Kỹ năng làm Lịch sử thi THPT quốc gia đạt điểm trung bình, giỏi

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Trong đó, nhấn mạnh thí sinh cần chú trọng kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức, rèn luyện khả năng vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn, đặc biệt chú ý kĩ năng viết, kỹ năng trình bày một vấn đề.

Việc ôn thi THPT quốc gia phải dựa trên cơ sở năng lực trí tuệ của hoc sinh từ mức độ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao; nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức, không chỉ dừng lại ở việc đánh giá các mức độ kiến thức nhận biết, thông hiểu, vận dụng mà còn vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.

Ngoài ra, để có được điểm số như mong muốn trong kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh cần nắm được những nội dung Lịch sử phải chú trọng ôn tập cũng như các lỗi thường hay mắc phải khi làm bài thi.

Nội dung kiến thức học sinh cần nắm

Với Lịch sử thế giới, thí sinh cần lưu ý các nội dung:

- Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai

- Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 2000)

- Các nước Á, Phi, Mĩ la tinh (1945 – 2000)

- Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000)

- Quan hệ quốc tế (1945 – 2000)

- Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa

- Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại 1945 – 2000.

Với Lịch sử Việt Nam, thí sinh cần lưu ý các nội dung:

* Lịch sử Việt Nam 1919 – 1930:

- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

* Lịch sử Việt Nam 1930 – 1945:

- Phong trào cách mạng 1930 – 1935

- Phong trào dân chủ 1936 – 1939

- Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa ra đời.

* Lịch sử Việt Nam từ 1945-1954.

- Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946.

- Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950).

- Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953). Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954

* Lịch sử Việt Nam từ 1954-1975.

- Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965).

- Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973).

- Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975).

- Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975.

* Lịch sử Việt Nam 1975 – 2000.

- Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000).

- Tổng kết lịch sử Việt Nam từ 1919 đến năm 2000.

Những lỗi thí sinh hay mắc

Trong khi làm bài thi Lịch sử, thí sinh thường không đọc kỹ đề; không xác định được dạng câu hỏi; phân bố thời gian làm bài không hợp lí.

Nhiều thí sinh không biết cách trình bày, trình bày dài dòng quá vừa mất thời gian làm bài vừa không làm nổi bật ý trọng tâm. Các ý khác nhau viết lẫn lộn thường chỉ được điểm của một ý. Không tách ý, tách đoạn của bài làm mà viết dàn trải, các ý của câu gộp thành 1 đoạn văn bản lớn nên giáo viên khó đọc, khó chấm.

Phần nhận xét và giải thích nhiều học sinh làm rất lộn xộn và không thể hiện được các ý cần nhận xét, giải thích.


Lưu ý khi ôn tập môn Lịch sử trước kì thi: Phải xây khung chương trình; xác định được mục tiêu ôn tập; huẩn bị nội dung ôn tập.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top