Kinh ngạc phi công Liên Xô lái máy bay một tay trong Thế chiến 2

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Phi công Liên Xô Ivan Antonovich Leonov chiến đấu ở Thế chiến 2 gắn liền với câu chuyện phi thường trong cuộc chiến với phát xít Đức.Là một phi công điều khiển tiêm kích, Leonov là một trong số ít người bị thương dẫn đến mất một tay khi làm nhiệm vụ. Dù vậy, ông không đầu hàng số phận khi quyết định quay lại bầu trời và lái máy bay chỉ với 1 cánh tay.Cụ thể, ngày 5/7/1943 trở thành dấu mốc lịch sử trong cuộc đời phi công Leonov. Vào thời điểm ấy, ông là phi công thuộc sư đoàn đổ bộ đường không 192 thuộc Không quân Liên Xô.Khi đang trên đường trở về sau chuyến bay trinh sát khu vực diễn ra trận Kursk, phi đội của Leonov bị máy bay Đức quốc xã phát hiện và tấn công. Do gặp bất lợi về quân số và hỏa lực mạnh nên các phi công Liên Xô bị thất thế. Trong số này, tiêm kích La-5 của phi công Leonov lỗ chỗ vết thủng do kẻ thù nã đạn dữ dội."Tôi thấy cánh tay trí của mình bị bỏng trước khi không còn cảm giác gì.... Tôi bất tỉnh trong một thời gian ngắn", phi công Leonov nhớ lại.Sau đó, phi công Leonov bật dù và thoát khỏi máy bay đang bốc cháy. Ông được các đồng đội tìm thấy và nhanh chóng đưa đến bệnh viện. Các bác sĩ không thể cứu cánh tay trái của ông. Do vậy, ông bị cắt bỏ tay trái đến gần vai.Ban đầu, ông Leonov nghĩ đến việc xuất ngũ vì tình hình sức khỏe không còn như ban đầu. Thế nhưng, sau khi xuất viện vào tháng 3/1944, ông đi khắp nơi để xin được tiếp tục lái máy bay chiến đấu.Sau một thời gian xem xét, Trung tướng Mikhail Gromov, chỉ huy tập đoàn quân đổ bộ đường không số 1, chấp thuận cho phi công Leonov quay trở lại làm phi công. Tuy nhiên, ông không tham gia các cuộc không chiến như trước. Thay vào đó, phi công Leonov gia nhập phi đội liên lạc 33 và lái máy bay đa dụng U-2 (Po-2) làm nhiệm vụ chuyển thư từ, ấn phẩm cho sở chỉ huy.Phi công Leonov cũng vận chuyển binh sĩ bị thương đến bệnh viện và trinh sát hậu phương hoặc vị trí quân Đức. Ông thực hiện tổng cộng 52 nhiệm vụ sau khi mất cánh tay bên trái. Về sau, ông chuyển sang làm kiểm soát không lưu trên mặt đất.Với những cống hiến cho đất nước, ông được được trao ba Huân chương Sao đỏ vì cống hiến trên mặt trận. Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, ông giải ngũ. Năm 2018, ông Leonov qua đời ở tuổi 95. Mời độc giả xem video: Gặp lại nữ phi công đầu tiên của Việt Nam. Nguồn: HANOITV.


Phi công Liên Xô Ivan Antonovich Leonov chiến đấu ở Thế chiến 2 gắn liền với câu chuyện phi thường trong cuộc chiến với phát xít Đức.


Là một phi công điều khiển tiêm kích, Leonov là một trong số ít người bị thương dẫn đến mất một tay khi làm nhiệm vụ. Dù vậy, ông không đầu hàng số phận khi quyết định quay lại bầu trời và lái máy bay chỉ với 1 cánh tay.


Cụ thể, ngày 5/7/1943 trở thành dấu mốc lịch sử trong cuộc đời phi công Leonov. Vào thời điểm ấy, ông là phi công thuộc sư đoàn đổ bộ đường không 192 thuộc Không quân Liên Xô.


Khi đang trên đường trở về sau chuyến bay trinh sát khu vực diễn ra trận Kursk, phi đội của Leonov bị máy bay Đức quốc xã phát hiện và tấn công. Do gặp bất lợi về quân số và hỏa lực mạnh nên các phi công Liên Xô bị thất thế. Trong số này, tiêm kích La-5 của phi công Leonov lỗ chỗ vết thủng do kẻ thù nã đạn dữ dội.


"Tôi thấy cánh tay trí của mình bị bỏng trước khi không còn cảm giác gì.... Tôi bất tỉnh trong một thời gian ngắn", phi công Leonov nhớ lại.


Sau đó, phi công Leonov bật dù và thoát khỏi máy bay đang bốc cháy. Ông được các đồng đội tìm thấy và nhanh chóng đưa đến bệnh viện. Các bác sĩ không thể cứu cánh tay trái của ông. Do vậy, ông bị cắt bỏ tay trái đến gần vai.


Ban đầu, ông Leonov nghĩ đến việc xuất ngũ vì tình hình sức khỏe không còn như ban đầu. Thế nhưng, sau khi xuất viện vào tháng 3/1944, ông đi khắp nơi để xin được tiếp tục lái máy bay chiến đấu.


Sau một thời gian xem xét, Trung tướng Mikhail Gromov, chỉ huy tập đoàn quân đổ bộ đường không số 1, chấp thuận cho phi công Leonov quay trở lại làm phi công. Tuy nhiên, ông không tham gia các cuộc không chiến như trước. Thay vào đó, phi công Leonov gia nhập phi đội liên lạc 33 và lái máy bay đa dụng U-2 (Po-2) làm nhiệm vụ chuyển thư từ, ấn phẩm cho sở chỉ huy.


Phi công Leonov cũng vận chuyển binh sĩ bị thương đến bệnh viện và trinh sát hậu phương hoặc vị trí quân Đức. Ông thực hiện tổng cộng 52 nhiệm vụ sau khi mất cánh tay bên trái. Về sau, ông chuyển sang làm kiểm soát không lưu trên mặt đất.


Với những cống hiến cho đất nước, ông được được trao ba Huân chương Sao đỏ vì cống hiến trên mặt trận. Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, ông giải ngũ. Năm 2018, ông Leonov qua đời ở tuổi 95.


Mời độc giả xem video: Gặp lại nữ phi công đầu tiên của Việt Nam. Nguồn: HANOITV.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top