Kỳ thú hình ảnh người Việt cổ trên Bảo vật quốc gia

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
1. Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn là tên gọi của một Bảo vật quốc gia độc đáo đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Hiện vật thuộc nền văn hóa Đông Sơn, niên đại 2500 - 2000 năm trước, được các nhà khảo cổ Pháp tìm thấy ở di chỉ Đông Sơn đầu thế kỷ 20.Tượng cao 8,5 cm, rộng: 9,5 cm thể hiện cảnh hai người cõng nhau. Người cõng tóc vấn búi cao, tai đeo khuyên tròn, hai tay choàng ra, ôm đỡ người ngồi trên lưng. Người ngồi trên lưng miệng ngậm khèn, một tay ôm lấy người cõng, một tay đỡ lấy khèn.Mặc dù nhỏ, nhưng bức tượng lại là tuyệt tác về nghệ thuật đúc đồng. Tượng có cấu trúc hình học khá phức tạp nhưng lại được đúc liền khối chứ không chắp vá. Điều này chứng tỏ kỹ nghệ làm khuôn rất giỏi, khuôn ghép từ nhiều bộ phận nhỏ, khi đúc nước đồng vẫn điền đầy chi tiết.Các nhà nghiên cứu đánh giá đây là tiêu bản hiếm hoi về nghệ thuật tượng tròn thời Đông Sơn, phản ánh về sinh hoạt âm nhạc mang đậm yếu tố truyền thống khởi nguồn từ xa xưa đến nay còn đọng lại trong nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam.2. Bảo vật quốc gia - thạp Đào Thịnh có niên đại từ 2.500 - 2.000 trước, được phát hiện ở xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 1961. Nét đặc sắc nhất của hiện vật là trên nắp thạp có 4 cặp tượng trai gái đang giao hoan.Hai trong bốn cặp tượng còn nguyên vẹn, thể hiện hình ảnh người đàn ông xõa tóc, đóng khố, ngang hông đeo dao găm, đóng khố, người phụ nữ mặc váy ngắn. Bộ phận sinh dục của nam giới được thể hiện rất to và rõ nét.Có thể nói rằng, không có một hiện vật nào của nền văn hóa Đông Sơn lại miêu tả cảnh người Việt cổ giao hoan chân thực và sinh động như thế.Theo cố GS Ngô Đức Thịnh, hình ảnh tính giao trên thạp đồng thể hiện quan điểm vũ trụ luận của cư dân trồng trọt rất rõ: “Họ luôn mong muốn sự sinh sôi nảy nở – điều chỉ có khi âm dương hài hòa. Trời đất mưa thuận gió hòa. Cây cối sinh sôi nảy nở…”.3. Bảo vật quốc gia - đèn đồng hình người quỳ là một cổ vật quý được các nhà nhà khảo cổ học tìm thấy năm 1935 trong một khu mộ ở Lạch Trường, Thanh Hóa. Hiện vật được xác định có niên đại khoảng 1.700-2.000 năm trước.Đèn cao 40 cm, rộng 27 cm, nặng 1,9 kg, mang hình tượng một người đàn ông mình trần, đóng khố, hai tay nâng đĩa đèn trong tư thế quỳ. Trên đầu tượng được gắn vương miện, tóc để chỏm. Có nhiều cách lý giải khác nhau về tạo hình của hiện vật này.Theo nhà nghiên cứu O.Jane, bức tượng thể hiện hình ảnh một vị thần. Có ý kiến lại cho rằng cây đèn thể hiện ảnh hưởng văn hóa Hán thời đầu Bắc thuộc và người đàn ông quỳ là một tù binh Hung Nô bị bắt và trở thành người hầu bê đèn.Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Phạm Quốc Quân, cây đèn thuộc nền văn hóa “Hậu Đông Sơn”, kế thừa và đậm chất Đông Sơn. Đây là cây đèn đồng lớn nhất trong số ít hiện vật cùng loại, thể hiện kỹ thuật đúc khéo léo và phản ánh thẩm mỹ cao của cư dân cổ ở Việt Nam cách đây 2 thiên niên kỷ.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.


1. Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn là tên gọi của một Bảo vật quốc gia độc đáo đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Hiện vật thuộc nền văn hóa Đông Sơn, niên đại 2500 - 2000 năm trước, được các nhà khảo cổ Pháp tìm thấy ở di chỉ Đông Sơn đầu thế kỷ 20.


Tượng cao 8,5 cm, rộng: 9,5 cm thể hiện cảnh hai người cõng nhau. Người cõng tóc vấn búi cao, tai đeo khuyên tròn, hai tay choàng ra, ôm đỡ người ngồi trên lưng. Người ngồi trên lưng miệng ngậm khèn, một tay ôm lấy người cõng, một tay đỡ lấy khèn.


Mặc dù nhỏ, nhưng bức tượng lại là tuyệt tác về nghệ thuật đúc đồng. Tượng có cấu trúc hình học khá phức tạp nhưng lại được đúc liền khối chứ không chắp vá. Điều này chứng tỏ kỹ nghệ làm khuôn rất giỏi, khuôn ghép từ nhiều bộ phận nhỏ, khi đúc nước đồng vẫn điền đầy chi tiết.


Các nhà nghiên cứu đánh giá đây là tiêu bản hiếm hoi về nghệ thuật tượng tròn thời Đông Sơn, phản ánh về sinh hoạt âm nhạc mang đậm yếu tố truyền thống khởi nguồn từ xa xưa đến nay còn đọng lại trong nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam.


2. Bảo vật quốc gia - thạp Đào Thịnh có niên đại từ 2.500 - 2.000 trước, được phát hiện ở xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 1961. Nét đặc sắc nhất của hiện vật là trên nắp thạp có 4 cặp tượng trai gái đang giao hoan.


Hai trong bốn cặp tượng còn nguyên vẹn, thể hiện hình ảnh người đàn ông xõa tóc, đóng khố, ngang hông đeo dao găm, đóng khố, người phụ nữ mặc váy ngắn. Bộ phận sinh dục của nam giới được thể hiện rất to và rõ nét.


Có thể nói rằng, không có một hiện vật nào của nền văn hóa Đông Sơn lại miêu tả cảnh người Việt cổ giao hoan chân thực và sinh động như thế.


Theo cố GS Ngô Đức Thịnh, hình ảnh tính giao trên thạp đồng thể hiện quan điểm vũ trụ luận của cư dân trồng trọt rất rõ: “Họ luôn mong muốn sự sinh sôi nảy nở – điều chỉ có khi âm dương hài hòa. Trời đất mưa thuận gió hòa. Cây cối sinh sôi nảy nở…”.


3. Bảo vật quốc gia - đèn đồng hình người quỳ là một cổ vật quý được các nhà nhà khảo cổ học tìm thấy năm 1935 trong một khu mộ ở Lạch Trường, Thanh Hóa. Hiện vật được xác định có niên đại khoảng 1.700-2.000 năm trước.


Đèn cao 40 cm, rộng 27 cm, nặng 1,9 kg, mang hình tượng một người đàn ông mình trần, đóng khố, hai tay nâng đĩa đèn trong tư thế quỳ. Trên đầu tượng được gắn vương miện, tóc để chỏm. Có nhiều cách lý giải khác nhau về tạo hình của hiện vật này.


Theo nhà nghiên cứu O.Jane, bức tượng thể hiện hình ảnh một vị thần. Có ý kiến lại cho rằng cây đèn thể hiện ảnh hưởng văn hóa Hán thời đầu Bắc thuộc và người đàn ông quỳ là một tù binh Hung Nô bị bắt và trở thành người hầu bê đèn.


Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Phạm Quốc Quân, cây đèn thuộc nền văn hóa “Hậu Đông Sơn”, kế thừa và đậm chất Đông Sơn. Đây là cây đèn đồng lớn nhất trong số ít hiện vật cùng loại, thể hiện kỹ thuật đúc khéo léo và phản ánh thẩm mỹ cao của cư dân cổ ở Việt Nam cách đây 2 thiên niên kỷ.


Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top