1. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của đảng trong công tác PBGDPL, tiếp tục quán triệt Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư về Tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
Triển khai đến CB,GV,HS các văn bản chỉ đạo của đảng về công tác PBGDPL, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật là giáo viên ở các nhà trường.
2. Đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhà trường, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, ngoài những hình thức phổ biến như: tuyên truyền miệng, tập huấn cho GV, cấp phát tài liệu, tờ rơi, treo băng rôn, khẩu hiệu thì cũng cần tăng cường tuyên truyền qua các hoạt động ngoại khóa, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật.
Tích cực ứng dụng CNTT trong công tác tuyên truyền, các buổi tuyên truyền có trình chiếu các hình ảnh có tác dụng tuyên truyền cho GV, HS xem.
Khuyến khích các đơn vị xây dựng nội dung tuyên truyền thông qua các tiểu phẩm ngắn do GV, HS trong trường tự sáng tác gắn với điều kiện, hoàn cảnh, hoạt động của đơn vị mình do đó tác dụng tuyên truyền sẽ cao hơn, hiệu quả hơn.
Tăng cường hiệu quả tuyên truyền của tủ sách pháp luật ở mỗi nhà trường, hàng năm các nhà trường rà soát bổ sung các loại sách, báo, tạp chí các học phẩm, học cụ cho tủ sách pháp luật.Tổ chức tốt ngày pháp luật Việt nam ở các đơn vị trong toàn ngành.
3. Tích cực phối hợp với ngành Tư pháp, các ngành hữu quan trên địa bàn trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật như: Phối hợp với Tòa án nhân dân ở các địa phương tổ chức cho học sinh các trường THCS, THPT đi tham quan, tham dự các phiên tòa xử các vụ án có liên quan đến kiến thức pháp luật hình sự, dân sự, các vụ án liên quan đến học sinh, sinh viên…
Phối hợp với Công an tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, đường sắt, tuyên truyền việc không sử dụng chất nổ, pháo, không uống rượu, không xử dụng ma túy. Phối hợp với phòng tư pháp các huyện, thị , thành để tuyên truyền ý thức chấp hành Hiến pháp và pháp luật khi ở trường cũng như khi ở nhà.
4. Đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân trong nhà trường. Giáo viên dạy môn giáo dục công dân cũng chính là dạy học sinh ý thức chấp hành pháp luật do đó mỗi thầy cô giáo dạy môn này phải thường xuyên cập nhật thông tin pháp luật thông qua các kênh thông tin như sách, báo, đài phát thanh, truyền hình để kiến thức của thầy cô luôn mới mẻ, kịp thời.
Thầy cô phải là người nắm vững các chủ trương, đường lối, chính sách của đảng và nhà nước để sẵn sáng giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của học sinh.
Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng CNTT chú trọng sử dụng các phương tiên dạy học điện tử, các mô hình để cung cấp cho học sinh không chỉ kiến thức mà cả hình ảnh, sự việc, con người thật tránh nhàm chán, khô khan, tính thuyết phục của bài giảng sẽ cao hơn những kiến thức pháp luật khô khan nhờ đó sẽ trở nên sinh động, học sinh dễ tiếp thu hơn.
5. Củng cố các Ban chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật từ sở đến các nhà trường ở mọi cấp học. Lãnh đạo sở và thủ trưởng các đơn vị phải tham gia Ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch để các Ban chỉ đạo này hoạt động có hiệu quả, tránh hình thức. Tổ chức các câu lạc bộ pháp luật, tuyên truyền pháp luật với những hình thức hấp dẫn các em như:
Tổ chức các phiên tòa giả định, thi trình bày các tiểu phẩm, thi giải quyết các tình huống pháp luật mà học sinh thường gặp phải hàng ngày. Hàng năm có thể mời báo cáo viên pháp luật đến trường nói chuyện về kiến thức pháp luật cho GV, HS.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật với các nội dung phù hợp với học sinh, hình thức tổ chức sinh động, phong phú như: Các sân chơi pháp luật, thi rung chuông vàng với những câu hỏi liên quan đến pháp luật. Lồng ghép việc tuyên truyền phổ biến pháp luật với các tiết chào cờ, các buổi sinh hoạt lớp,chương trình phát thanh của trường.
6. Tăng cường các nguồn lực của nhà nước và xã hội, cả vật chất, tinh thần cho công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật: Các đơn vị lựa chọn những thầy cô giáo có năng lực, đạo đức tốt, am hiểu chính sách, pháp luật tham gia vào ban chỉ đạo tuyên truyền phổ biến pháp luật của đơn vị, cấp kinh phí đầy đủ cho các hoạt động tuyên truyền.
Thực hiện tốt các giải pháp trên đây chính là góp phần thúc đẩy công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh, sinh viên trong toàn tỉnh, cũng chính là thực hiện đổi mới căn bản toàn diện của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, góp phần đưa giáo dục Vĩnh Phúc trở thành một trong những điểm sáng về chất lượng đào tạo.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Triển khai đến CB,GV,HS các văn bản chỉ đạo của đảng về công tác PBGDPL, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật là giáo viên ở các nhà trường.
2. Đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhà trường, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, ngoài những hình thức phổ biến như: tuyên truyền miệng, tập huấn cho GV, cấp phát tài liệu, tờ rơi, treo băng rôn, khẩu hiệu thì cũng cần tăng cường tuyên truyền qua các hoạt động ngoại khóa, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật.
Tích cực ứng dụng CNTT trong công tác tuyên truyền, các buổi tuyên truyền có trình chiếu các hình ảnh có tác dụng tuyên truyền cho GV, HS xem.
Khuyến khích các đơn vị xây dựng nội dung tuyên truyền thông qua các tiểu phẩm ngắn do GV, HS trong trường tự sáng tác gắn với điều kiện, hoàn cảnh, hoạt động của đơn vị mình do đó tác dụng tuyên truyền sẽ cao hơn, hiệu quả hơn.
Tăng cường hiệu quả tuyên truyền của tủ sách pháp luật ở mỗi nhà trường, hàng năm các nhà trường rà soát bổ sung các loại sách, báo, tạp chí các học phẩm, học cụ cho tủ sách pháp luật.Tổ chức tốt ngày pháp luật Việt nam ở các đơn vị trong toàn ngành.
3. Tích cực phối hợp với ngành Tư pháp, các ngành hữu quan trên địa bàn trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật như: Phối hợp với Tòa án nhân dân ở các địa phương tổ chức cho học sinh các trường THCS, THPT đi tham quan, tham dự các phiên tòa xử các vụ án có liên quan đến kiến thức pháp luật hình sự, dân sự, các vụ án liên quan đến học sinh, sinh viên…
Phối hợp với Công an tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, đường sắt, tuyên truyền việc không sử dụng chất nổ, pháo, không uống rượu, không xử dụng ma túy. Phối hợp với phòng tư pháp các huyện, thị , thành để tuyên truyền ý thức chấp hành Hiến pháp và pháp luật khi ở trường cũng như khi ở nhà.
4. Đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân trong nhà trường. Giáo viên dạy môn giáo dục công dân cũng chính là dạy học sinh ý thức chấp hành pháp luật do đó mỗi thầy cô giáo dạy môn này phải thường xuyên cập nhật thông tin pháp luật thông qua các kênh thông tin như sách, báo, đài phát thanh, truyền hình để kiến thức của thầy cô luôn mới mẻ, kịp thời.
Thầy cô phải là người nắm vững các chủ trương, đường lối, chính sách của đảng và nhà nước để sẵn sáng giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của học sinh.
Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng CNTT chú trọng sử dụng các phương tiên dạy học điện tử, các mô hình để cung cấp cho học sinh không chỉ kiến thức mà cả hình ảnh, sự việc, con người thật tránh nhàm chán, khô khan, tính thuyết phục của bài giảng sẽ cao hơn những kiến thức pháp luật khô khan nhờ đó sẽ trở nên sinh động, học sinh dễ tiếp thu hơn.
5. Củng cố các Ban chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật từ sở đến các nhà trường ở mọi cấp học. Lãnh đạo sở và thủ trưởng các đơn vị phải tham gia Ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch để các Ban chỉ đạo này hoạt động có hiệu quả, tránh hình thức. Tổ chức các câu lạc bộ pháp luật, tuyên truyền pháp luật với những hình thức hấp dẫn các em như:
Tổ chức các phiên tòa giả định, thi trình bày các tiểu phẩm, thi giải quyết các tình huống pháp luật mà học sinh thường gặp phải hàng ngày. Hàng năm có thể mời báo cáo viên pháp luật đến trường nói chuyện về kiến thức pháp luật cho GV, HS.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật với các nội dung phù hợp với học sinh, hình thức tổ chức sinh động, phong phú như: Các sân chơi pháp luật, thi rung chuông vàng với những câu hỏi liên quan đến pháp luật. Lồng ghép việc tuyên truyền phổ biến pháp luật với các tiết chào cờ, các buổi sinh hoạt lớp,chương trình phát thanh của trường.
6. Tăng cường các nguồn lực của nhà nước và xã hội, cả vật chất, tinh thần cho công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật: Các đơn vị lựa chọn những thầy cô giáo có năng lực, đạo đức tốt, am hiểu chính sách, pháp luật tham gia vào ban chỉ đạo tuyên truyền phổ biến pháp luật của đơn vị, cấp kinh phí đầy đủ cho các hoạt động tuyên truyền.
Thực hiện tốt các giải pháp trên đây chính là góp phần thúc đẩy công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh, sinh viên trong toàn tỉnh, cũng chính là thực hiện đổi mới căn bản toàn diện của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, góp phần đưa giáo dục Vĩnh Phúc trở thành một trong những điểm sáng về chất lượng đào tạo.
Nguồn: giaoducthoidai.vn