TTO – Cần định nghĩa rõ bitcoin là tiền, tài sản ảo hay quyền tài sản để từ đó có kiểm soát, tránh tình trạng các nhóm tội phạm lợi dụng sự hiếu kỳ cũng như nhu cầu đầu tư chính đáng của người dân.
Từ ngày 1-1-2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Thế nhưng ngay trước giờ “G” này, việc mua bán và thanh toán bằng bitcoin vẫn diễn ra gần như công khai.
Bất kỳ thời điểm nào trong ngày, chỉ cần ghé vào các quán cà phê cũng sẽ dễ dàng gặp nhiều nhóm tư vấn đang chào mời nhà đầu tư với những lời hứa hẹn có cánh.
Bitcoin đã trở thành câu chuyện thời sự nóng nhất và nhiều người sẵn sàng bất chấp lao vào đầu tư, mặc cho loại tiền ảo này vẫn nằm ngoài khuôn khổ pháp luật VN.
Hiện bitcoin không được coi là phương tiện thanh toán, nhưng lại vẫn chưa có quy định thừa nhận là tài sản. Cách quản lý, ứng xử với đồng tiền điện tử này giữa các cơ quan chức năng cũng chưa thống nhất và người ta cũng chưa định nghĩa cụ thể bitcoin là gì.
Về phía Ngân hàng Nhà nước luôn khẳng định bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại VN. Việc phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm.
Thế nhưng từng xảy ra chuyện Chi cục Thuế TP Bến Tre truy thu thuế người kinh doanh bitcoin – ông Nguyễn Việt Cường – với số tiền hơn 2,6 tỉ đồng, dẫn đến vụ kiện đình đám vào tháng 9 vừa qua, mà cuối cùng phần thua thuộc về cơ quan thuế.
Tòa đã tuyên hủy các quyết định về truy thu thuế đối với ông Cường vì cho rằng hiện nay chưa có quy định pháp luật nào công nhận bitcoin là hàng hóa, nên nếu thu thuế thì mặc nhiên coi đó là hàng hóa, trong khi đề án về khung pháp lý để quản lý, xử lý loại tiền này chỉ mới đang xây dựng.
Mặt khác, tại quyết định truy thu thuế, cơ quan thuế có ghi nhận không xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Cường do hình thức kinh doanh mua bán tiền kiểu bitcoin là một loại hình mới phát sinh, các văn bản hướng dẫn áp dụng thu thuế chưa theo kịp.
Như vậy, từ một sự việc cụ thể nêu trên có thể thấy các cơ quan chức năng không khỏi rơi vào tình thế lúng túng, một khi vẫn chưa có khung pháp lý về vấn đề bitcoin. Nếu máy móc cấm cũng không ổn vì cấm chỗ này người ta cũng sẽ chơi chỗ khác, khi đó việc quản lý còn khó khăn hơn.
Từ tháng 8-2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ có liên quan sớm rà soát, đề xuất hướng cụ thể để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo.
Mới đây, trong buổi làm việc với Thủ tướng, các thành viên của tổ tư vấn cũng kiến nghị cần có biện pháp quản lý đối với các loại tiền ảo nói chung và bitcoin nói riêng, nhưng đến nay các bộ phận liên quan vẫn đang tiếp tục nghiên cứu.
Các chuyên gia từng cảnh báo việc để bitcoin và các loại tiền ảo khác ngoài khuôn khổ pháp luật như hiện nay có thể dẫn đến nhiều hệ lụy, gây tác động tiêu cực cho cả nhà đầu tư và xã hội. Do vậy, các cơ quan chức năng cần sớm ngồi lại để định nghĩa rõ ràng bitcoin là gì, là tiền, tài sản ảo hay quyền tài sản để từ đó có những chế định cụ thể nhằm kiểm soát.
Trong trường hợp xác định bitcoin là một loại hàng hóa thì phải bắt buộc giao dịch qua sàn giao dịch tập trung để Nhà nước giám sát và thu thuế. Đó cũng là động thái cần thiết để kiểm soát các nhóm tội phạm lừa đảo lợi dụng sự hiếu kỳ cũng như nhu cầu đầu tư chính đáng của người dân.
ÁNH HỒNG
Nguồn: tuoitre.vn
Bình luận
Nguồn: daututienso.net
Từ ngày 1-1-2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Thế nhưng ngay trước giờ “G” này, việc mua bán và thanh toán bằng bitcoin vẫn diễn ra gần như công khai.
Bất kỳ thời điểm nào trong ngày, chỉ cần ghé vào các quán cà phê cũng sẽ dễ dàng gặp nhiều nhóm tư vấn đang chào mời nhà đầu tư với những lời hứa hẹn có cánh.
Bitcoin đã trở thành câu chuyện thời sự nóng nhất và nhiều người sẵn sàng bất chấp lao vào đầu tư, mặc cho loại tiền ảo này vẫn nằm ngoài khuôn khổ pháp luật VN.
Hiện bitcoin không được coi là phương tiện thanh toán, nhưng lại vẫn chưa có quy định thừa nhận là tài sản. Cách quản lý, ứng xử với đồng tiền điện tử này giữa các cơ quan chức năng cũng chưa thống nhất và người ta cũng chưa định nghĩa cụ thể bitcoin là gì.
Về phía Ngân hàng Nhà nước luôn khẳng định bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại VN. Việc phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm.
Thế nhưng từng xảy ra chuyện Chi cục Thuế TP Bến Tre truy thu thuế người kinh doanh bitcoin – ông Nguyễn Việt Cường – với số tiền hơn 2,6 tỉ đồng, dẫn đến vụ kiện đình đám vào tháng 9 vừa qua, mà cuối cùng phần thua thuộc về cơ quan thuế.
Tòa đã tuyên hủy các quyết định về truy thu thuế đối với ông Cường vì cho rằng hiện nay chưa có quy định pháp luật nào công nhận bitcoin là hàng hóa, nên nếu thu thuế thì mặc nhiên coi đó là hàng hóa, trong khi đề án về khung pháp lý để quản lý, xử lý loại tiền này chỉ mới đang xây dựng.
Mặt khác, tại quyết định truy thu thuế, cơ quan thuế có ghi nhận không xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Cường do hình thức kinh doanh mua bán tiền kiểu bitcoin là một loại hình mới phát sinh, các văn bản hướng dẫn áp dụng thu thuế chưa theo kịp.
Như vậy, từ một sự việc cụ thể nêu trên có thể thấy các cơ quan chức năng không khỏi rơi vào tình thế lúng túng, một khi vẫn chưa có khung pháp lý về vấn đề bitcoin. Nếu máy móc cấm cũng không ổn vì cấm chỗ này người ta cũng sẽ chơi chỗ khác, khi đó việc quản lý còn khó khăn hơn.
Từ tháng 8-2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ có liên quan sớm rà soát, đề xuất hướng cụ thể để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo.
Mới đây, trong buổi làm việc với Thủ tướng, các thành viên của tổ tư vấn cũng kiến nghị cần có biện pháp quản lý đối với các loại tiền ảo nói chung và bitcoin nói riêng, nhưng đến nay các bộ phận liên quan vẫn đang tiếp tục nghiên cứu.
Các chuyên gia từng cảnh báo việc để bitcoin và các loại tiền ảo khác ngoài khuôn khổ pháp luật như hiện nay có thể dẫn đến nhiều hệ lụy, gây tác động tiêu cực cho cả nhà đầu tư và xã hội. Do vậy, các cơ quan chức năng cần sớm ngồi lại để định nghĩa rõ ràng bitcoin là gì, là tiền, tài sản ảo hay quyền tài sản để từ đó có những chế định cụ thể nhằm kiểm soát.
Trong trường hợp xác định bitcoin là một loại hàng hóa thì phải bắt buộc giao dịch qua sàn giao dịch tập trung để Nhà nước giám sát và thu thuế. Đó cũng là động thái cần thiết để kiểm soát các nhóm tội phạm lừa đảo lợi dụng sự hiếu kỳ cũng như nhu cầu đầu tư chính đáng của người dân.
ÁNH HỒNG
Nguồn: tuoitre.vn
Bình luận
Nguồn: daututienso.net