Đà điểu trở thành một loài chim nặng nề và mất khả năng bay sau khi khủng long, kẻ thù chính của chúng, biến mất vĩnh viễn khỏi trái đất.
Trước đây nhiều nhà khoa học nghĩ rằng tổ tiên của đà điểu không biết bay. Nhưng một số nhà sinh học của Đại học quốc gia Australia cho rằng tổ tiên của đà điểu từng bay lượn trên bầu trời.
Telegraph cho biết, tiến sĩ Matthew Phillips, một nhà sinh học của Đại học quốc gia Australia, cùng các cộng sự đã phân tích gene của những phân loài đà điểu sống tại châu Phi, Australia, Nam Mỹ và New Zealand để chứng minh suy đoán của họ. Kết quả cho thấy chúng mất khả năng bay sau khi khủng long tuyệt chủng.
Khi khủng long chưa tuyệt chủng đà điểu vẫn có khả năng bay. Ảnh: AP. Theo lập luận của nhóm nghiên cứu, khi khủng long còn thống trị địa cầu, chúng là kẻ thù của nhiều loài động vật. Thực trạng đó khiến đà điểu phải sở hữu cơ thể nhỏ gọn để có thể bay lượn dễ dàng. Sự tuyệt chủng của khủng long cách đây hơn 65 triệu năm khiến thức ăn trở nên dồi dào. Do thức ăn quá nhiều nên cơ thể đà điều ngày càng to hơn. Sự nặng nề của cơ thể, cộng với sự biến mất của khủng long, khiến đà điểu dần thích chạy hơn bay. Sau hàng triệu năm, cuối cùng khả năng bay của chúng mất hẳn.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Systemic Biology.
Trước đây nhiều nhà khoa học nghĩ rằng tổ tiên của đà điểu không biết bay. Nhưng một số nhà sinh học của Đại học quốc gia Australia cho rằng tổ tiên của đà điểu từng bay lượn trên bầu trời.
Telegraph cho biết, tiến sĩ Matthew Phillips, một nhà sinh học của Đại học quốc gia Australia, cùng các cộng sự đã phân tích gene của những phân loài đà điểu sống tại châu Phi, Australia, Nam Mỹ và New Zealand để chứng minh suy đoán của họ. Kết quả cho thấy chúng mất khả năng bay sau khi khủng long tuyệt chủng.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Systemic Biology.
Minh Long