Nhiều học sinh tiếp thu kiến thức lịch sử một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống, dẫn đến không thể khắc sâu được kiến thức.
Cô Ngô Thị Hằng - giáo viên Trường PTDT Nội trú huyện Tân Uyên (Lai Châu) - cho rằng: Với ứng dụng CNTT, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh nhiều nguồn tư liệu khác nhau về sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử giúp các em thu nhận được cả thông tin nghe và nhìn.
Nếu khai thác tốt CNTT vào việc thiết kế bài giảng, học sinh sẽ tập trung chú ý vào bài giảng, có cảm xúc, nhận thức tốt, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.
Chọn nội dung phù hợp, tránh lạm dụng
Theo cô Ngô Thị Hằng, hiện nay, giáo viên đang quá lạm dụng ứng dụng bài giảng điện tử vào giảng dạy, sử dụng trình chiếu toàn bộ bài giảng, gây hậu quả nghiêm trọng với người học.
Đó là sự không tập trung vì học sinh không biết đâu là kiến thức trọng tâm và đâu là kiến thức mở rộng, gây khó khăn cho việc tiếp thu, khắc sâu kiến thức dẫn đến sự nhàm chán trong học tập.
Nhận thấy điểm hạn chế nêu trên, trong quá trình giảng dạy, cô Hằng cho biết mình chỉ ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết có nhiều hình ảnh, có diễn biến sự kiện lịch sử hay dẫn chứng đoạn phim tư liệu, giới thiệu các ca khúc cách mạng, đặc biệt trong tiết làm bài tập lịch sử, tiết thi tìm hiểu kiến thức lịch sử, ...
Làm vậy sẽ phát huy được vai trò của giáo viên trong tiết học, trong chuẩn bị bài giảng, giáo viên không phải mất nhiều thời gian thiết kế các slides trình chiếu không cần thiết.
Khi thiết kế bài giảng trên PowerPoint, cần thiết kế slide trắng sau những slide hình ảnh, đoạn phim, diễn biến, ... minh họa.
Minh họa bằng bài giảng cụ thể
Với quan điểm như trên, cô Ngô Thị Hằng chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng CNTT với bài giảng: "Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)", trong chương trình Lịch sử 9, thực hiện trong 2 tiết.
Theo đó, để giúp học sinh có cái nhìn tổng thể về cục diện của chiến tranh Việt Nam của Pháp từ sau năm 1950 và nội dung cơ bản của Kế hoạch Nava của Pháp - Mỹ, giáo viên thiết kế 2 slides Lược đồ "Âm mưu Pháp - Mỹ trong kế hoạch Nava".
Slide 1 trình bày bước thứ nhất, Slide 2 thể hiện bước thứ hai, giúp học sinh nhận thấy được sự nguy hiểm của kế hoạch này với cách mạng Việt Nam trong đông - xuân 1953 - 1954.
Nhằm giúp học sinh nắm được kế hoạch đối phó của ta với kế hoạch Nava, giáo viên sử dụng 5 slides bản đồ để giúp học sinh xác định được vị trí 5 điểm đóng quân của Pháp (ngược với ý đồ ban đầu của Pháp - Mĩ). Từ đó, học sinh tự hiểu được vì sao kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản.
Giúp học sinh nắm được nguyên nhân, diễn biến và kết quả của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954, giáo viên sử dụng lược đồ thể hiện 3 đợt tấn công của ta vào Điện Biên Phủ, giúp học sinh nhận thức cụ thể, rõ ràng hơn về diễn biến của chiến dịch.
Mặt khác, giáo viên đưa vào bài giảng thêm 4 đoạn phim có nội dung nêu bật về các vấn đề sau:
Âm mưu của Pháp - Mĩ để học sinh biết được cấu trúc, vị trí, vai trò của Điện Biên Phủ trong âm mưu của Pháp - Mĩ. Từ đó, học sinh lí giải được nguyên nhân vì sao ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ;
Chủ trương của ta để học sinh nắm được kế hoạch và quyết tâm của ta khi chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến lược với Pháp;
Sự chuẩn bị của ta học sinh sẽ thấy được những vất vả, hiểm nguy mà cha ông ta đã phải chịu đựng, hi sinh để giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ;
Bại trận của Pháp sẽ giúp học sinh nhận thức đúng và khá đầy đủ về sự thất bại của Pháp. Nếu giáo viên chỉ nói là “ta tiêu diệt và bắt sống được 16.200 tên địch” thì học sinh khó có thể hình dung ra nó nhiều như thế nào.
Tuy nhiên, khi xem đoạn phim này chắc chắn học sinh sẽ nhận thấy sự vĩ đại của chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ đó, giáo dục thêm lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho học sinh.
Cuối cùng, giáo viên cung cấp thêm một số hình ảnh về thành phố Điện Biên ngày nay để học sinh thấy được sự lao động miệt mài, sáng tạo của nhân dân Điện Biên đã biến từ một vùng chiến trận tàn khốc năm nào thành một thành phố hiện đại như hôm nay.
Có thể nói, nếu giáo viên không sử công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng trên sẽ không thể lột tả được hết nội dung của bài học. Học sinh không thể nào hình dung được chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và khó lòng cảm phục được những hi sinh anh dũng của cha ông ta.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Cô Ngô Thị Hằng - giáo viên Trường PTDT Nội trú huyện Tân Uyên (Lai Châu) - cho rằng: Với ứng dụng CNTT, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh nhiều nguồn tư liệu khác nhau về sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử giúp các em thu nhận được cả thông tin nghe và nhìn.
Nếu khai thác tốt CNTT vào việc thiết kế bài giảng, học sinh sẽ tập trung chú ý vào bài giảng, có cảm xúc, nhận thức tốt, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.
Chọn nội dung phù hợp, tránh lạm dụng
Theo cô Ngô Thị Hằng, hiện nay, giáo viên đang quá lạm dụng ứng dụng bài giảng điện tử vào giảng dạy, sử dụng trình chiếu toàn bộ bài giảng, gây hậu quả nghiêm trọng với người học.
Đó là sự không tập trung vì học sinh không biết đâu là kiến thức trọng tâm và đâu là kiến thức mở rộng, gây khó khăn cho việc tiếp thu, khắc sâu kiến thức dẫn đến sự nhàm chán trong học tập.
Nhận thấy điểm hạn chế nêu trên, trong quá trình giảng dạy, cô Hằng cho biết mình chỉ ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết có nhiều hình ảnh, có diễn biến sự kiện lịch sử hay dẫn chứng đoạn phim tư liệu, giới thiệu các ca khúc cách mạng, đặc biệt trong tiết làm bài tập lịch sử, tiết thi tìm hiểu kiến thức lịch sử, ...
Làm vậy sẽ phát huy được vai trò của giáo viên trong tiết học, trong chuẩn bị bài giảng, giáo viên không phải mất nhiều thời gian thiết kế các slides trình chiếu không cần thiết.
Khi thiết kế bài giảng trên PowerPoint, cần thiết kế slide trắng sau những slide hình ảnh, đoạn phim, diễn biến, ... minh họa.
Minh họa bằng bài giảng cụ thể
Với quan điểm như trên, cô Ngô Thị Hằng chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng CNTT với bài giảng: "Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)", trong chương trình Lịch sử 9, thực hiện trong 2 tiết.
Theo đó, để giúp học sinh có cái nhìn tổng thể về cục diện của chiến tranh Việt Nam của Pháp từ sau năm 1950 và nội dung cơ bản của Kế hoạch Nava của Pháp - Mỹ, giáo viên thiết kế 2 slides Lược đồ "Âm mưu Pháp - Mỹ trong kế hoạch Nava".
Slide 1 trình bày bước thứ nhất, Slide 2 thể hiện bước thứ hai, giúp học sinh nhận thấy được sự nguy hiểm của kế hoạch này với cách mạng Việt Nam trong đông - xuân 1953 - 1954.
Nhằm giúp học sinh nắm được kế hoạch đối phó của ta với kế hoạch Nava, giáo viên sử dụng 5 slides bản đồ để giúp học sinh xác định được vị trí 5 điểm đóng quân của Pháp (ngược với ý đồ ban đầu của Pháp - Mĩ). Từ đó, học sinh tự hiểu được vì sao kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản.
Giúp học sinh nắm được nguyên nhân, diễn biến và kết quả của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954, giáo viên sử dụng lược đồ thể hiện 3 đợt tấn công của ta vào Điện Biên Phủ, giúp học sinh nhận thức cụ thể, rõ ràng hơn về diễn biến của chiến dịch.
Mặt khác, giáo viên đưa vào bài giảng thêm 4 đoạn phim có nội dung nêu bật về các vấn đề sau:
Âm mưu của Pháp - Mĩ để học sinh biết được cấu trúc, vị trí, vai trò của Điện Biên Phủ trong âm mưu của Pháp - Mĩ. Từ đó, học sinh lí giải được nguyên nhân vì sao ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ;
Chủ trương của ta để học sinh nắm được kế hoạch và quyết tâm của ta khi chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến lược với Pháp;
Sự chuẩn bị của ta học sinh sẽ thấy được những vất vả, hiểm nguy mà cha ông ta đã phải chịu đựng, hi sinh để giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ;
Bại trận của Pháp sẽ giúp học sinh nhận thức đúng và khá đầy đủ về sự thất bại của Pháp. Nếu giáo viên chỉ nói là “ta tiêu diệt và bắt sống được 16.200 tên địch” thì học sinh khó có thể hình dung ra nó nhiều như thế nào.
Tuy nhiên, khi xem đoạn phim này chắc chắn học sinh sẽ nhận thấy sự vĩ đại của chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ đó, giáo dục thêm lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho học sinh.
Cuối cùng, giáo viên cung cấp thêm một số hình ảnh về thành phố Điện Biên ngày nay để học sinh thấy được sự lao động miệt mài, sáng tạo của nhân dân Điện Biên đã biến từ một vùng chiến trận tàn khốc năm nào thành một thành phố hiện đại như hôm nay.
Có thể nói, nếu giáo viên không sử công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng trên sẽ không thể lột tả được hết nội dung của bài học. Học sinh không thể nào hình dung được chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và khó lòng cảm phục được những hi sinh anh dũng của cha ông ta.
Nguồn: giaoducthoidai.vn