Xác định tâm thế "nhập cuộc" bằng lời dẫn, lời kể sáng tạo
Cô Bùi Thị Thanh Thảo cho rằng: Có nhiều cách tạo tâm thế, góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy học. Với đặc thù của bộ môn, việc thể hiện lời dẫn, lời kể sáng tạo của giáo viên trong giờ dạy học tác phẩm văn chương có ý nghĩa không nhỏ.
Lời dẫn của giáo viên khi bài học bắt đầu có ý nghĩa tạo ra một tâm thế đặc trưng cho học sinh định hướng nhận thức. Đó chính là việc thiết lập một dòng liên tưởng cảm xúc hoặc mở ra một dự cảm khái quát cho những hình dung, tưởng tượng nghệ thuật của học sinh.
Yêu cầu đặt ra đối với lời dẫn của giáo viên dựa trên căn cứ về kết quả nghiên cứu khoa học cơ bản kết hợp với ký năng sư phạm vững vàng qua ngôn ngữ và cử chỉ diễn đạt, mở ra được "tình huống" hay "không khí" mới lạ.
Thực tế dạy học cho thấy, lời dẫn của giáo viên càng hấp dẫn, mới mẻ và sáng tạo càng có khả năng nhanh chóng xác định tâm thế sư phạm cho học sinh tập trung chú ý và có ý thức huy động hứng thú cá nhân vào bào học.
Ngược lại, lời dẫn rời rạc hoặc qua loa dễ dẫn đến tình trạng khi giờ học bắt đầu nhưng học sinh có thể vẫn thờ ơ hoặc hoàn toàn ở ngoài tác giả nghệ thuật của tác phẩm.
Lời dẫn, lời kể sáng tạo được thể hiện trong khi chuyển đoạn nhằm kết nối các thành phần và đơn vị thông tin kiến thức, đồng thời cũng có thể mở rộng hoặc phân tích sâu một chi tiết, một tình huống nghệ thuật.
Xây dựng câu hỏi sáng tạo
Câu hỏi nhằm phát huy liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật của học sinh là một bộ phận trong hệ thống các câu hỏi sáng tạo của quá trình dạy học tác phẩm văn chương. Việc đặt câu hỏi đối với học sinh trong quá trình tiếp nhận văn học có ý nghĩa làm thay đổi tình thái của giờ học.
Câu hỏi liên tưởng và tưởng tượng nhằm mục đích gợi mở, vận dụng trí nhớ lựa chọn và huy động tối đa kinh nghiệm cá nhân, hướng học sinh vào hiện thức tâm lý của tác phẩm bằng những yêu cầu trả lời kiến thức, xác lập mối quan hệ giữa tác phẩm với nội dung bài học. Nó không tồn tại biệt lập, tách rời mà được đặt trong cấu trúc hệ thống các câu hỏi sáng tạo của tiến trình dạy học tác phẩm.
Trên cơ sở những nghiên cứu trên, hệ thống câu hỏi trong bài dạy học tác phẩm văn chương sẽ bao gồm các dạng:
Câu hỏi phát hiện; câu hỏi tái hiện, liên tưởng, tưởng tượng; câu hỏi phân tích; câu hỏi so sánh; câu hỏi tranh luận; câu hỏi vận dụng kiến thức.
Ví dụ, hệ thống câu hỏi khi dạy bài “Mời trầu” của Hồ Xuân Hương.
Em hãy tìm một vài câu ca dao, tục ngữ hay trong cổ tích dân gian có liên quan đến việc mời trầu? (câu hỏi tái hiện )
Tính chất của quả cau và miếng trầu biểu hiện trong câu đầu của bài thơ? (câu hỏi phân tích).
Mối quan hệ giữa sự vật (quả cau, miếng trầu) và thân phận con người trong hai câu đầu bài thơ ? (câu hỏi so sánh).
Tính cách của người mời trầu được thể hiện qua từ ngữ nào của bài thơ? Hãy phân tích ? (câu hỏi tưởng tượng và phân tích).
Từ logic của sự kết hợp trong một phong tục dân gian: Lá trầu (xanh) + vôi (bạc) = iếng trầu (thắm) hãy phân tích sự chuyển nghĩa của các tính từ ở hai câu cuối ? (câu hỏi phân tích và so sánh).
Vì sao tác giả đặt tên bài là "Mời trầu" chứ không chọn tên khác. ("Khát vọng" chẳng hạn)? câu hỏi tranh luận.
Thử hình dung tâm trạng của Hồ Xuân Hương trong lúc mời trầu (câu hỏi tưởng tượng mở rộng).
Muốn chuyển tải được các câu hỏi trên, theo cô Thảo, giáo viên không thể tách riêng các câu hỏi có yêu cầu liên tưởng và tưởng tượng trong quá trình dạy học, mà cần kết hợp thực hiện một chuỗi các công việc liên hoàn từ đọc đến dẫn dắt vấn đề, gợi mở, yêu cầu học sinh phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát… theo mạng tư duy logic, cùng với việc tổ chức khai thác kết quả các câu trả lời của học sinh để xây dựng nội dung bài học.
Trau dồi cảm xúc ngôn ngữ văn học, tích luỹ vốn biểu tượng nghệ thuật
Cô Bùi Thị Thanh Thảo cho rằng, trong thực tế, không ít trường hợp do khả năng ngôn ngữ hạn chế, người đọc bị lúng túng hoặc bất lực trước sự phong phú, phức tạp của cấu trúc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Không có tư duy hình tượng và logic, không có vốn ngôn ngữ phong phú và khả năng diễn đạt tường minh thì không thể nhận xét thẩm bình, đánh giá tác phẩm văn chương.
Để tăng cường trau dồi trí thức về ngôn ngữ và tích luỹ vốn biểu tượng cho học sinh, giáo viên có thể:
Rèn luyện trí nhớ cho học sinh bằng cách yêu cầu học thuộc lòng những đoạn văn, đoạn thơ quan trọng hoặc tóm tắt có ý nghĩa tiêu biểu cho một tác phẩm, một giai đoạn hay một khuynh hướng văn học.
Tập cho học sinh có ý thức đọc đúng để có thể chia sẻ với tâm sự của nhà văn, để hình dung cử chỉ, ngôn ngữ, tâm trạng của nhân vật được xây dựng trong tác phẩm.
Khai thác vốn biểu tượng của học sinh, rèn luyện kỹ năng tái hiện, so sánh, khái quát hình tượng văn học (như kể lại, viết lại những vấn đề văn học).
Khuyến khích học sinh có thói quen sưu tầm tài liệu mở rộng và chuyên sâu về các vấn đề văn học và rút ra nhận xét riêng, tổ chức cho học sinh trình bày những kết quả đó trong điều kiện thích hợp.
“Việc đề cập những vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận và một số giải pháp sư phạm trên đây không nhằm cô lập từng việc làm, cách làm trong giờ dạy học mà chỉ là sự phân tích để xác định đối tượng nghiên cứu và phương hướng tác động nhằm nâng cao hiệu quả dạy văn học” – cô Thảo cho hay.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Cô Bùi Thị Thanh Thảo cho rằng: Có nhiều cách tạo tâm thế, góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy học. Với đặc thù của bộ môn, việc thể hiện lời dẫn, lời kể sáng tạo của giáo viên trong giờ dạy học tác phẩm văn chương có ý nghĩa không nhỏ.
Lời dẫn của giáo viên khi bài học bắt đầu có ý nghĩa tạo ra một tâm thế đặc trưng cho học sinh định hướng nhận thức. Đó chính là việc thiết lập một dòng liên tưởng cảm xúc hoặc mở ra một dự cảm khái quát cho những hình dung, tưởng tượng nghệ thuật của học sinh.
Yêu cầu đặt ra đối với lời dẫn của giáo viên dựa trên căn cứ về kết quả nghiên cứu khoa học cơ bản kết hợp với ký năng sư phạm vững vàng qua ngôn ngữ và cử chỉ diễn đạt, mở ra được "tình huống" hay "không khí" mới lạ.
Thực tế dạy học cho thấy, lời dẫn của giáo viên càng hấp dẫn, mới mẻ và sáng tạo càng có khả năng nhanh chóng xác định tâm thế sư phạm cho học sinh tập trung chú ý và có ý thức huy động hứng thú cá nhân vào bào học.
Ngược lại, lời dẫn rời rạc hoặc qua loa dễ dẫn đến tình trạng khi giờ học bắt đầu nhưng học sinh có thể vẫn thờ ơ hoặc hoàn toàn ở ngoài tác giả nghệ thuật của tác phẩm.
Lời dẫn, lời kể sáng tạo được thể hiện trong khi chuyển đoạn nhằm kết nối các thành phần và đơn vị thông tin kiến thức, đồng thời cũng có thể mở rộng hoặc phân tích sâu một chi tiết, một tình huống nghệ thuật.
Xây dựng câu hỏi sáng tạo
Câu hỏi nhằm phát huy liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật của học sinh là một bộ phận trong hệ thống các câu hỏi sáng tạo của quá trình dạy học tác phẩm văn chương. Việc đặt câu hỏi đối với học sinh trong quá trình tiếp nhận văn học có ý nghĩa làm thay đổi tình thái của giờ học.
Câu hỏi liên tưởng và tưởng tượng nhằm mục đích gợi mở, vận dụng trí nhớ lựa chọn và huy động tối đa kinh nghiệm cá nhân, hướng học sinh vào hiện thức tâm lý của tác phẩm bằng những yêu cầu trả lời kiến thức, xác lập mối quan hệ giữa tác phẩm với nội dung bài học. Nó không tồn tại biệt lập, tách rời mà được đặt trong cấu trúc hệ thống các câu hỏi sáng tạo của tiến trình dạy học tác phẩm.
Trên cơ sở những nghiên cứu trên, hệ thống câu hỏi trong bài dạy học tác phẩm văn chương sẽ bao gồm các dạng:
Câu hỏi phát hiện; câu hỏi tái hiện, liên tưởng, tưởng tượng; câu hỏi phân tích; câu hỏi so sánh; câu hỏi tranh luận; câu hỏi vận dụng kiến thức.
Ví dụ, hệ thống câu hỏi khi dạy bài “Mời trầu” của Hồ Xuân Hương.
Em hãy tìm một vài câu ca dao, tục ngữ hay trong cổ tích dân gian có liên quan đến việc mời trầu? (câu hỏi tái hiện )
Tính chất của quả cau và miếng trầu biểu hiện trong câu đầu của bài thơ? (câu hỏi phân tích).
Mối quan hệ giữa sự vật (quả cau, miếng trầu) và thân phận con người trong hai câu đầu bài thơ ? (câu hỏi so sánh).
Tính cách của người mời trầu được thể hiện qua từ ngữ nào của bài thơ? Hãy phân tích ? (câu hỏi tưởng tượng và phân tích).
Từ logic của sự kết hợp trong một phong tục dân gian: Lá trầu (xanh) + vôi (bạc) = iếng trầu (thắm) hãy phân tích sự chuyển nghĩa của các tính từ ở hai câu cuối ? (câu hỏi phân tích và so sánh).
Vì sao tác giả đặt tên bài là "Mời trầu" chứ không chọn tên khác. ("Khát vọng" chẳng hạn)? câu hỏi tranh luận.
Thử hình dung tâm trạng của Hồ Xuân Hương trong lúc mời trầu (câu hỏi tưởng tượng mở rộng).
Muốn chuyển tải được các câu hỏi trên, theo cô Thảo, giáo viên không thể tách riêng các câu hỏi có yêu cầu liên tưởng và tưởng tượng trong quá trình dạy học, mà cần kết hợp thực hiện một chuỗi các công việc liên hoàn từ đọc đến dẫn dắt vấn đề, gợi mở, yêu cầu học sinh phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát… theo mạng tư duy logic, cùng với việc tổ chức khai thác kết quả các câu trả lời của học sinh để xây dựng nội dung bài học.
Trau dồi cảm xúc ngôn ngữ văn học, tích luỹ vốn biểu tượng nghệ thuật
Cô Bùi Thị Thanh Thảo cho rằng, trong thực tế, không ít trường hợp do khả năng ngôn ngữ hạn chế, người đọc bị lúng túng hoặc bất lực trước sự phong phú, phức tạp của cấu trúc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Không có tư duy hình tượng và logic, không có vốn ngôn ngữ phong phú và khả năng diễn đạt tường minh thì không thể nhận xét thẩm bình, đánh giá tác phẩm văn chương.
Để tăng cường trau dồi trí thức về ngôn ngữ và tích luỹ vốn biểu tượng cho học sinh, giáo viên có thể:
Rèn luyện trí nhớ cho học sinh bằng cách yêu cầu học thuộc lòng những đoạn văn, đoạn thơ quan trọng hoặc tóm tắt có ý nghĩa tiêu biểu cho một tác phẩm, một giai đoạn hay một khuynh hướng văn học.
Tập cho học sinh có ý thức đọc đúng để có thể chia sẻ với tâm sự của nhà văn, để hình dung cử chỉ, ngôn ngữ, tâm trạng của nhân vật được xây dựng trong tác phẩm.
Khai thác vốn biểu tượng của học sinh, rèn luyện kỹ năng tái hiện, so sánh, khái quát hình tượng văn học (như kể lại, viết lại những vấn đề văn học).
Khuyến khích học sinh có thói quen sưu tầm tài liệu mở rộng và chuyên sâu về các vấn đề văn học và rút ra nhận xét riêng, tổ chức cho học sinh trình bày những kết quả đó trong điều kiện thích hợp.
“Việc đề cập những vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận và một số giải pháp sư phạm trên đây không nhằm cô lập từng việc làm, cách làm trong giờ dạy học mà chỉ là sự phân tích để xác định đối tượng nghiên cứu và phương hướng tác động nhằm nâng cao hiệu quả dạy văn học” – cô Thảo cho hay.
Nguồn: giaoducthoidai.vn