật, làm lành vết thương nhờ lá mơ.

Không chỉ là loại gia vị cũng như món ăn được nhiều người ưa chuộng, mà lá mơ còn có công dụng thần kỳ trong chữa bệnh.


Lá mơ lông là một loại cây phổ biến có thể vừa làm gia vị lại vừa có tác dụng chữa nhiều loại bệnh rất hiệu quả. Lá mơ ở Việt Nam có 5 loài, nhưng mơ lông là loài phổ biến nhất, cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia.

Lá mơ lông còn gọi là mơ tam thể, tên khoa học là Peaderia scandens (Lour), là một loại cây leo mọc hoang hoặc được trồng làm hàng rào nhiều nơi ở nước ta. Lá cây mọc đối, hình trứng hay mác dài, mặt sau của lá có màu tím nhạt, lá có nhiều lông nhỏ lao phủ.

Theo dược học cổ truyền, lá mơ lông vị chua, tính bình, có công dụng trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng.

Ngoài việc làm gia vị ăn với thịt chó, làm rau sống ăn kèm với những loại rau khác, mơ lông còn là một vị thuốc khá độc đáo được dùng để chữa các chứng bệnh như phong thấp (đau khớp), phúc thống (đau bụng), lỵ tật (kiết lỵ), phù thũng, thực tích (đầy bụng, chậm tiêu), cam tích (trẻ em suy dinh dưỡng), can tỳ thũng đại (gan, lách to), trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), bối ung (mụn nhọt mọc ở lưng), bạch đới (khí hư), thương tổn do trật đả...

Ở Ấn Độ, Philippines, Malaysia, người dân dùng mơ lông giảm đau, kích thích sự ngon miệng, thèm ăn, chiết xuất từ lá được tinh dầu có tác dụng như thuốc kháng sinh, chống viêm và điều trị ho.

Chống co giật

Nghiền nát khoảng 15 – 60g lá tươi, thêm 1 bát nước ấm và một tí muối, khuấy đều và vắt lọc để lấy nước và uống trước bữa tối.

Làm lành vết thương

Một nắm lá mơ lông xay thật mịn và đắp vào vết thương. Chữa thấp khớp, bí tiểu: Lấy khoảng 15 – 60g lá tươi, đun sôi trong nước, gạn bỏ xác lá và uống nước, ngày uống một lần.

Chống viêm loét

Nghiền nát một nắm lá mơ lông và vắt lấy một chén nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

Chữa lỵ

Nghiền mịn 15 – 60g lá mơ lông, thêm 1 chén nước ấm và một ít muối, ép xác lấy nước và uống trước khi ăn.

Hay cắt nhỏ lá mơ lông rồi đánh chung với một quả trứng gà, để chảo nóng và sau đó đổ hỗn hợp trên vào, để cho khô trên chảo rồi ăn, ngày 1 – 2 lần.

Chữa ghẻ phỏng, mụn nước

Lấy lá mơ lông rửa sạch, đập dập nát, vắt lấy nước, chấm vào các nốt ghẻ.

Nấm da, chàm, eczema, giời leo

Lấy toàn cây mơ lông (một nắm tay), rửa sạch nghiền mịn, bôi vào chỗ ngứa.

Theo dược học cổ truyền, lá mơ lông vị chua, tính bình, có công dụng trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng.

Ngoài việc làm gia vị ăn với thịt chó, làm rau sống ăn kèm với những loại rau khác, mơ lông còn là một vị thuốc khá độc đáo được dùng để chữa các chứng bệnh như phong thấp (đau khớp), phúc thống (đau bụng), lỵ tật (kiết lỵ), phù thũng, thực tích (đầy bụng, chậm tiêu), cam tích (trẻ em suy dinh dưỡng), can tỳ thũng đại (gan, lách to), trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), bối ung (mụn nhọt mọc ở lưng), bạch đới (khí hư), thương tổn do trật đả...

Ở Ấn Độ, Philippines, Malaysia, người dân dùng mơ lông giảm đau, kích thích sự ngon miệng, thèm ăn, chiết xuất từ lá được tinh dầu có tác dụng như thuốc kháng sinh, chống viêm và điều trị ho.

Chống co giật

Nghiền nát khoảng 15 – 60g lá tươi, thêm 1 bát nước ấm và một tí muối, khuấy đều và vắt lọc để lấy nước và uống trước bữa tối.

Làm lành vết thương

Một nắm lá mơ lông xay thật mịn và đắp vào vết thương. Chữa thấp khớp, bí tiểu: Lấy khoảng 15 – 60 g lá tươi, đun sôi trong nước, gạn bỏ xác lá và uống nước, ngày uống một lần.

Chống viêm loét

Nghiền nát một nắm lá mơ lông và vắt lấy một chén nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

Chữa lỵ

Nghiền mịn 15 – 60g lá mơ lông, thêm 1 chén nước ấm và một ít muối, ép xác lấy nước và uống trước khi ăn.

Hay cắt nhỏ lá mơ lông rồi đánh chung với một quả trứng gà, để chảo nóng và sau đó đổ hỗn hợp trên vào, để cho khô trên chảo rồi ăn, ngày 1 – 2 lần.

Chữa ghẻ phỏng, mụn nước

Lấy lá mơ lông rửa sạch, đập dập nát, vắt lấy nước, chấm vào các nốt ghẻ.

Nấm da, chàm, eczema, giời leo

Lấy toàn cây mơ lông (một nắm tay), rửa sạch nghiền mịn, bôi vào chỗ ngứa.


Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top