Với xu thế này, không tham gia nghiên cứu, giảng viên khó tồn tại trong môi trường ĐH.
Nhiều bất cập
Khẳng định vai trò quan trọng của nghiên cứu khoa học (NCKH) với giảng viên, GS Nguyễn Văn Hiếu cho rằng: Bất cứ trường ĐH nào trên thế giới cũng có 2 nhiệm vụ chính và quan trọng nhất là đào tạo và NCKH. Đây là hoạt động có quan hệ hữu cơ, nhiệm vụ cơ bản, chiến lược của một trường ĐH. Việc giảng viên tham gia NCKH là một trong những giải pháp không thể thiếu để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường việc làm có yêu cầu ngày càng cao.
Giảng viên cũng có 2 nhiệm vụ chính là giảng dạy và NCKH. Thực tiễn, lý luận đã chứng minh, NCKH và giảng dạy có mối quan hệ hữu cơ, gắn kết chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau. NCKH tạo cơ sở, điều kiện, tiền đề để nâng cao chất lượng giảng dạy. Ngược lại, công tác giảng dạy phản ánh kết quả của hoạt động NCKH. Do vậy, cùng với hoạt động giảng dạy, NCKH là thước đo năng lực chuyên môn của giảng viên.
Tuy nhiên, là nhà khoa học từng trải qua cả hai môi trường công - tư, GS Hiếu nhận định giảng dạy gắn liền với NCKH, NCKH đi liền với ứng dụng và phục vụ cho giảng dạy chưa thực sự trở thành các hoạt động thực tế ở nhiều trường ĐH. Tuy nhiên, quan niệm về hoạt động NCKH của giảng viên ở không ít trường ĐH còn bất cập. Các cơ sở giáo dục ĐH thường chú trọng nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên. Giảng viên dành phần lớn thời gian cho công tác này nên ít có điều kiện NCKH một cách hiệu quả. Nguyên nhân do hoạt động giảng dạy mang lại nguồn thu lớn và chủ yếu của các trường ĐH ở Việt Nam hiện nay - càng trở nên quan trọng khi thực hiện tự chủ tài chính. Ngược lại, hoạt động NCKH buộc các trường phải chia sẻ kinh phí thu được từ hoạt động đào tạo cho NCKH, điều mà nhiều lãnh đạo trường ĐH không dễ chấp nhận…
“Mặc dù thời gian qua, NCKH được lãnh đạo trường ĐH quan tâm nhưng nhìn chung vẫn còn nặng về hình thức. NCKH là công việc khó, đòi hỏi khả năng tư duy và sáng tạo, nên không phải giảng viên nào cũng đủ năng lực, kỹ năng để thực hiện; trong khi trường ĐH thiếu hụt lực lượng nghiên cứu đầu đàn để kèm cặp, hướng dẫn và định hướng cho giảng viên trẻ tham gia NCKH. Bên cạnh đó, áp lực giảng dạy của các giảng viên quá lớn, buộc họ phải chú trọng vào công việc này. Đây là thách thức lớn với việc thực hiện nhiệm vụ NCKH, nâng cao chất lượng giảng dạy ĐH hiện nay”, GS Nguyễn Văn Hiếu nhận định.
GS.TS Nguyễn Văn Hiếu.
Yếu tố thành công trong NCKH
Để NCKH là nhu cầu tự thân, GS Nguyễn Văn Hiếu cho rằng: Trước tiên, mỗi giảng viên cần ý thức được lợi ích mang lại cho bản thân và trường ĐH khi tham gia NCKH.
Ngoài ra, giảng viên cũng cần biết xu thế đào tạo ĐH trong tương lai thay đổi rất nhanh nhằm bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ. Giáo dục ĐH trong tương lai theo hướng trang bị cho sinh viên khả năng, phương pháp tự học, nghiên cứu để chiếm lĩnh các kiến thức. Với xu thế này, giảng viên ĐH không tham gia NCKH sẽ khó tồn tại ở các trường ĐH. Theo dự đoán chung, trong vài thập kỷ tới sẽ không tồn tại các trường ĐH trên thế giới nữa, chỉ còn trường ĐH ảo và khóa học được thiết kế học online và cấp bằng trên mạng Internet thông minh.
Để thành công trong NCKH, theo GS Nguyễn Văn Hiếu, giảng viên cần có 3 yếu tố: Động lực, năng lực và môi trường. Yếu tố đầu tiên quan trọng nhất, phụ thuộc nhiều vào bản thân mỗi giảng viên và một phần lãnh đạo trường ĐH có chính sách để tạo động lực cho giảng viên NCKH hay không. Yếu tố thứ 2 không thể tự nhiên có mà cần sự rèn luyện, học hỏi. Yếu tố thứ 3 phụ thuộc hoàn toàn vào chủ trương, chính sách và định hướng của các trường ĐH.
Để tạo động lực NCKH cho giảng viên, trường ĐH cần có 3 chính sách: Đánh giá thường xuyên, công bằng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên và tạo điều kiện để họ thăng tiến trong công việc; Thường xuyên nâng cao chất lượng hoạt động quản lý và bảo đảm chất lượng đào tạo, kể cả quản lý nội dung, chương trình đào tạo, tiến tới quản lý toàn diện đội ngũ giảng viên; Đề cao trách nhiệm của giảng viên trong hoạt động NCKH, phải gắn kết giữa công tác giảng dạy với NCKH… - GS. TS Nguyễn Văn Hiếu
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Nhiều bất cập
Khẳng định vai trò quan trọng của nghiên cứu khoa học (NCKH) với giảng viên, GS Nguyễn Văn Hiếu cho rằng: Bất cứ trường ĐH nào trên thế giới cũng có 2 nhiệm vụ chính và quan trọng nhất là đào tạo và NCKH. Đây là hoạt động có quan hệ hữu cơ, nhiệm vụ cơ bản, chiến lược của một trường ĐH. Việc giảng viên tham gia NCKH là một trong những giải pháp không thể thiếu để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường việc làm có yêu cầu ngày càng cao.
Giảng viên cũng có 2 nhiệm vụ chính là giảng dạy và NCKH. Thực tiễn, lý luận đã chứng minh, NCKH và giảng dạy có mối quan hệ hữu cơ, gắn kết chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau. NCKH tạo cơ sở, điều kiện, tiền đề để nâng cao chất lượng giảng dạy. Ngược lại, công tác giảng dạy phản ánh kết quả của hoạt động NCKH. Do vậy, cùng với hoạt động giảng dạy, NCKH là thước đo năng lực chuyên môn của giảng viên.
Tuy nhiên, là nhà khoa học từng trải qua cả hai môi trường công - tư, GS Hiếu nhận định giảng dạy gắn liền với NCKH, NCKH đi liền với ứng dụng và phục vụ cho giảng dạy chưa thực sự trở thành các hoạt động thực tế ở nhiều trường ĐH. Tuy nhiên, quan niệm về hoạt động NCKH của giảng viên ở không ít trường ĐH còn bất cập. Các cơ sở giáo dục ĐH thường chú trọng nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên. Giảng viên dành phần lớn thời gian cho công tác này nên ít có điều kiện NCKH một cách hiệu quả. Nguyên nhân do hoạt động giảng dạy mang lại nguồn thu lớn và chủ yếu của các trường ĐH ở Việt Nam hiện nay - càng trở nên quan trọng khi thực hiện tự chủ tài chính. Ngược lại, hoạt động NCKH buộc các trường phải chia sẻ kinh phí thu được từ hoạt động đào tạo cho NCKH, điều mà nhiều lãnh đạo trường ĐH không dễ chấp nhận…
“Mặc dù thời gian qua, NCKH được lãnh đạo trường ĐH quan tâm nhưng nhìn chung vẫn còn nặng về hình thức. NCKH là công việc khó, đòi hỏi khả năng tư duy và sáng tạo, nên không phải giảng viên nào cũng đủ năng lực, kỹ năng để thực hiện; trong khi trường ĐH thiếu hụt lực lượng nghiên cứu đầu đàn để kèm cặp, hướng dẫn và định hướng cho giảng viên trẻ tham gia NCKH. Bên cạnh đó, áp lực giảng dạy của các giảng viên quá lớn, buộc họ phải chú trọng vào công việc này. Đây là thách thức lớn với việc thực hiện nhiệm vụ NCKH, nâng cao chất lượng giảng dạy ĐH hiện nay”, GS Nguyễn Văn Hiếu nhận định.
GS.TS Nguyễn Văn Hiếu.
Yếu tố thành công trong NCKH
Để NCKH là nhu cầu tự thân, GS Nguyễn Văn Hiếu cho rằng: Trước tiên, mỗi giảng viên cần ý thức được lợi ích mang lại cho bản thân và trường ĐH khi tham gia NCKH.
Ngoài ra, giảng viên cũng cần biết xu thế đào tạo ĐH trong tương lai thay đổi rất nhanh nhằm bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ. Giáo dục ĐH trong tương lai theo hướng trang bị cho sinh viên khả năng, phương pháp tự học, nghiên cứu để chiếm lĩnh các kiến thức. Với xu thế này, giảng viên ĐH không tham gia NCKH sẽ khó tồn tại ở các trường ĐH. Theo dự đoán chung, trong vài thập kỷ tới sẽ không tồn tại các trường ĐH trên thế giới nữa, chỉ còn trường ĐH ảo và khóa học được thiết kế học online và cấp bằng trên mạng Internet thông minh.
Để thành công trong NCKH, theo GS Nguyễn Văn Hiếu, giảng viên cần có 3 yếu tố: Động lực, năng lực và môi trường. Yếu tố đầu tiên quan trọng nhất, phụ thuộc nhiều vào bản thân mỗi giảng viên và một phần lãnh đạo trường ĐH có chính sách để tạo động lực cho giảng viên NCKH hay không. Yếu tố thứ 2 không thể tự nhiên có mà cần sự rèn luyện, học hỏi. Yếu tố thứ 3 phụ thuộc hoàn toàn vào chủ trương, chính sách và định hướng của các trường ĐH.
Để tạo động lực NCKH cho giảng viên, trường ĐH cần có 3 chính sách: Đánh giá thường xuyên, công bằng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên và tạo điều kiện để họ thăng tiến trong công việc; Thường xuyên nâng cao chất lượng hoạt động quản lý và bảo đảm chất lượng đào tạo, kể cả quản lý nội dung, chương trình đào tạo, tiến tới quản lý toàn diện đội ngũ giảng viên; Đề cao trách nhiệm của giảng viên trong hoạt động NCKH, phải gắn kết giữa công tác giảng dạy với NCKH… - GS. TS Nguyễn Văn Hiếu
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại