Học sinh cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm giáo viên và các học sinh khác về những nội dung bài học chưa sáng tỏ. Sử dụng câu hỏi đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa học sinh với giáo viên và học sinh với học sinh. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của học sinh trong giờ học càng nhiều, học sinh sẽ học tập tích cực hơn.
Với quan điểm này, cô Bùi Thị Ngọc Lan - giáo viên Trường THPT Hoàng Cầu (Hà Nội) - chia sẻ kĩ năng đặt câu hỏi trong dạy học môn Ngữ văn nhằm phát triển năng lực học sinh.
Những yêu cầu với câu hỏi phát triển năng lực học sinh
Theo đó, cô Lan cho rằng, khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu như: Câu hỏi liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học; ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; đúng lúc, đúng chỗ; phù hợp với trình độ học sinh; kích thích suy nghĩ của học sinh; phù hợp với thời gian thực tế; sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp; không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích; không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc.
Đưa ra thông tin đối sánh giữa cách đặt câu hỏi theo hướng cũ (chú trọng nội dung) và mới (phát triển năng lực học sinh), cô Bùi Thị Ngọc Lan phân tích:
Theo hướng cũ, mục tiêu đặt câu hỏi hướng đến kiểm tra, đánh giá củng cố nội dung kiến thức cơ bản. Học sinh không nhất thiết quan sát đánh giá, mở rộng nội dung bài học.
Theo hướng mới, kết quả câu hỏi, chất lượng câu trả lời được cụ thể, được mô tả chi tiết. Học sinh phát huy được năng lực tư duy (quan sát, đánh giá…); giáo viên đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh.
Về nội dung câu hỏi, theo hướng cũ, câu hỏi đảm bảo đơn vị kiến thức bộ môn theo chuẩn kiến thức kĩ năng và không gắn với tình huống thực tiễn. Hệ thống câu hỏi được đặt ra theo chủ quan tư duy của giáo viên trong giới hạn khuôn khổ thời gian tiết học.
Theo hướng mới, nội dung câu hỏi ngoài đảm bảo kiến thức chuẩn, kiến thức bộ môn được mở rộng tích hợp với các vấn đề khoa học khác, gắn với tình huống thực tiễn. Không giới hạn số lượng câu hỏi, chất lượng câu hỏi phát huy các cấp độ tư duy (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân loại được học sinh).
Về phương pháp đặt câu hỏi, theo cách cũ, chủ yếu tập trung vào người giáo viên hỏi, học sinh trả lời và tiếp thu một cách thụ động. Kĩ năng đặt câu hỏi còn dập khuôn, đơn điệu, gò bó.
Theo cách mới, học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Hệ thống câu hỏi có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, học sinh với học sinh để từ đó phát triển tư duy đa chiều; đặc biệt chú trọng sự phát triển các năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp. Kĩ năng đặt câu hỏi đa dạng, phong phú được lồng ghép trong các phương pháp dạy học tích cực (thảo luận nhóm, dự án, trải nghiệm sáng tạo…)
Ví dụ về phương pháp đặt câu hỏi cũ - mới
Cô Bùi Thị Ngọc Lan đưa ra một số ví dụ về kĩ năng đặt câu hỏi trong bài đọc văn “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ (Ngữ văn lớp 11) như sau:
Ví dụ 1
Câu hỏi chú trọng nội dung: Từ phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa, hãy cho biết cuộc đời tác giả Nguyễn Công Trứ? (Câu hỏi này chỉ mang phạm vi kiến thức hẹp, không có mở rộng, không phát huy các năng lực của học sinh).
Câu hỏi theo hướng phát triển năng lực: Dựa vào những thông tin về tác giả Nguyễn Công Trứ (tiểu sử, con người, cuộc đời, những giai thoại), em trình bày những nét cơ bản về nhà thơ? Từ cuộc đời của ông, em rút ra bài học gì cho bản thân? (Câu hỏi đã hướng đến phạm vi kiến thức rộng hơn, phát triển năng lực tự học, tìm tòi, khám phá, sáng tạo… của học sinh).
Ví dụ 2
Câu hỏi chú trọng nội dung: Phong cách sống “ngất ngưởng” thể hiện ở “cái ngông hơn đời, hơn người” của Nguyễn Công Trứ được thể hiện như thế nào trong bài thơ? (Câu hỏi mang tính áp đặt kiến thức, không có chính kiến của học sinh).
Câu hỏi theo hướng phát triển năng lực: Suy nghĩ của em về phong cách sống của Nguyễn Công Trứ trong bài thơ? Em có đồng tình với phong cách sống ấy không? Phong cách ấy có còn phù hợp với ngày nay không? (câu hỏi mở giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, tổng hợp kiến thức bài học, đồng thời biết vận dụng thực tiễn cuộc sống).
Ví dụ 3
Câu hỏi chú trọng nội dung: Khi tìm hiểu 6 câu thơ đầu của bài thơ, giáo viên có thể đưa các câu hỏi:
Câu thơ mở đầu nêu lên quan điểm sống của nhà thơ như thế nào?
Các từ ngữ “Hi văn”, tài bộ, vào lồng” ở câu 2 mang ý nghĩa gì?
Phát hiện nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong 4 câu tiếp?
Theo hướng phát triển năng lực: Để tìm hiểu 6 câu thơ đầu, giáo viên có thể đưa ra 3 câu hỏi vào trong các phương pháp dạy học tích cực, cụ thể:
Thảo luận nhóm: Theo kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật bể cá, kĩ thuật các mảnh ghép.
Làm việc nhóm: Dự án hợp đồng, câu hỏi trong câu hỏi, kĩ thuật phản biện, kĩ thuật phòng tranh…
Cách làm này huy động được nhiều học sinh chủ động tham gia vào bài giảng.
Bài trao đổi được biên tập từ tham luận của cô Bùi Thị Ngọc Lan - giáo viên Trường THPT Hoàng Cầu (Hà Nội) tại hội thảo "Kĩ năng đặt câu hỏi và tổ chức các hoạt động nhóm nhằm phát triển năng lực cho học sinh" tổ chức tại Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội).
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Với quan điểm này, cô Bùi Thị Ngọc Lan - giáo viên Trường THPT Hoàng Cầu (Hà Nội) - chia sẻ kĩ năng đặt câu hỏi trong dạy học môn Ngữ văn nhằm phát triển năng lực học sinh.
Những yêu cầu với câu hỏi phát triển năng lực học sinh
Theo đó, cô Lan cho rằng, khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu như: Câu hỏi liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học; ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; đúng lúc, đúng chỗ; phù hợp với trình độ học sinh; kích thích suy nghĩ của học sinh; phù hợp với thời gian thực tế; sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp; không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích; không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc.
Đưa ra thông tin đối sánh giữa cách đặt câu hỏi theo hướng cũ (chú trọng nội dung) và mới (phát triển năng lực học sinh), cô Bùi Thị Ngọc Lan phân tích:
Theo hướng cũ, mục tiêu đặt câu hỏi hướng đến kiểm tra, đánh giá củng cố nội dung kiến thức cơ bản. Học sinh không nhất thiết quan sát đánh giá, mở rộng nội dung bài học.
Theo hướng mới, kết quả câu hỏi, chất lượng câu trả lời được cụ thể, được mô tả chi tiết. Học sinh phát huy được năng lực tư duy (quan sát, đánh giá…); giáo viên đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh.
Về nội dung câu hỏi, theo hướng cũ, câu hỏi đảm bảo đơn vị kiến thức bộ môn theo chuẩn kiến thức kĩ năng và không gắn với tình huống thực tiễn. Hệ thống câu hỏi được đặt ra theo chủ quan tư duy của giáo viên trong giới hạn khuôn khổ thời gian tiết học.
Theo hướng mới, nội dung câu hỏi ngoài đảm bảo kiến thức chuẩn, kiến thức bộ môn được mở rộng tích hợp với các vấn đề khoa học khác, gắn với tình huống thực tiễn. Không giới hạn số lượng câu hỏi, chất lượng câu hỏi phát huy các cấp độ tư duy (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân loại được học sinh).
Về phương pháp đặt câu hỏi, theo cách cũ, chủ yếu tập trung vào người giáo viên hỏi, học sinh trả lời và tiếp thu một cách thụ động. Kĩ năng đặt câu hỏi còn dập khuôn, đơn điệu, gò bó.
Theo cách mới, học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Hệ thống câu hỏi có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, học sinh với học sinh để từ đó phát triển tư duy đa chiều; đặc biệt chú trọng sự phát triển các năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp. Kĩ năng đặt câu hỏi đa dạng, phong phú được lồng ghép trong các phương pháp dạy học tích cực (thảo luận nhóm, dự án, trải nghiệm sáng tạo…)
Ví dụ về phương pháp đặt câu hỏi cũ - mới
Cô Bùi Thị Ngọc Lan đưa ra một số ví dụ về kĩ năng đặt câu hỏi trong bài đọc văn “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ (Ngữ văn lớp 11) như sau:
Ví dụ 1
Câu hỏi chú trọng nội dung: Từ phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa, hãy cho biết cuộc đời tác giả Nguyễn Công Trứ? (Câu hỏi này chỉ mang phạm vi kiến thức hẹp, không có mở rộng, không phát huy các năng lực của học sinh).
Câu hỏi theo hướng phát triển năng lực: Dựa vào những thông tin về tác giả Nguyễn Công Trứ (tiểu sử, con người, cuộc đời, những giai thoại), em trình bày những nét cơ bản về nhà thơ? Từ cuộc đời của ông, em rút ra bài học gì cho bản thân? (Câu hỏi đã hướng đến phạm vi kiến thức rộng hơn, phát triển năng lực tự học, tìm tòi, khám phá, sáng tạo… của học sinh).
Ví dụ 2
Câu hỏi chú trọng nội dung: Phong cách sống “ngất ngưởng” thể hiện ở “cái ngông hơn đời, hơn người” của Nguyễn Công Trứ được thể hiện như thế nào trong bài thơ? (Câu hỏi mang tính áp đặt kiến thức, không có chính kiến của học sinh).
Câu hỏi theo hướng phát triển năng lực: Suy nghĩ của em về phong cách sống của Nguyễn Công Trứ trong bài thơ? Em có đồng tình với phong cách sống ấy không? Phong cách ấy có còn phù hợp với ngày nay không? (câu hỏi mở giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, tổng hợp kiến thức bài học, đồng thời biết vận dụng thực tiễn cuộc sống).
Ví dụ 3
Câu hỏi chú trọng nội dung: Khi tìm hiểu 6 câu thơ đầu của bài thơ, giáo viên có thể đưa các câu hỏi:
Câu thơ mở đầu nêu lên quan điểm sống của nhà thơ như thế nào?
Các từ ngữ “Hi văn”, tài bộ, vào lồng” ở câu 2 mang ý nghĩa gì?
Phát hiện nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong 4 câu tiếp?
Theo hướng phát triển năng lực: Để tìm hiểu 6 câu thơ đầu, giáo viên có thể đưa ra 3 câu hỏi vào trong các phương pháp dạy học tích cực, cụ thể:
Thảo luận nhóm: Theo kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật bể cá, kĩ thuật các mảnh ghép.
Làm việc nhóm: Dự án hợp đồng, câu hỏi trong câu hỏi, kĩ thuật phản biện, kĩ thuật phòng tranh…
Cách làm này huy động được nhiều học sinh chủ động tham gia vào bài giảng.
Bài trao đổi được biên tập từ tham luận của cô Bùi Thị Ngọc Lan - giáo viên Trường THPT Hoàng Cầu (Hà Nội) tại hội thảo "Kĩ năng đặt câu hỏi và tổ chức các hoạt động nhóm nhằm phát triển năng lực cho học sinh" tổ chức tại Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội).
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại