Kiến thức là cốt lõi để tạo ra năng lực

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Cô Hà cho biết, ở Trường THPT Yên Hòa luôn thực hiện tiêu: Vừa bảo đảm chuẩn kiến thức kỹ năng, vừa phát triển năng lực cho học sinh và luôn thực hiện song hành theo nguyên tắc trên. Bằng chứng là, kết quả trong Kỳ thi THPT quốc gia của Trường THPT Yên Hòa luôn nằm trong top đầu của TP Hà Nội.

Cũng theo cô Hà, Trường THPT Yên Hòa luôn khích lệ giáo viên áp dụng phương pháp dạy học tích cực như: Dạy học theo nhóm; Giải quyết vấn đề, đóng vai, trò chơi và dạy học theo dự án… Việc vận dụng thế nào tùy thuộc vào sự sáng tạo, đổi mới của mỗi giáo viên, nhưng phải đảm bảo tính hiệu quả, đặc biệt là tránh hình thức.

Chẳng hạn như: Dạy học theo hoạt động nhóm, giáo viên phải giao nhiệm vụ cụ thể rõ ràng cho học sinh. Câu hỏi đưa ra trong hoạt động nhóm phải là câu hỏi mang tính tư duy. Sau đó, học sinh phải được báo cáo sản phẩm của mình trước tập thể lớp, để các bạn cùng góp ý . Giáo viên sẽ là người cuối cùng “chốt” lại kiến thức và giải đáp những thắc mắc của học sinh.

Cô Mai Thị Hà

Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện kế hoạch nhà trường, cô Hà cho hay: Vào cuối năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã đưa ra kế hoạch tổng thể của nhà trường cho năm học mới, trên cơ sở kế hoạch tổng thể, các bộ môn xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch thực hiện chuyên đề ngoài lớp, chủ đề tự chọn đơn môn, chủ đề tự chọn liên môn.

Kế hoạch dạy học được các bộ môn chủ động xây dựng trước khi năm học mới bắt đầu theo quy trình: Nhóm chuyên môn thảo luận – thống nhất kế hoạch dạy học, sau đó Ban giám hiệu duyệt, tiếp đến là Sở GD&ĐT duyệt và cuối cùng là thực hiện.

Từ thực tiễn của nhà trường, cô Hà cho rằng, kinh nghiệm quan trọng nhất là: Thứ nhất, về nhận thức - Giáo viên cần có niềm tin về đổi mới giáo dục sẽ thành công. Khi có có niềm tin thì chúng ta sẽ có động lực để thực hiện đổi mới.

Thứ hai: về tư duy – Việc xây dựng kế hoạch dạy học cần dựa trên nguyên tắc: Đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng và tiệm cận với Chương trình giáo dục phổ thông mới.

“Kế hoạch dạy học được đánh giá, rút kinh nghiệm qua từng năm, những vẫn đề chưa phù hợp được điều chỉnh để có kế hoạch mới có hiệu quả hơn” – chia sẻ, đồng thời trao đổi về tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tìm hiểu các kiến thức lịch sử.


Theo đó, hoạt động ngoại khóa để tìm hiểu kiến thức lịch sử được thể hiện trong kế hoạch dạy học bộ môn của nhà trường. Do trường đóng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội nên nhà trường có điều kiện thuận lợi khi mở rộng không gian học tập như: di tích lịch sử, Bảo tàng với các triển lãm theo chuyên đề.

Tại Bảo tàng Quân đội, học sinh được nhìn thấy chiếc xe đạp thồ thô sơ của dân công tải gạo lên Điện Biên Phủ.

Các hoạt động ngoại khóa của nhà trường được phụ huynh học sinh rất tin tưởng và ủng hộ nhiệt tình. Đặc biệt, học sinh rất hào hứng, tích cực tham gia vì các em được trải nghiệm nhiều hoạt động giáo dục thú vị.

Nhất là với học sinh thành phố, khi các em đến Bảo tàng dân tộc học, các em được tận mắt khám phá một không gian văn hóa rất khác; qua đó, kích thích sự tò mò và tìm tòi khám phá của học sinh.

"Thực tế học sinh rất thích được học trải nghiệm vì các em được học, được làm, được thể hiện năng lực của bản thân dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên. Mỗi hoạt động trải nghiệm càng được xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết, chu đáo thì hiệu quả càng cao. Giáo viên càng sáng tạo, nắm bắt tâm lý học sinh tốt thì cách tổ chức hoạt động trải nghiệm càng thu hút, tạo hứng thú đối với học sinh" - cô Mai Thị Hà.

Minh Phong (ghi)
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top