Luôn cập nhật thông tin mới
Thầy Nguyễn Văn Quề cho biết, tại Trường THCS Đa Lộc, mỗi tuần trong sinh hoạt nhóm chuyên môn đều có một thời lượng đáng kể để mỗi cá nhân thông tin cho nhóm những vấn đề chuyên môn mới sưu tầm được để các đồng nghiệp khác học tập và tích luỹ.
Nhà trường cũng tạo ra phong trào tự học, tự nghiên cứu trong đội ngũ nhà giáo qua sách, mạng internet, qua đồng nghiệp, qua các phương tiện thông tin đại chúng khác; tự nghiên cứu những chuyên đề khoa học ứng dụng của lý thuyết vào thực tiễn, hay sưu tầm từ thực tiễn những vấn đề làm luận cứ cho lý thuyết giảng dạy...
Hoạt động này vừa để cập nhật thông tin khoa học mới vào vốn nhận thức của mình, vừa để phục vụ kịp thời quá trình giảng dạy, vừa để phổ biến cho đồng nghiệp trong sinh hoạt nhóm chuyên môn hàng tuần.
"Ngay từ đầu năm học, mỗi giáo viên trong trường đều đăng kí biên soạn 1 đến 2 chuyên đề ngoại khoá và tổ chức từ 2 đến 3 buổi ngoại khoá cho học sinh bằng các chuyên đề ấy.
Mỗi chương của môn học giáo viên phụ trách giảng dạy có 1 chủ đề dạy tự chọn đáp ứng, 1 chủ đề dạy tự chọn bám sát, 1 chủ đề dạy tự chọn nâng cao; các chủ đề này được cung cấp cho học sinh tự học ở nhà. Tất cả những chuyên đề ngoại khoá, chủ đề dạy tự chọn đều được gửi cho mọi thành viên của nhóm chuyên môn học tập và tích luỹ cho những năm học sau" - thầy Nguyễn Văn Quề cho biết.
Chú trọng hướng dẫn học sinh tập nghiên cứu khoa học
Theo thầy Nguyễn Văn Quề, việc tạo phong trào thi đua hướng dẫn học sinh tập nghiên cứu khoa học trong đội ngũ nhà giáo có vai trò quan trọng. Theo đó, cần gắn hiệu quả việc hướng dẫn học sinh tập nghiên cứu khoa học của giáo viên với đánh giá thi đua sau từng học kỳ, từng năm học.
Với Trường THCS Đa Lộc, ngay từ đầu năm học, giáo viên của trường đều đăng kí tổ chức cho học sinh ở mỗi thôn thành 1 nhóm, nghiên cứu từ 1 đến 3 đề tài khoa học nhỏ theo đề cương nghiên cứu và có sự hướng dẫn của thầy, cô.
Khi hoàn thành, nhóm học sinh báo cáo lại kết quả, thầy chấm điểm thi đua và công bố kết quả cho cả lớp học tập.
"Tại trường, môn Sinh học, giáo viên cho nhóm học sinh nghiên cứu đề tài "Tác động của việc bón các loại phân đạm, lân, kali đúng lúc, đúng cách đến việc nâng cao năng xuất cây ngô"; môn Lich Sử 9 nghiên cứu đề tài "Sưu tầm tiểu sử và các chiến công của các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh của thôn từ năm 1930 đến nay";
Môn Ngữ Văn 6, 7, 8, 9, giáo viên cho nghiên cứu đề tài "Sưu tầm các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca, câu truyện nói về sản xuất, về truyền thống lịch sử quê hương, về những nét tập quán truyền thống tốt đẹp của quê hương" - thầy Nguyễn Văn Quề chia sẻ.
Đồng hành cùng giáo viên đổi mới phương pháp
Để giúp giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, trong công tác quản lý, chỉ đạo cần hết sức kiên trì. Theo đó, thường xuyên tổ chức hội thảo các chuyên đề khoa học giáo dục trong năm học, giúp nhà giáo có điều kiện cập nhật và nâng cao trình độ nhận thức về đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho học sinh.
Tổ chức hội giảng và hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp trong năm học, giúp giáo viên có điều kiện rèn kĩ năng giảng dạy và học tập kinh nghiệm hay của đồng nghiệp vận dụng vào thực tiễn giảng dạy của cá nhân.
Thầy Nguyễn Văn Quề chia sẻ: Từ năm học 2011-2012 đến năm học 2013-2014, nhà trường tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường ở tất cả các môn học, thành lập Ban tổ chức hội thi và tổ chức thi theo đúng qui định hiện hành của Bộ GD&ĐT.
Sau hội thi, giáo viên đạt giải đều được trường cấp Chứng nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường, khen thưởng và gắn thành quả này với đánh giá thi đua sau năm học.
Nhà trường cử giáo viên tham gia tất cả các cuộc thi giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện đến cấp tỉnh và đều đạt giải cao. Sau tham gia các cuộc thi, bài giảng, sản phẩm thi đều được biểu diễn lại cho toàn trường học tập và ghi lại bằng đĩa mềm làm tài liệu học tập cho những năm sau.
Nhà trường gắn thành quả này với khen thưởng bằng tiền, đề nghị nâng lương sớm và đánh giá thi đua sau năm học để động viên khích lệ các nhà giáo.
Thầy Nguyễn Văn Quề đồng thời lưu ý việc tổ chức phong trào nghiên cứu các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục để viết thành sáng kiến kinh nghiệm; giao nhiệm vụ cho giáo viên tham gia tổ chức một số hình thức tự học ngoài giờ.
"Nhà trường giao nhiệm vụ cho giáo viên ra đề để học sinh toàn trường thi đua rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn; ngày đầu tuần đăng đáp án hay nhất của học sinh và đề ra cho tuần sau trên bảng tin để mọi học sinh đều có cơ hội tham gia thi đua với bạn.
Trường cũng ra những chủ đề gắn với chủ điểm giáo dục của tháng, yêu cầu học sinh tự nghiên cứu và viết thành chuyên đề, chọn những bài hay nhất để học sinh tự trình bày trong dịp sinh hoạt tập thể" - thầy Nguyễn Văn Quề chia sẻ.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Thầy Nguyễn Văn Quề cho biết, tại Trường THCS Đa Lộc, mỗi tuần trong sinh hoạt nhóm chuyên môn đều có một thời lượng đáng kể để mỗi cá nhân thông tin cho nhóm những vấn đề chuyên môn mới sưu tầm được để các đồng nghiệp khác học tập và tích luỹ.
Nhà trường cũng tạo ra phong trào tự học, tự nghiên cứu trong đội ngũ nhà giáo qua sách, mạng internet, qua đồng nghiệp, qua các phương tiện thông tin đại chúng khác; tự nghiên cứu những chuyên đề khoa học ứng dụng của lý thuyết vào thực tiễn, hay sưu tầm từ thực tiễn những vấn đề làm luận cứ cho lý thuyết giảng dạy...
Hoạt động này vừa để cập nhật thông tin khoa học mới vào vốn nhận thức của mình, vừa để phục vụ kịp thời quá trình giảng dạy, vừa để phổ biến cho đồng nghiệp trong sinh hoạt nhóm chuyên môn hàng tuần.
"Ngay từ đầu năm học, mỗi giáo viên trong trường đều đăng kí biên soạn 1 đến 2 chuyên đề ngoại khoá và tổ chức từ 2 đến 3 buổi ngoại khoá cho học sinh bằng các chuyên đề ấy.
Mỗi chương của môn học giáo viên phụ trách giảng dạy có 1 chủ đề dạy tự chọn đáp ứng, 1 chủ đề dạy tự chọn bám sát, 1 chủ đề dạy tự chọn nâng cao; các chủ đề này được cung cấp cho học sinh tự học ở nhà. Tất cả những chuyên đề ngoại khoá, chủ đề dạy tự chọn đều được gửi cho mọi thành viên của nhóm chuyên môn học tập và tích luỹ cho những năm học sau" - thầy Nguyễn Văn Quề cho biết.
Chú trọng hướng dẫn học sinh tập nghiên cứu khoa học
Theo thầy Nguyễn Văn Quề, việc tạo phong trào thi đua hướng dẫn học sinh tập nghiên cứu khoa học trong đội ngũ nhà giáo có vai trò quan trọng. Theo đó, cần gắn hiệu quả việc hướng dẫn học sinh tập nghiên cứu khoa học của giáo viên với đánh giá thi đua sau từng học kỳ, từng năm học.
Với Trường THCS Đa Lộc, ngay từ đầu năm học, giáo viên của trường đều đăng kí tổ chức cho học sinh ở mỗi thôn thành 1 nhóm, nghiên cứu từ 1 đến 3 đề tài khoa học nhỏ theo đề cương nghiên cứu và có sự hướng dẫn của thầy, cô.
Khi hoàn thành, nhóm học sinh báo cáo lại kết quả, thầy chấm điểm thi đua và công bố kết quả cho cả lớp học tập.
"Tại trường, môn Sinh học, giáo viên cho nhóm học sinh nghiên cứu đề tài "Tác động của việc bón các loại phân đạm, lân, kali đúng lúc, đúng cách đến việc nâng cao năng xuất cây ngô"; môn Lich Sử 9 nghiên cứu đề tài "Sưu tầm tiểu sử và các chiến công của các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh của thôn từ năm 1930 đến nay";
Môn Ngữ Văn 6, 7, 8, 9, giáo viên cho nghiên cứu đề tài "Sưu tầm các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca, câu truyện nói về sản xuất, về truyền thống lịch sử quê hương, về những nét tập quán truyền thống tốt đẹp của quê hương" - thầy Nguyễn Văn Quề chia sẻ.
Đồng hành cùng giáo viên đổi mới phương pháp
Để giúp giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, trong công tác quản lý, chỉ đạo cần hết sức kiên trì. Theo đó, thường xuyên tổ chức hội thảo các chuyên đề khoa học giáo dục trong năm học, giúp nhà giáo có điều kiện cập nhật và nâng cao trình độ nhận thức về đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho học sinh.
Tổ chức hội giảng và hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp trong năm học, giúp giáo viên có điều kiện rèn kĩ năng giảng dạy và học tập kinh nghiệm hay của đồng nghiệp vận dụng vào thực tiễn giảng dạy của cá nhân.
Thầy Nguyễn Văn Quề chia sẻ: Từ năm học 2011-2012 đến năm học 2013-2014, nhà trường tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường ở tất cả các môn học, thành lập Ban tổ chức hội thi và tổ chức thi theo đúng qui định hiện hành của Bộ GD&ĐT.
Sau hội thi, giáo viên đạt giải đều được trường cấp Chứng nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường, khen thưởng và gắn thành quả này với đánh giá thi đua sau năm học.
Nhà trường cử giáo viên tham gia tất cả các cuộc thi giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện đến cấp tỉnh và đều đạt giải cao. Sau tham gia các cuộc thi, bài giảng, sản phẩm thi đều được biểu diễn lại cho toàn trường học tập và ghi lại bằng đĩa mềm làm tài liệu học tập cho những năm sau.
Nhà trường gắn thành quả này với khen thưởng bằng tiền, đề nghị nâng lương sớm và đánh giá thi đua sau năm học để động viên khích lệ các nhà giáo.
Thầy Nguyễn Văn Quề đồng thời lưu ý việc tổ chức phong trào nghiên cứu các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục để viết thành sáng kiến kinh nghiệm; giao nhiệm vụ cho giáo viên tham gia tổ chức một số hình thức tự học ngoài giờ.
"Nhà trường giao nhiệm vụ cho giáo viên ra đề để học sinh toàn trường thi đua rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn; ngày đầu tuần đăng đáp án hay nhất của học sinh và đề ra cho tuần sau trên bảng tin để mọi học sinh đều có cơ hội tham gia thi đua với bạn.
Trường cũng ra những chủ đề gắn với chủ điểm giáo dục của tháng, yêu cầu học sinh tự nghiên cứu và viết thành chuyên đề, chọn những bài hay nhất để học sinh tự trình bày trong dịp sinh hoạt tập thể" - thầy Nguyễn Văn Quề chia sẻ.
Nguồn: giaoducthoidai.vn