Cô Nhanh là một giáo viên dạy giỏi Trường THCS Bình Phú (Càng Long, Trà Vinh). Cô được nhà trường và đồng nghiệp đánh giá cao về công tác chủ nhiệm lớp.
Cần nắm chắc đối tượng học sinh
Người giáo viên chủ nhiệm rất cần sự nhạy bén, tinh tế trong xử lý các tình huống sư phạm. Nếu giáo viên chủ nhiệm xử lý sai thì rất dễ đẩy học sinh sai càng thêm sai, thậm chí là buông trôi, bất cần còn nếu giáo viên biết cách an ủi, động viên thì sẽ giúp học sinh nhận ra sai trái để phấn đấu vươn lên trong học tập.
Theo kinh nghiệm của cô, khi nhận nhiệm vụ làm chủ nhiệm lớp, giáo viên cần thu thập một số thông tin như: Số lượng học sinh, tên, tuổi, gia cảnh, địa chỉ, trình độ học sinh về học lực và đạo đức.
Ngoài ra, giáo viên cần tổ chức thành lập đội tự quản gồm: ban cán sự, tổ trưởng hoặc những em được phân công phụ trách từng mặt hoạt động của lớp như: Hoạt động học tập, văn nghệ, thể dục, ngoại khóa, lúc vắng giáo viên, lúc truy bài, lúc sinh hoạt.
Đội ngũ tự quản phải là những em học sinh được tập thể tín nhiệm, học giỏi, đạo đức tốt, năng lực hoạt động, sáng tạo, đặc biệt là có tinh thần yêu thương, giúp đỡ bạn bè, là cầu nối của khối đại đoàn kết trong lớp, không phân biệt các bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn, các bạn chậm tiến hoặc là có học yếu....
"Để phát huy vai trò cố vấn tôi thường khen ngợi khả năng sáng tạo của các em trong việc đề xuất các nội dung hoạt động, xây dựng kế hoạch hoạt động học tập cũng như các hoạt động khác phù hợp với mỗi tuần, tháng, học kỳ và cả năm học" - cô Nhanh trao đổi.
Cũng theo cô Nhanh, sau khi đã có được một lượng thông tin cơ bản, giáo viên cần xây dựng kế hoạch như: triển khai nội quy nhà trường, kế hoạch năm, học kỳ, tháng, tuần đảm bảo đầy đủ các đề mục văn hóa, đạo đức, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, ngoại khóa.
Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm nên tổ chức sơ kết, đánh giá nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại từng cá nhân học sinh, từng nhóm, tổ và của cả tập thể lớp.
Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm cần liên hệ mật thiết với giáo viên bộ môn để có kế hoạch bồi dưỡng những học sinh yếu, học sinh có năng khiếu và học sinh giỏi.
Thiết lập mối quan hệ: Nhà trường - phụ huynh - học sinh
Giáo viên chủ nhiệm cần tạo sự gắn bó giữa phụ huynh để hiểu được gia cảnh, cá tính của học sinh khi ở nhà để cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh có kế hoạch hợp lý giải quyết những tình huống xảy ra sau này.
Cần lập sổ liên lạc để là cầu nối những thông tin cần thiết từ nhà trường, giáo viên chủ nhiệm đến phụ huynh học sinh và thường xuyên thăm hỏi gia đình học sinh để nắm bắt tình hình.
Giáo viên chủ nhiệm cũng nên khuyến khích và xây dựng nhóm, đôi bạn cùng tiến, gây quỹ tương thân, tương ái, giúp nhau vượt khó. Đồng thời kết hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn - Đội trong nhà trường nhằm trao đổi, cung cấp những thông tin về hoàn cảnh gia đình, tâm tư tình cảm để có hưỡng hỗ trợ, giúp đỡ hợp lý tránh gây sự mặc cảm trong lòng học sinh và cũng cho các em thấy được sự quan tâm chia sẻ tận tình của cộng đồng, tạo động lực thúc đẩy cho các em cố gắng vươn lên.
Tổ chức các phong trào vui chơi, lành mạnh để học sinh có dịp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm cần chủ động tham mưu, đề xuất với Ban giám hiệu, các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn những biểu hiện xấu xâm nhập học đường, khen thưởng những tấm gương tiêu biểu, điển hình để tập thể học sinh noi theo.
Đồng thời có phương pháp hợp lý đối với những em hòa nhập như: học sinh khiếm thị, khiếm thính... để các em hạn chế và xóa bỏ mặc cảm của mình, tiếp tục phấn đấu vươn lên.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Cần nắm chắc đối tượng học sinh
Người giáo viên chủ nhiệm rất cần sự nhạy bén, tinh tế trong xử lý các tình huống sư phạm. Nếu giáo viên chủ nhiệm xử lý sai thì rất dễ đẩy học sinh sai càng thêm sai, thậm chí là buông trôi, bất cần còn nếu giáo viên biết cách an ủi, động viên thì sẽ giúp học sinh nhận ra sai trái để phấn đấu vươn lên trong học tập.
Theo kinh nghiệm của cô, khi nhận nhiệm vụ làm chủ nhiệm lớp, giáo viên cần thu thập một số thông tin như: Số lượng học sinh, tên, tuổi, gia cảnh, địa chỉ, trình độ học sinh về học lực và đạo đức.
Ngoài ra, giáo viên cần tổ chức thành lập đội tự quản gồm: ban cán sự, tổ trưởng hoặc những em được phân công phụ trách từng mặt hoạt động của lớp như: Hoạt động học tập, văn nghệ, thể dục, ngoại khóa, lúc vắng giáo viên, lúc truy bài, lúc sinh hoạt.
Đội ngũ tự quản phải là những em học sinh được tập thể tín nhiệm, học giỏi, đạo đức tốt, năng lực hoạt động, sáng tạo, đặc biệt là có tinh thần yêu thương, giúp đỡ bạn bè, là cầu nối của khối đại đoàn kết trong lớp, không phân biệt các bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn, các bạn chậm tiến hoặc là có học yếu....
"Để phát huy vai trò cố vấn tôi thường khen ngợi khả năng sáng tạo của các em trong việc đề xuất các nội dung hoạt động, xây dựng kế hoạch hoạt động học tập cũng như các hoạt động khác phù hợp với mỗi tuần, tháng, học kỳ và cả năm học" - cô Nhanh trao đổi.
Cũng theo cô Nhanh, sau khi đã có được một lượng thông tin cơ bản, giáo viên cần xây dựng kế hoạch như: triển khai nội quy nhà trường, kế hoạch năm, học kỳ, tháng, tuần đảm bảo đầy đủ các đề mục văn hóa, đạo đức, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, ngoại khóa.
Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm nên tổ chức sơ kết, đánh giá nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại từng cá nhân học sinh, từng nhóm, tổ và của cả tập thể lớp.
Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm cần liên hệ mật thiết với giáo viên bộ môn để có kế hoạch bồi dưỡng những học sinh yếu, học sinh có năng khiếu và học sinh giỏi.
Thiết lập mối quan hệ: Nhà trường - phụ huynh - học sinh
Giáo viên chủ nhiệm cần tạo sự gắn bó giữa phụ huynh để hiểu được gia cảnh, cá tính của học sinh khi ở nhà để cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh có kế hoạch hợp lý giải quyết những tình huống xảy ra sau này.
Cần lập sổ liên lạc để là cầu nối những thông tin cần thiết từ nhà trường, giáo viên chủ nhiệm đến phụ huynh học sinh và thường xuyên thăm hỏi gia đình học sinh để nắm bắt tình hình.
Giáo viên chủ nhiệm cũng nên khuyến khích và xây dựng nhóm, đôi bạn cùng tiến, gây quỹ tương thân, tương ái, giúp nhau vượt khó. Đồng thời kết hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn - Đội trong nhà trường nhằm trao đổi, cung cấp những thông tin về hoàn cảnh gia đình, tâm tư tình cảm để có hưỡng hỗ trợ, giúp đỡ hợp lý tránh gây sự mặc cảm trong lòng học sinh và cũng cho các em thấy được sự quan tâm chia sẻ tận tình của cộng đồng, tạo động lực thúc đẩy cho các em cố gắng vươn lên.
Tổ chức các phong trào vui chơi, lành mạnh để học sinh có dịp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm cần chủ động tham mưu, đề xuất với Ban giám hiệu, các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn những biểu hiện xấu xâm nhập học đường, khen thưởng những tấm gương tiêu biểu, điển hình để tập thể học sinh noi theo.
Đồng thời có phương pháp hợp lý đối với những em hòa nhập như: học sinh khiếm thị, khiếm thính... để các em hạn chế và xóa bỏ mặc cảm của mình, tiếp tục phấn đấu vươn lên.
Nguồn: giaoducthoidai.vn